15 thg 5, 2016

“Con đường văn hóa đọc” ở Sài Gòn

Nằm ở vị trí gần Nhà thờ Đức Bà và Bưu điện thành phố, đường sách Nguyễn Văn Bình là điểm đến của những người yêu văn hóa đọc. Đây là con đường sách phức hợp đầu tiên của Việt Nam được xây dựng với không gian mở, giúp người dân và du khách tự do tham quan và thưởng thức nét văn hóa đọc của người Sài Gòn.

Đường sách Nguyễn Văn Bình bắt đầu từ cửa phía đường Hai Bà Trưng chạy đến Nhà thờ Đức Bà dài 144 mét, được phân bố thành nhiều khu vực quy củ như: Khu vực gian hàng sách, khu vưc cà phê sách, khu vực bán sách, báo, tạp chí, vật phẩm văn hóa. Ngoài ra, còn có khu sân chơi cho trẻ em, khu trưng bày, Khu mua bán, trao đổi sách cũ, triển lãm sách, báo, tranh ảnh, vật phẩm theo chủ đề từng tháng.

Vào những ngày cuối tuần, đường sách nhộn nhịp và đông đúc khi có nhiều người tham quan và mua sách. 20 gian hàng sách ở đây có rất nhiều loại sách khác nhau từ mọi lĩnh vực chính trị, xã hôi, công nghệ khoa học, ngoại ngữ... mà người mua có thể tha hồ lựa chọn được bán đúng giá. Các thương hiệu sách lớn như Fahasa, Thái Hà Book, Nhà sách Phương Nam... hay các nhà xuất bản đều tập trung tại đây nhằm đắp ứng nhu cầu về sách của bạn đọc. Ngoài ra, đường sách còn có những phiên chợ bán các tác phẩm theo chủ đề, theo từng ngày.

Đường sách Nguyễn Văn Bình bắt đầu từ cửa phía đường Hai Bà Trưng chạy đến Nhà thờ Đức Bà dài 144 mét.

Độc đáo nghề câu lươn ở Nghệ An

Là ngôi làng cổ ẩn mình trong thế độc đáo với những bờ xôi, ruộng mật; đồng ruộng, sông ngòi đã đưa lại cho người nông dân một nguồn lợi thủy sản khá lớn. Ngoài nghề chài cá, nhủi tép, bắt tôm, từ xưa đến nay người dân làng Kẻ Gám, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An còn nổi tiếng với nghề câu lươn đồng truyền thống, từng được nhiều nơi biết đến. 

Câu lươn được làm rất đơn giản, chỉ một đoạn dây cước dài khoảng 50 cm với nhiều sợi nhỏ bện vào nhau để tạo sự bền chắc. Một đầu buộc vào que tre hoặc cán bằng nhựa dài từ 7-10cm, một đầu buộc vào lưỡi câu. Lưỡi câu lươn là sợi hợp kim nhỏ, phải có độ cứng, được mài sắc và uốn 1/2 vòng nhỏ, không cần ngạnh sắc như lưỡi câu cá. 

Chiêm ngưỡng cây muỗm hàng trăm năm tuổi ở Nghệ An

Làng Yên Lạc xã Thanh Ngọc (Thanh Chương) là vùng quê còn lưu giữ được nhiều nét đẹp truyền thống, trong đó có cây muỗm cổ thụ, hàng trăm năm tuổi, bên bờ sông Rào Gang. 

Người địa phương gọi cây muỗm là cây trôi. Theo các cụ cao niên, cây trôi Yên Hạ (xóm Yên Hạ) đã có tuổi đời hơn 300 năm, là chứng tích cho bao biến đổi, thăng trầm của làng Yên Lạc xưa. 

Khổ qua xanh Long Thành


Trong bữa tiệc cuối năm, nhìn thấy mọi người "chiếu cố" đến món khổ qua (mướp đắng) dồn thịt, ông Sáu Trạc (Võ Văn Trạc), một cán bộ lâu năm của Công ty phát hành phim và chiếu bóng Đồng Nai, vốn là dân gốc Phú Hội (huyện Nhơn Trạch) bèn hỏi:
  • Mấy ông có nghe người xưa nói: "Hủ qua xanh, hủ qua trắng, hủ qua đèo"! Vậy tôi đố mấy ông cái món hủ qua dồn thịt này là hủ qua gì?
Mấy ông già dân gốc Long Thành - Nhơn Trạch trong bàn tiệc cười:
  • Đố ai chớ đố tụi này sao được chú Sáu nó! Hủ qua dồn thịt thì chỉ có hủ qua xanh thôi! Chớ hủ qua trắng dầy cui, lạt nhách dồn thịt ai mà ăn. Nhưng mà tui nói cho biết nghen, nguyên cái xứ Đồng Nai này, hủ qua xanh chỉ có ở đất Long Thành thôi (bao gồm cả huyện Nhơn Trạch)!.

Rau càng cua Cù lao Phố

Loại rau dân dã, quê mùa này hầu như khắp nước ta chỗ nào cũng có, nếu nơi đó có điều kiện thời tiết nóng ẩm và trong bóng mát. Do đó, khu vực Suối Tre (TX. Long Khánh) có thể coi là một trong những nơi mà rau càng cua mọc lềnh khênh. Thế nhưng lâu nay ở một nơi có món rau càng cua được nhiều người biết đến lại là Cù lao Phố (nay là xã Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa). Dân Cù lao Phố làm việc ở những cơ quan cấp tỉnh và TP. Biên Hòa cũng khá nhiều. Do vậy, chiều cuối tuần, nhiều cán bộ, viên chức hay được nghe lời mời: "Rảnh hôn, ngày mai qua nhà tôi ở Cù lao Phố để nhậu món gỏi càng cua!".

Rau càng cua

14 thg 5, 2016

Ghềnh đá Hoài Hải, vẻ đẹp hoang sơ hút hồn du khách

Từ quốc lộ 1 A (thị trấn Tam Quan - xã Hoài Nhơn - Bình Định), rẽ về phía Đông Nam khoảng gần 10km, là đã đến với ghềnh đá hoang sơ nhưng rất đỗi say lòng này. 

Con đường cheo leo trên đỉnh ghềnh, một bên là vách núi, một bên là vực biển sâu - Ảnh: Nguyễn Thành Giang 

Trong cái nắng rát trưa vùng biển những ngày đầu tháng 5, chúng tôi về xã Hoài Hải (huyện Hoài Nhơn, Bình Định), khi nghe những người bạn giới thiệu về ghềnh đá và những bãi đá tuyệt đẹp nơi đây.