1 thg 9, 2016

Linh thiêng ngôi Chùa trấn ải vùng biên cương

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc tọa lạc trên một sườn núi thuộc xã Đàm Thủy huyện Trùng Khánh (Cao Bằng). Ngoài việc phục vụ nhu cầu tâm linh, với vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, chùa còn có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền của đất nước và là địa điểm thăm quan kỳ thú cho du khách. 


Mục sở thị chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được khánh thành vào cuối năm 2014, có diện tích là gần 3ha. Chùa có ý nghĩa cực kỳ quan trọng về an ninh, quốc phòng, là nơi trấn yểm đắc địa ở vùng biên ải. Đứng ở chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc, du khách có thể ngắm các ngọn núi trùng trùng điệp điệp, cảnh quan nơi đây vừa kỳ ảo, vừa thơ mộng, nhất là buổi sáng bình minh hoặc khi chạng vạng tối…

Dầu cù là Mac Phsu: 40 năm bá chủ dầu cao

“Bòn bon si cu la, bánh bao sữa hột gà, dầu cù là Mac Phsu...”, câu hát quen thuộc của trẻ con miền Nam một thời đủ thấy sự thông dụng và nổi tiếng của một thương hiệu dầu cù là.

Ngưng sản xuất từ năm 1979, tưởng đâu dầu cù là Mac Phsu bị khai tử trên thị trường kể từ đó. nào ngờ vẫn còn hai phụ nữ là hậu duệ của dòng dõi hoàng tộc Myanmar tại Việt Nam, đang âm thầm gầy dựng lại sự nghiệp của cha ông. Họ là hai chị em bà Lê Kim Nga và Lê Kim Phụng, hiện đều ở ngưỡng tuổi 70.

Lừng danh thiên hạ đúng lời… thầy bói

Bây giờ, nhắc đến dầu cù là Mac Phsu, những người miền Nam ở tầm tuổi 50 trở lên hầu như không ai không biết. Nó cùng thời với dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín và dầu gió Nhị Thiên Đường nhưng không có đối thủ ở loại dầu cao. Thậm chí từ thương hiệu dầu cù là Mac Phsu, người ta quen gọi “dầu cù là” để chỉ tất cả loại dầu cao, kể cả dầu được sản xuất bên Tàu.

Đến làng chài Hải Minh ngắm nhìn và yêu thương

Làng chài Hải Mình nằm nép mình bên dãy núi Phương Mai với dáng hình uốn cong ôm lấy Cảng Quy Nhơn (Bình Định) và hướng ra biển lớn. Như nàng tiên còn say ngủ, Hải Minh chưa được biết đến nhiều như những địa điểm du lịch khác. Tuy vậy, nơi đây tiềm ẩn những vẻ đẹp như một sự kết nối hài hòa giữa thiên nhiên và con người qua bao thăng trầm lịch sử.

Toàn cảnh tượng Trần Hưng Đạo và TP.Quy Nhơn nhìn từ Hải Minh 

Chúng tôi đến Hải Minh vào một ngày nắng cuối hè. Để qua xã đảo này không khó. Chỉ cần hỏi đường đến cầu Hàm Tử rồi lên thuyền theo chân người dân địa phương qua đảo với chi phí chừng 10.000 đồng/người. Từ bến đó đến nơi chỉ khoảng 5 phút. Đoạn đường trên biển ngắn ngủi nhưng khá thú vị với khung cảnh vừa sầm uất của người mua kẻ bán, vừa hoang sơ, hùng vĩ của dải núi chạy dọc biển.

Nộm bò khô và bánh bột lọc trên con phố ngắn nhất Hà Nội

Với chiều dài chỉ hơn 50 m, con phố Hoàn Kiếm hướng thẳng ra Hồ Gươm chiều nào cũng tấp nập khách trong và ngoài nước đến thưởng thức món nộm bò khô “huyền thoại”. 


Con phố tan tầm ồn ào hơn thường ngày, hàng quán mọc san sát, biển hiệu gia truyền giăng kín mọi tầm nhìn. Anh bạn nhanh chóng kéo tôi vào quán quen, hai dãy ghế nhựa xếp gọn gàng trước cửa. Bên trong nhà, ngoài mặt phố kín người ngồi, ăn uống, tám chuyện vui vẻ. 

Hà Nội có nhiều con phố ăn vặt, mà nộm bò khô cũng không phải hàng hiếm. Tuy nhiên, đúng là không phải tự nhiên nộm bò khô ở đây được ca ngợi hết lời như vậy. 

Tòa nhà trăm mái ở Hà Nội

Toà nhà có kiến trúc độc đáo với hàng trăm mái chính, mái tầng, từng là tòa Sở Tài chính Đông dương, nay trở thành trụ sở Bộ Ngoại giao.

Tòa nhà trăm mái là tên gọi khác của Trụ sở làm việc Bộ Ngoại giao, tọa lạc giữa ngã tư Chu Văn An, Điện Biên Phủ đến Tôn Thất Đàm. Theo các nhà nghiên cứu, tên gọi này xuất phát từ nét đặc trưng nổi bật của tòa nhà là nhiều mái ngói đỏ, khoảng 100 mái. 

Khu lăng mộ pha trộn kiến trúc Đông - Tây ở Huế

Lăng Khải Định, còn gọi là Ứng Lăng, được xây trong 11 năm, một số nguyên liệu còn do vua cử người sang các nước Pháp, Nhật, Trung Quốc để đem về.

