3 thg 10, 2016

Ngắm mùa thu vàng ở rừng ngập mặn nguyên sinh Rú Chá

Mây nước cây cối đã vẽ lên ở nơi đây một bức họa mùa thu vàng tuyệt đẹp.

Rú Chá (làng Thuận Hòa, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên-Huế) là khu rừng ngập mặn nguyên sinh duy nhất còn lại trên phá Tam Giang.

Lên đỉnh Fansipan

Fansipan được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương với độ cao 3143m. Chinh phục Fansipan đã từng là niềm khao khát của những du khách ham mê khám phá. Giờ đây với hệ thống cáp treo Fansipan Sapa hiện đại, du khách đã có trải nghiệm mới khi lướt trên những cánh rừng nguyên sinh, thung lũng mây để lên nóc nhà Đông Dương.
Sapa (Lào Cai) là “kinh đô” du lịch của vùng Tây Bắc, có Vườn quốc gia Hoàng Liên với 3 cái nhất, đó là đệ nhất Nam Sơn (đỉnh Fansipan cao nhất Việt Nam) "đệ nhất đèo Nam" (đèo Hoàng Liên Sơn hùng vĩ nhất Việt Nam) và một kho báu về tài nguyên rừng lớn nhất Việt Nam. Chỉ chừng ấy thông tin cũng thôi thúc chúng tôi thực hiện chuyến hành trình lên đỉnh Fansipan. 
Guinness World Record đã trao chứng nhận 2 kỷ lục Guinness cho cáp treo Fansipan Sapa: cáp treo ba dây có độ chênh giữa ga đi và ga đến lớn nhất thế giới (1410m) và cáp treo ba dây dài nhất thế giới (6292.5m).

Được khánh thành từ tháng 2/2016, Tập đoàn Sun Group - một tập đoàn lấy Du lịch nghỉ dưỡng - Giải trí và Bất động sản cao cấp làm lĩnh vực đầu tư chiến lược đã xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống cáp treo ba dây hiện đại nhất thế giới tại Sapa. Từ đó đến nay, hàng triệu du khách trong nước và quốc tế đã đến Sapa để thỏa mãn niềm khát khao được đứng trên nóc nhà Đông Dương.

2 thg 10, 2016

​Dâng lễ Katê, người Chăm cầu mong sức khỏe, mưa thuận gió hòa

Sáng 30-9 (ngày 1-7 theo Chăm lịch), hàng ngàn người Chăm ở Ninh Thuận đã hành hương về tháp Pô Klong Garai (TP Phan Rang - Tháp Chàm), dâng lễ vật đến các vị nam thần cầu mong sức khỏe, gia đình êm ấm, mưa thuận gió hòa… 

Quang cảnh buổi dâng lễ của người Chăm đến các vị thần - Ảnh: TIỀN THÀNH 

Lễ rước y trang vua Pô Klong Garai diễn ra từ sáng sớm, lúc bình minh bắt đầu. Sau các nghi lễ truyền thống do vị cả sư tiến hành và phát biểu chúc mừng “băng Katê” của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, hàng ngàn người dân tộc Chăm từ khắp nơi bắt đầu dâng lễ lên các vị thần.

Lo cho Kỳ Co

Vẻ đẹp hoang sơ, độc đáo của bãi Kỳ Co (xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn, Bình Định) hấp dẫn bao nhiêu thì vấn đề an toàn đi lại trên biển, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường... khiến du khách lo lắng bấy nhiêu. 

Đưa khách ra tàu bằng thuyền thúng trong mưa gió và sóng lớn - Ảnh: DUY THANH 

“Nếu không quản lý được du lịch tự phát, không bao lâu Kỳ Co sẽ bị tàn phá 
Ông Nguyễn Phụ Sơn​ (giám đốc Công ty Hoàng Đạt) 

Dù đang vào mùa mưa, biển động mạnh nhưng vẫn có khá nhiều du khách - hầu hết từ phương xa - đến Kỳ Co vì sự quyến rũ của điểm đến này được loan truyền rầm rộ gần đây. Trưa 30-9, chúng tôi đến Nhơn Lý để thuê tàu ra Kỳ Co. Khác với những nơi làm du lịch chuyên nghiệp thường hay hạ giá vào mùa thấp điểm, giá dịch vụ tại đây lại cao hơn.

Ấn tượng khó phai với 'làng nhum' ở Phổ Châu

“Làng Nhum” là tên gọi khác của làng Châu Me, xã Phổ Châu (H. Đức Phổ, Quảng Ngãi) do du khách đặt vì đây là nơi sản sinh các món nhum nổi tiếng. 

Sơ chế nhum 

Khách về biển Châu Me, thấy ghi trên menu các món ăn có tên “nhum” là gọi… đại bởi vì lạ, ăn cho biết (và sau “biết” là ghiền). Thật ra, đó là những con nhum được đánh bắt từ những ngày hè gay gắt vừa mới đi qua. Chúng được cấp đông kỹ càng trong tủ lạnh nên vẫn còn vẹn nguyên hương vị. Và nghe chừng cái nắng, cái gió của tháng tư, tháng năm cũng còn phảng phất trên từng sớ thịt nhum.

