14 thg 3, 2016

Kè chắn sóng Xóm Rớ thành bãi đá rêu xanh hút hồn du khách

Những tảng bêtông vuông vức và đá tảng được thả xuống biển ở P.Phú Đông, TP Tuy Hòa, Phú Yên sau một thời gian đã sinh ra những đám rêu xanh hút hồn du khách. 

Nhiều bạn trẻ thích thú với bãi đá rêu xanh 

Từ Tết Nguyên đán đến nay, du khách, nhất là giới trẻ, truyền nhau những hình ảnh độc đáo của các tảng đá bám đầy rêu xanh ngắt gây nhiều cảm hứng.

Buổi sáng lẫn buổi chiều, hàng trăm người đưa nhau ra bờ kè vừa hóng gió biển, vừa chụp những tấm ảnh lưu niệm bên các tảng đá bám đầy rong rêu.

Chợ nước ngoài ở Sài Gòn: Thưởng thức kim chi tại chợ Hàn

Chợ Hàn nằm trên con đường khá ngắn và chỉ đi một vòng vài phút là hết. Chợ tọa lạc trên đường Tân Sơn Hòa, quận Tân Bình (song song bên phải chợ Phạm Văn Hai) nhưng nó lại đánh dấu một đặc trưng văn hóa ẩm thực rất riêng của xứ sở kim chi.

Chua, cay đủ vị xứ Hàn

Chợ Hàn giống như chợ Nhật ở TP.HCM, tất cả đều khiêm tốn về diện tích, mỗi chợ “xí” cho mình một vị trí rất gọn nhưng lại thể hiện được cho người mua biết đây là văn hóa nước nào.

Nằm ngay cạnh chợ Phạm Văn Hai, chợ Hàn khuất sau những cửa hàng hải sản tươi ngon của các tiểu thương Việt trên đường Tân Sơn Hòa, quận Tân Bình với phong phú đủ loại nào ớt khô Hàn quốc làm kim chi, ớt bột, rong biển làm cơm cuộn. Nơi đây được người dân Hàn Quốc đang định cư ở Việt Nam cũng như người Việt Nam thích ăn đồ ăn Hàn xem như một địa điểm tin cậy để mua những thực phẩm chế biến cho mình một bữa cơm ngon đúng chất. Tại chợ Hàn có cả ngàn mặt hàng với đủ chủng loại từ ớt bột, tokbokki, các loại mì cucsu, chachang, củ sâm tươi, rượu soju...

Rượu soju, rong biển cùng nhiều đặc sản được nhập trực tiếp từ Hàn Quốc bày bán tại chợ Hàn ở Sài Gòn

Chợ nước ngoài ở Sài Gòn: Đến chợ Nhật ăn đặc sản

Không mang dáng dấp của những khu chợ sầm uất, nhộn nhịp khác nhưng chợ Nhật chủ yếu tập trung ở những đoạn đường khá ngắn và chỉ đi một vòng vài phút là hết. Sản phẩm được buôn bán ở chợ này cũng không nhiều, không đa dạng như chợ Nga, chợ Campuchia nhưng nó lại đánh dấu một đặc trưng văn hóa ẩm thực rất riêng của xứ sở mặt trời mọc.

Siêu thị mini Akuruhi

Đối với người Nhật đang sinh sống ở Việt Nam dường như quen với siêu thị mini Akuruhi mà mọi người thường hay gọi là chợ Nhật, mặt hàng được bán chủ yếu ở đây là thực phẩm. Siêu thị Akuruhi bán đủ loại thực phẩm khá lạ của Nhật như bột cá, rượu Shochu, cá Ayu, củ cải muối chua, mì Zauo Soba, cá bào, dưa leo chua,... Bạn có thể tận mắt xem đầu bếp chế biến Shushi và thưởng thức khoảng 20 món sushi tại đây.

Siêu thị bán thực phẩm Nhật tại Sài Gòn.

Chợ nước ngoài ở Sài Gòn: Chợ Nga với búp bê và rượu

Xuyên suốt đại lộ Võ Văn Kiệt, một bên là dòng kênh với những ngôi nhà san sát nhau, còn bên kia là nhà hàng sang trọng, bắt mắt. Ít ai biết đến chợ Nga, khu chợ bình dị với nhiều món hàng thân thuộc của đất nước và con người xứ sở Bạch Dương, nằm tại cao ốc Central Garden (328 Võ Văn Kiệt, phường Cô Giang, quận 1).