Khi đến đây, du khách dễ dàng nhận thấy lăng có vị trí đắc địa, phía trước lấy một quả đồi thấp làm tiền án, có hai núi chầu trước mặt làm "Tả thanh long" và "Hữu bạch hổ". Từ trên lăng có thể nhìn bao quát được cả một vùng đồi núi rộng lớn, xung quanh là những rừng cây bao phủ, khung cảnh thiên nhiên hài hòa. 
Vua Khải Định là vị vua thứ 12 của nhà Nguyễn, lên ngôi năm 31 tuổi. Khi tại vị, ông đã cho xây lăng mộ tại núi Châu Chữ. Lăng được xây dựng trong hơn một thập kỷ bởi nhiều thợ và nghệ nhân tài giỏi trong cả nước. So với các lăng khác, lăng Khải Định tuy nhỏ hơn nhưng được xây công phu, tỉ mỉ và tinh xảo nhất. 

5 món hải sản tên nghe lạ tai trên đảo Quan Lạn

Sá sùng, cà ghim, cù kỳ những món ăn ngon có tên khác lạ, khiến nhiều du khách đến Quan Lạn (Quảng Ninh) đều tò mò và muốn thưởng thức. 


Sá sùng

Ở Hà Nội chỉ biết đến sá sùng khô nấu canh hay làm gia vị cho nồi nước phở, nhưng đến Quan Lạn mà không xem bắt sá sùng hay thưởng thức món ăn này thì thật phí vô cùng. Sá sùng bắt lên có hình dạng giống con giun đất trưởng thành nhưng to hơn, màu đỏ hồng, còn ngoe nguẩy. Ngon nhất là sá sùng tươi xào tỏi, rau muống hay xào chua ngọt ăn giòn mà mềm, thơm mà ngọt. Sá sùng khô rang lên chấm tương ớt, thêm dăm ngọn rau thơm, diếp cá nhấm cùng bia lại mang đến một thú ẩm thực riêng. Hay sá sùng hầm thuốc bắc cũng được coi là một món “thần dược” dành cho nam giới. Ảnh: loca 


Xe hủ tiếu lâu đời bậc nhất Sài Gòn

Nằm ngay lối vào chợ Tân Định suốt 72 năm nay, xe hủ tiếu Giang Lâm Ký là một trong số ít xe còn giữ được nguyên vẹn nét văn hóa người Hoa ở Sài Gòn.

Giang Lâm Ký là tên xe hủ tiếu đã theo 3 thế hệ gia đình họ Giang gốc Quảng Đông hơn 7 thập kỷ qua.

Xe Giang Lâm Ký dù đã 72 tuổi nhưng vẫn còn bền đẹp và giữ nguyên đặc trưng của xe hủ tiếu Trung Hoa. Ảnh: Mỹ Phượng. 

Năm 18 tuổi, ông Giang Lâm Ký di cư từ Quảng Đông xuống Sài Gòn lập nghiệp. Chiếc xe được ông thuê một người thợ gốc Hoa đóng và trang trí. Theo chủ nhân hiện nay, anh Giang Thanh (cháu nội ông Giang Lâm Ký), người thợ đã mất cách đây vài chục năm. Vì vậy, ngoài Giang Lâm Ký, không còn một chiếc xe nào được đóng mới với hoa văn Trung Hoa cổ.

5 món hải sản phải thử khi đến Cát Bà

Không chỉ khiến du khách ngây ngất bởi phong cảnh đẹp, đảo Cát Bà còn hấp dẫn bởi những món “ăn một lần là nhớ mãi”.
Bún tôm

Nếu bánh đa cua là đặc sản Hải Phòng thì khi nhắc đến Cát Bà không ai có thể quên được món bún tôm. Tôm biển nguyên con, bóc vỏ và xào tới khi săn thịt. Bún bày ra bát, thêm vài con tôm, lát chả cá, chả lá lốt vàng ươm, ít dọc mùng thái lát, nhúm hành răm, thì là rồi mới chan nước ngọt lừ ninh từ xương.

Bát bún đầy ăm ắp tôm tươi, ăn vừa ngon, lại ngọt, đủ no bụng cho bữa sáng trên biển. Ảnh: Haiphongaz. 

Người khắc chữ lâu năm nhất Sài Gòn

37 năm gắn bó với nghề ở ngã tư Lê Lợi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa, ông Lê Tiến Dũng được nhiều người biết đến là nghệ nhân khắc chữ lâu năm nhất ở đất Sài Gòn.

Từ một sinh viên của Đại học Kiến Trúc (Hà Nội), ông Dũng theo tiếng gọi của Tổ quốc nhập ngũ vào Nam chiến đấu. Đầu những năm 80, ông quyết định ở lại gắn bó và mưu sinh tại Sài Gòn. Trải qua 37 năm cùng nghề khắc chữ, chứng kiến nhiều thăng trầm của thành phố, ông cảm thấy tự hào vì là người góp phần lưu giữ kỷ niệm của biết bao người.

Khách thuê khắc chữ đa dạng, không phân biệt tuổi tác hay địa vị xã hội. Ông Dũng luôn tận tâm để làm vừa lòng khách.

Khách thuê khắc chữ đa dạng, không phân biệt tuổi tác hay địa vị xã hội. Ảnh: Mỹ Phượng.