Vẻ đẹp trầm lặng nơi tổ đình Từ Hiếu

Gió đại ngàn vẫn hun hút. Bóng chiều dần tàn, vẻ trầm mặc nơi chùa Từ Hiếu thêm sâu lắng. Tiếng đàn cá tớp nước nơi hồ bán nguyệt trước cổng Tam Quan, tiếng nhành cây xào xạc nghe khá đanh, nặng… 

Bước qua cổng Tam Quan, ngay tầm mắt phía bên trái người lữ khách là khoảng không gian rộng, rõ là khu nghĩa trang cũ, gờ tường bao quanh đã rục. Rêu xanh, rêu vàng chen nhau khắp thành tường bao, trên mộ… Khu cổ trang nằm đó không biết đã bao năm, chỉ nghe im ắng bao trùm, tiếng côn trùng rinh rích kẽ tường, thảm lá…

Một phần khu nghĩa trang cổ nơi chùa Từ Hiếu

Chùa Long Thọ nơi Phường Đúc xứ Huế

Chúng tôi về thăm chùa Long Thọ, địa chỉ số 385 đường Bùi Thị Xuân, phường Thủy Biều, thành phố Huế những ngày đầu tháng Chín. Đã vào Thu, nhưng nắng Cố Đô Huế vẫn gắt và khá rát. 

Cách trung tâm thành phố chừng vài ki lô mét, nhưng nơi chùa Long Thọ nhiều phần mang nét làng quê. Mặc dù đường xá nhiều đổi thay, có phần bê tông hóa, nhưng cơ bản nếp sống người dân nơi đây vẫn mang đậm bản sắc văn hóa miền quê Trung Bộ. Lác đác bên đường lộ những thửa ruộng, thửa hoa màu; đâu đó trên con đường đất nâu vàng hun hút, gió phảng phất hương rơm rạ hanh khô mùi cháy nắng…

Những góc kiến trúc mái chùa Việt truyền thống

Thăm chùa Cổ Am, Hưng Yên

Gió rát mặt đường, tầng cây, thảm cỏ. Mưa vẫn xối xả. Vạn vật như vừa thay áo mới, tinh khôi trong cơn mưa rào buổi sáng. Bao quanh chùa Cổ Am là đồng ruộng, thửa còn xanh lúa trổ đòng đòng, thửa chớm vàng từng khoảnh. 

Chùa Cổ Am tọa lạc nơi không gian khá rộng, thanh tịnh và thoáng ở Đông Chiểu, Liên Phương, Hưng Yên. 

Cổng Tam Quan

Lăng Cha Cả - Một góc Sài Gòn xưa

Những chuyến xe buýt đi trên đường Hoàng Văn Thụ thường hay nghe, "Đến Lăng Cha Cả có ai xuống không?" mỗi khi xe gần đến vòng xoay cầu vượt. Người xuống xe tại đây không dưới 1 lần thắc mắc, ở đây có cái lăng nào đâu mà gọi là lăng Cha Cả...?

Lai lịch Lăng Cha Cả


Họ thắc mắc là đúng vì bây giờ nơi đây là một giao lộ. Đường Hoàng Văn Thụ giao với Cộng Hòa, Trần Quốc Hoàn và Lê Văn Sĩ (P. 2 Quận Tân Bình TP.HCM). Ở giữa vòng xoay còn có một hồ nước trong đó một quả địa cầu xoay liên tục. Ngoài ra một cây cầu vượt đi trên vòng xoay giúp giảm bớt lưu lượng xe qua vòng xoay.

Nếu vậy thì tại sao có địa danh Lăng Cha Cả? Vào những năm trước 1975, nếu đi từ ngã tư Phú Nhuận đến ngã tư Bảy Hiền thế nào cũng đi ngang qua Lăng Cha Cả. Thời bấy giờ Lăng Cha Cả nằm trên đường Võ Tánh (Hoàng Văn Thụ bây giờ) gần nơi giao với đường Trương Minh Ký (đường Lê Văn Sỹ hiện nay).

Đường Cộng Hòa và đường Trần Quốc Hoàn chưa có. Nơi giao với đường Cộng hòa ngày xưa là cổng Phi Long vào căn cứ không đoàn 33 (Tân Sơn Nhất).

Một trang trong tự điển Dictionarium Anamitico Latinum do Cha Cả biên soạn. Ảnh: Internet

Nao lòng trước vẻ bình dị của những phiên chợ Hà Nội xưa

Chợ là trung tâm giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội, nơi hiển thị đầy đủ và sâu sắc nhất đời sống của một vùng, miền. Hình ảnh yên bình của những khu chợ sớm ngày nào đã trở thành ký ức khó quên của người Việt.

Hà Nội thập niên 1930, chợ chỉ là gánh hàng rong hay quán nước bên đường. Ảnh: Leson Busy.