26 thg 12, 2016

Đại Giác cổ tự

Chùa Đại Giác thuộc ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, Tp. Biên Hòa (Đồng Nai) gắn với câu chuyện lịch sử về mối tình ngang trái, yêu đơn phương của nàng công chúa nhà Nguyễn. Ngôi cổ tự cũng là chứng tích về con đường truyền bá Phật giáo từ những ngày đầu cha ông đi mở đất phương Nam.

Tương truyền, khi chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi, công chúa Ngọc Anh vốn uyên thâm Phật học từng nương mình ở chùa Đại Giác để không muốn bị cuốn vào cuộc binh đao. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long (1802-1820), công chúa Ngọc Anh được triệu hồi về Kinh đô Phú Xuân (Tp. Huế ngày nay).

Lúc bấy giờ, ở phương Nam có một vị thiền sư đạo hạnh, thông kim bác cổ và khả năng thuyết giảng về Phật pháp đặc biệt xuất chúng là Liễu Đạt Thiệt Thành. Ông đã trở thành vị sư đầu tiên của miền Nam được vua Gia Long phong là Quốc sư. Đến đời vua Minh Mạng (1820-1841), thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành được mời về kinh đô để thuyết pháp cho hoàng tộc và triều đình. Sau khi được gặp và nghe thiền sư giảng đạo, công chúa Ngọc Anh đã đem lòng yêu say đắm, cuồng nhiệt. Tất nhiên, Thiền sư không thể phá giới và ra sức vừa khuyên giải, vừa cự tuyệt tình yêu của công chúa.

Cổng vào chùa Đại Giác.

Săn 'bùa ngải' đưa lên bàn ăn ở miền Tây Nghệ An

Vào tháng 10 hàng năm, người dân vùng cao xứ Nghệ bắt đầu lên rừng 'săn' sâu măng. Đây là loài côn trùng sống trong các cây tre non, thân giống tằm nhưng nhỏ hơn. “Đặc sản” này được nhiều thực khách sành ăn ưa chuộng bởi đặc tính thơm ngon, giàu bổ dưỡng.

Khi những cây măng đã già, những người dân vùng cao xứ Nghệ lại lên rừng tìm và bắt sâu sống trong đó về làm thức ăn. 

25 thg 12, 2016

Vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng của hồ thủy lợi Khe Đá

Hồ Khe Đá thuộc xã Nghĩa Đức (Nghĩa Đàn) có diện tích mặt nước hơn 500ha, là một trong những hồ nước ngọt nhân tạo lớn ở Nghệ An. Đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc nên thơ và hòa quyện với thiên nhiên yên bình, thuần khiết.

Hồ Khe Đá cách đường mòn Hồ Chí Minh khoảng 20km về hướng Tây Nam, là một điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên. Hồ được xây dựng vào năm 1969, với mục đích cung cấp nước tưới tiêu cho huyện Tân Kỳ và Nghĩa Đàn nhưng về sau còn được đưa vào sử dụng với mục đích thủy sản và du lịch. 

Phật Sơn nao lòng lữ khách

Nằm ở nhánh núi thuộc cánh cung Đông Triều, ở điểm giáp ranh giữa ba tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Phật Sơn là một ngọn núi nhuốm màu Phật giáo Việt Nam. Ngoài núi Yên Tử thì vùng Phật Sơn chính là nơi Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông đã tu hành đắc đạo. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng rừng núi này cảnh sắc hùng vỹ, nên thơ khiến bao người phải nao lòng... 

Tháp đá giữa ở khu vực chùa Hồ Thiên

Ngày nay có một con đường mang tên vua Trần Nhân Tông chạy thẳng từ ngã tư Đông Triều vào di tích đền An Sinh. Từ đền An Sinh chúng tôi thẳng tiến con đường bê tông qua nhiều làng mạc hướng lên núi Phật Sơn. Hồ Trại Lốc bình lặng, trong xanh nằm dưới chân núi như tấm gương khổng lồ phản chiều rừng xanh mây trắng. Chút thanh bình của cảnh vật càng tạo cho chúng tôi cảm hứng thích thú về chuyến thượng sơn đất Phật.