Đến chợ như đang ở quê hương


Bước vào từ cổng, bạn đã cảm nhận được một không khí khá Tây Âu và Liên Xô cũ khi nhìn thấy những cô gái mặc những bộ quần áo truyền thống của Nga. Bên cạnh đó là lối kiến trúc chóp nhọn mang đậm phong cách phương Tây.

Chợ Nga có quy mô ba tầng, gồm gần 200 gian hàng nhưng chủ yếu chỉ kinh doanh ở tầng 1 và tầng 2 với nhiều mặc hàng phù hợp với con người Nga và bất kể những ai mang lòng yêu văn hóa đất nước xứ sở Bạch Dương này.

Tầng hai của ngôi chợ Nga. Ảnh HÀ PHƯỢNG

Chợ nước ngoài ở Sài Gòn: Chợ Campuchia thứ gì cũng có

Hơn nửa thế kỷ tồn tại giữa lòng phố nhộn nhịp của quận 10, chợ Campuchia như trở thành một phần bản sắc văn hóa đất nước Campuchia. Chợ Camphuchia của người Việt nằm trong con hẻm 374/51, Lê Hồng Phong (phường 1, quận 10) với nhiều gian hàng bán thức ăn, đặc sản Campuchia cực kỳ phong phú.

“Cá khô thôi mà thèm mãi”

Chợ Campuchia nổi tiếng không chỉ ở Sài Gòn mà còn nổi tiếng với nhiều người dân xa xứ “lỡ mê mẫn” đặc sản nhà láng giềng gần. Đi dọc vào chợ, những hàng khô cá treo thành dây nhỏ đập ngay vào mắt người đi chợ một thứ gì đó rất Cam. Tại đây các gian hàng bày bán rất nhiều loại khô đặc sản như khô cá trê, khô cá lóc, cá khô Biển Hồ, ếch khô..., bỏ ra chừng 50.000-80.000 đồng chúng ta đã dễ dàng bỏ vào giỏ những mùi vị đặc biệt của nước bạn.

Các gian hàng bày bán rất nhiều loại khô đặc sản như khô cá trê, khô cá lóc, cá khô Biển Hồ, ếch khô. Ảnh: HÀ PHƯỢNG

12 thg 3, 2016

Nghề đúc gang ở Thạnh Phú

Hơn 200 năm nay, những lò đúc ở làng nghề đúc gang Thạnh Phú luôn đỏ lửa là minh chứng cho sức sống của một làng nghề truyền thống trên vùng đất Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

Nghề đúc gang tại xã Thạnh Phú (trước đây là làng Bình Thạnh thuộc tổng Phước Vĩnh Hạ) được ông tổ nghề tên là Đào Văn Tham truyền lại qua bao thế hệ. Hàng năm, cứ đến ngày 2 tháng 2 âm lịch, các nghệ nhân và những thành viên của làng nghề lại tập trung tại nhà thờ tổ để cúng giỗ và ôn lại truyền thống làng nghề. Chỉ với 1 đôi bễ thổi lửa, 1 lò nấu gang, một số khuôn đất sét, nhiên liệu dùng để đốt lò nấu gang là than gỗ, ông tổ họ Đào đã làm ra những sản phẩm gang đầu tiên để hình thành nên làng nghề. Những sản phẩm gang Thạnh Phú ban đầu đều gắn với cuộc sống của người dân nơi đây như: lưỡi cày, lưỡi mai, nồi gang, chảo gang…

Theo thời gian, nghề đúc gang Thạnh Phú ngày càng phát triển và lan rộng sang các làng bên như Tân Phong, Bình Thành, Bình Lợi, Bình Ý… với hàng trăm lò hàng ngày luôn đỏ lửa. Qua nhiều thế hệ, nghề truyền thống đúc gang được gìn giữ và ngày càng phát huy được bản sắc của mình với các sản phẩm gang đặc trưng. Đây cũng là nghề mang lại nguồn thu nhập chính của một bộ phận lớn dân cư ở đây.

Sắt phế thải, nguyên liệu sử dụng để nấu gang.