27 thg 10, 2016

​Đi về phía mặt trời Cửa Nhượng

Giữa vùng “tâm bão” miền Trung, có một vùng biển vẫn mang trong mình những cảnh sắc bình yên đến lạ. Đó là Cửa Nhượng, thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh với bãi biển Thiên Cầm nổi tiếng. 

Khung cảnh bình yên và nên thơ nơi Cửa Nhượng lúc mặt trời mọc - Ảnh: N.H.Thanh 

Cửa Nhượng thuộc khu vực xã Cẩm Nhượng, có tên gọi cũ là làng Nhượng Bạn. Tên gọi được người dân nơi đây lý giải là vùng đất hay là bờ đất được nhường, gắn với truyền thuyết về bà Hoàng Càn ở thời nhà Trần.

​Thương con mắm thính Hội An

Không biết có tự bao giờ nhưng mắm thính đã trở thành món ăn gần gũi với người dân Hội An và khách du lịch. Nhiều du khách trước khi rời phố cổ còn tranh thủ mua ít mắm thính về làm quà cho người thân. 

Mắm thính là một trong những mặt hàng được chuộng ở chợ Hội An, nhất là những ngày vào mùa mưa - Ảnh: T.Ly 

Đến phố cổ Hội An, du khách thường không thể bỏ qua khu chợ Hội An, nơi lưu giữ nhiều tinh hoa văn hóa một thời thương cảng xưa. Đó là những mặt hàng truyền thống như chiếu Trà Nhiêu, sản phẩm gốm Thanh Hà, mộc Kim Bồng… và cả những món ăn truyền thống bình dân xứ Quảng.

23 thg 10, 2016

Chợ phiên chủ nhật ở Quản Bạ

Chợ Quản Bạ họp phiên vào chủ nhật hàng tuần, chợ là nơi tập trung buôn bán của các xã của huyện. 

Huyện Đồng Văn - Hà Giang có khá nhiều các chợ phiên của các đồng bào dân tộc, các chợ phiên nơi đây gắn liền với cuộc sống của đồng bào. Mỗi chợ có một ngày họp phiên riêng, chợ Sà Phìn họp vào ngày Tỵ, Hợi, chợ Lũng Phìn họp vào các ngày Dần, Thân, Chợ Phó Cáo họp vào ngày Thìn, Tuất, chợ Phó Bảng họp vào các ngày Tỵ Ngọ. Còn chợ Quản Bạ còn có một cái tên khác là chợ Quyết Tiến, thì họp phiên vào Chủ nhật hàng tuần.

Cũng giống như các chợ phiên khác trong huyện, chợ Quản Bạ là nơi tập trung giao lưu, buôn bán sản vật của đồng bào dân tộc các xã của huyện. Ngoài chức năng là nơi buôn bán chợ còn là nơi tập trung sinh hoạt, giao lưu văn hóa của các đồng bào các dân tộc ở khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn.

Mặn mà nước mắm cá cơm

Nước mắm cá cơm có màu đỏ sẫm với vị mặn mà, phảng phất hương vị biển khơi. Những món ăn dân dã như được “nâng tầm” với chén nước mắm thơm lừng bên cạnh. 

Chén nước mắm cá cơm luôn hiện diện trong bữa cơm của người dân quê - Ảnh: Minh Kỳ 

Những ngày qua, thông tin nhiều mẫu nước mắm công nghiệp có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng cho phép làm “nóng” dư luận. Chợt thấy mình may mắn với những bữa cơm đạm bạc cùng chén nước mắm cá cơm chế biến theo phương pháp truyền thống đậm đà hương vị.

Lá bép - đặc sản rau rừng Tây nguyên

Trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đội ở Tây nguyên thường hái lá bép về cải thiện bữa ăn hằng ngày. Trong bài hát Nổi lửa lên em của nhạc sĩ Huy Du còn có câu “Lá bép rau rừng thêm thắm tình anh nuôi”.

Lá bép non - Ảnh: Hoài Vũ 

Lá bép còn có tên là lá bét, rau nhíp, một loại lá rừng, đặc sản của núi rừng Tây nguyên. Nhiều vị lão làng cho biết xưa kia lá bép là món ăn khoái khẩu của loài tê giác. Do đó nơi nào có nhiều cây lá bép là nơi đó có dấu chân tê giác.

Bạn đã khám phá hết Hội An chưa?

Hội An (Quảng Nam) không chỉ là những con phố cổ tấp nập du khách. Ở cái thành phố nhỏ kì lạ này, có rất nhiều điều mới mẻ, tuyệt diệu mà dẫu có đến Hội An vài chục lần, vẫn chưa khám phá hết…

Con đường làng bê tông nằm ven sông ở Cẩm Kim khiến khung cảnh thật bình yên 

Một ngày giữa tháng 10. Thời tiết tuyệt đẹp cho một chuyến du ngoạn. Bạn sống ở Hội An, muốn cho tôi một trải nghiệm mới mẻ về thành phố này.