Những đồng lúa xinh đẹp ở thung lũng Bắc Sơn

Một ngày tháng Bảy khi cơn bão Ramsan vừa tan, chúng tôi lên đường đến với thị trấn Bắc Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn, cách Hà Nội khoảng 160km. Thị trấn nằm trong một thung lũng được bao quanh bởi những dãy núi thuộc cánh cung Ngân Sơn. Các dân tộc chính ở đây là Tày, Nùng, Dao, Kinh.

Để đến được thung lũng này, cả nhóm đi qua khu di tích khởi nghĩa Bắc Sơn, đèo Tam Canh và Văn Quan. Văn Quan là vùng đất trồng cây hồi để lấy tinh dầu nên nơi này người dân phơi rất nhiều hoa hồi trên vỉa hè, mùi hồi thơm như hương trầm lan tỏa khắp một vùng rộng lớn. Qua đèo Tam Canh là đến làng Quỳnh Sơn nằm gần chân núi Nà Lay, đỉnh núi này là nơi đẹp nhất để ngắm thung lũng Bắc Sơn.

Nhà sàn trong ngôi làng của người Tày

Món gỏi cá nổi tiếng 30 năm từ một lần lỡ tay của đầu bếp

Đang chế biến cá chẽm chiên thì vô tình làm đổ nước cốt chanh vào mớ cá vừa cắt lát, nếm thử cá, vị bếp trưởng ngạc nhiên vì thấy chúng rất ngon.

Chuyện xảy ra cách đây hơn 30 năm, trong một lần nấu nướng, đầu bếp quán ăn gia đình Mây Bốn Phương trong con hẻm nhỏ trên đường Vườn Chuối quận 3 vô tình rưới nước cốt chanh vào những miếng cá chẽm vốn để chế biến món khác. 

Nhà lợp lá cọ ở Hòa Bình nhận hai giải kiến trúc tại Mỹ

Sau khi đoạt giải thưởng vì cộng đồng của Hiệp hội tre của Mỹ tổ chức, một công trình ở Hòa Bình còn đoạt thêm giải bạc hạng mục Kiến trúc văn hóa công trình Bamboo tại Mỹ. 

Chủ nhân của công trình này là kiến trúc sư Hoàng Minh. Anh và công sự đã giành giải bạc tại hạng mục Kiến trúc văn hóa cho công trình Bamboo - Light of Empty Heart, do Hiệp hội Kiến trúc Mỹ tổ chức tại bảo tàng thiết kế Cooper Hewitt (New York, Mỹ, ngày 25/10). 

7 thg 12, 2016

Thung lũng Tình yêu nổi tiếng nhất Việt Nam

Thắng cảnh thơ mộng nhất ở Đà Lạt (Lâm Đồng) từ lâu là một trong những điểm đến thu hút đông đúc khách du lịch khi đến thành phố mộng mơ. 

Thung lũng Tình yêu là một trong những thắng cảnh thơ mộng nhất Đà Lạt (Lâm Đồng), cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về phía bắc. 

Mùa bắt châu chấu ở ngoại thành Hà Nội

Từ loài gây hại châu chấu trở thành món ăn trên bàn nhậu và mang lại thu nhập cao cho người dân với giá 300.000 đồng một kg thành phẩm.

Những ngày này, hai bên cánh đồng dọc quốc lộ 21B đoạn Ba La đến Tế Tiêu (Hà Nội) từng đàn châu chấu (nhiều địa phương còn gọi là cào cào) xuất hiện trên ruộng lúa. Năm nay số lượng châu chấu ít hơn hẳn so với những năm trước.

6 thg 12, 2016

Hồ Con Rùa lãng mạn ra đời sau thiết kế táo bạo

"Trước 1972, khu vực hồ Con Rùa bây giờ ít ai ghé chơi cả buổi như bây giờ lắm, có một cái hồ nước trơ trọi thì có gì mà chơi". 

Hồ Con Rùa nhìn từ đường Nguyễn Đình Chiểu - Ảnh: M.C 

Ông cụ Trần Văn D. - cư dân sống từ năm 1945 trên đường Nguyễn Đình Chiểu, gần khu vực hồ Con Rùa hiện nay - bảo vậy với chúng tôi vào sáng 29-10, khi hàng trăm bạn trẻ đang tìm đến đây trong một buổi sáng cuối tuần.