5 thg 2, 2017

Làm ông Táo bằng đất nung ở làng nghề xứ Huế

Ở Thừa Thiên Huế có một làng nghề làm ông Táo bằng đất nung rất độc đáo mà có lẽ ít người biết đến...

Đó là làng Địa Linh nằm kề bên phố cổ Bao Vinh. Làng Địa Linh thuộc xã Hương Vinh, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế. 

Cứ mỗi dịp cuối năm, cả làng lại nhộn nhịp làm đất, phơi nắng, nung đất và tô màu những ông Táo để kịp đem ra chợ bán cho người dân

Trong quan niệm của người xưa, dù nhà nghèo hay giàu thì đến 23 tháng Chạp hàng năm đều làm lễ cúng đưa ông Táo về trời.

Công đoạn làm ra ông Táo cũng khá công phu, đòi hỏi người làm phải kiên nhẫn chịu khó. 

Mặc dù chỉ làm vào tháng Chạp nhưng đất thì phải chuẩn bị từ trước đó rất lâu. 

Đất lấy từ các vùng có đất đẹp, được cất để dành.

Khi làm thì phải cẩn thận lựa sỏi cát ra khỏi đất nếu không lúc nung sẽ bị nứt. 

Sau khi nhồi đất xong thì mang đi in, phơi nắng, sau đó đưa vào lò nung.

Việc nung ông Táo cũng rất cẩn trọng, lửa không được to cũng không quá nhỏ thì đất mới chín đều.

Sau khi nung, để nguội mới bắt đầu công đoạn vẽ hoàn thiện.

Ngày nay, nghề làm ông Táo còn ít người làm, nhất là các bạn trẻ bởi nó đòi hỏi sự kiên nhẫn tỉ mỉ cùng với thu nhập không đáng bao nhiêu. 

 Nổi tiếng ở làng Địa Linh là bác Đức và bác Nam. Nghề được cha truyền con nối qua mấy đời, các bác vẫn giữ nghề như một nét văn hóa của gia đình. 





Lê Huy Hoàng Hải

19 thg 1, 2017

Mẫu Tam phủ - Di sản của niềm tin và khát vọng

Ngày 1/12/2016, Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là một tín ngưỡng bản địa thuần Việt tôn thờ nữ thần, người mẹ của thiên nhiên, thông qua hình ảnh Thánh Mẫu, một vị thần tối cao có quyền năng sáng tạo, cai quản và phù trợ cho con người. Đặc biệt, hình thức thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ với đỉnh cao là nghệ thuật hầu đồng huyền bí, chứa đựng niềm tin và khát vọng sống mãnh liệt của con người, đã làm nên nét đặc sắc và sức sống trường tồn cho loại hình tín ngưỡng đặc biệt này.

Phủ Dầy - trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu

Người Việt có câu “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ”. Tháng Tám âm lịch hàng năm người Việt có lễ giỗ Cha để tưởng nhớ công ơn của Đức Thánh Trần, và tháng Ba âm lịch giỗ Mẹ để tưởng nhớ công đức của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đó là đạo lí uống nước nhớ nguồn có từ hàng nghìn năm nay của người Việt.

Bảo tàng văn hóa của người Churu

Linh mục Nguyễn Đức Ngọc là người khởi xướng thành lập Bảo tàng để lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc Churu ở Tây Nguyên. Bảo tàng văn hóa Churu là địa chỉ tham quan, khám phá hấp dẫn mỗi khi du khách đến huyện Đơn Dương (Lâm Đồng). 

Có mặt trên vùng đất của người Churu ở Đơn Dương từ năm 1972, linh mục Nguyễn Đức Ngọc đã bắt đầu học tiếng nói, chữ viết, lối sống, phong tục, tập quán của người Churu bản địa. Với những trải nghiệm, hiểu biết của mình, ông đã thấy cái đẹp, sự phong phú trong văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc Churu cần phải được bảo tồn, gìn giữ để không bị mai một theo thời gian. Và khi chính thức trở thành linh mục giáo xứ Ka Đơn vào năm 1998, ông đã có điều kiện để thực hiện ý tưởng thu thập các hiện vật và tạo nên một Bảo tàng văn hóa Churu đồ sộ như hiện nay. 
Bảo tàng văn hóa của người Churu (thôn Doom A, xã Lạc Xuân) trưng bày hàng nghìn hiện vật trên nhiều lĩnh vực như: lễ hội, nhạc cụ, ẩm thực, phục trang... Tất cả các hiện vật đã thể hiện một bề dày truyền thống văn hóa trong cuộc sống của đồng bào Churu trên vùng đất cao nguyên trải qua nhiều thế hệ.
Linh mục Nguyễn Đức Ngọc đã tập hợp các già làng người Churu có trình độ để đi tìm, sưu tập hiện vật. Sau gần 20 năm, Bảo tàng văn hóa của người Churu đã hình thành với diện tích gần 40 m2 hiện đang trưng bày nhiều hiện vật có giá trị được hệ thống, sắp xếp theo từng chủ đề và gọi tên bằng cả tiếng Việt và tiếng Churu. Nhờ vậy, đồng bào Churu cũng như đồng bào các dân tộc khác sống trong vùng và du khách dễ dàng đến tìm hiểu, tham quan.

Đồ trang sức của phụ nữ dân tộc Churu được trưng bày tại Bảo tàng.

Trẻ em H'Mông xúng xính đón tết ở Mộc Châu

Không khí Tết người H'Mông ở Mộc Châu (Sơn La) vừa rực rỡ sắc màu với trang phục dân tộc, vừa nhộn nhịp bởi trẻ em và người lớn đều ăn uống, vui chơi .

Đến Việt Nam dịp Tết du khách không thể bỏ qua cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và văn hóa phong phú. 

Trekking 7 km xuyên rừng và cắm trại trong lòng hồ Trị An

Chỉ cách TP.HCM chừng 70 km, nơi đây có những địa danh như Hiếu Liêm, Vĩnh Cửu, Mã Đà, Chiến khu D, hồ Trị An, là cái tên vừa quen, vừa lạ lẫm với những ai yêu thích du lịch bụi. 

Chỉ mất chừng một giờ 30 phút từ trung tâm Sài Gòn, chúng tôi đã đặt chân đến hồ Trị An, nơi có nhà máy thủy điện cùng tên. Trong ảnh là cửa đập xả lũ của hồ. Khi mực nước vượt mức cho phép, hồ sẽ xả nước xuống phía hạ lưu. Thời điểm xả nước là lúc nhiều người dân địa phương vui mừng vì sẽ đánh bắt được rất nhiều tôm cá, trong đó nổi tiếng nhất ở hồ là cá hoàng đế. 

Về Ninh Thuận ngắm thác nước Chapơ cuối tuần

Ninh Thuận có một dòng thác nổi tiếng hùng vĩ nguyên sơ. Ngày đêm dòng thác ấy đổ như tiếng ca mãnh liệt của nàng sơn nữ, đó là thác nước Chapơ. 


Thác nước nằm cách thành phố Phan Rang khoảng 60 km về phía tây bắc, ở độ cao khoảng 500 m so với mực nước biển, thuộc xã Phước Tân, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, cách quốc lộ 27B khoảng 10 km.