15 thg 10, 2015

Hấp dẫn ốc bươu trộn măng ngày mưa

Lăn lộn với cuộc sống mưu sinh nơi đất khách quê người, cứ mỗi độ trời chuyển mùa se lạnh tôi lại nhớ những lần theo má đi bắt ốc, bẻ măng và nhớ đĩa ốc trộn măng nóng hổi ngày nào của má... 

Đĩa ốc bươu trộn măng trông thật bắt mắt, hấp dẫn - Ảnh: THANH LY 

Khác với loại ốc đá sống ở “thâm sơn cùng cốc", ốc bươu sống chủ yếu ở ao hồ, ruộng nước, sông đầm. Nguồn thức ăn để ốc bươu sinh sôi, nảy nở thường là rau, lá, bùn non, vì vậy mùa mưa đến là giai đoạn ốc bươu phát triển mạnh nhất.

Những ngôi nhà hình nấm tuyệt đẹp ở Lao Chải

Nếu có cơ hội một lần ghé thăm vùng trời xứ núi Sa Pa, bạn đừng quên khám phá những ngôi nhà nấm ở bản Lao Chải. Bởi vì đến đó, bạn sẽ thực sự bước vào một thế giới cổ tích với vẻ đẹp thu hút và bình dị, mộc mạc, xưa cũ. 

Thôn Lao Chải là một khu vực nhỏ trên vùng núi đá cao 2.000m 

Thôn Lao Chải, nơi mà người Hà Nhì đen sống đông nhất, là một khu vực nhỏ trên vùng núi đá cao 2.000m với khí hậu khắc nghiệt, quanh năm sương mù gió giá bao phủ. Cuộc sống ở đây khá khó khăn. Tuy nhiên, người Hà Nhì đã khai khẩn ruộng hoang, đắp đập đào mương. Họ cũng đan lát, dệt vải. Đến bản Lao Chải, bạn sẽ có cảm giác cuộc sống nơi đây giống như làm bạn với mây, trò chuyện cùng núi, đùa vui với nắng gió đồi thung. 

Thạnh An - đảo nhỏ yên bình ở TP HCM

Nếu không quá kỳ vọng về một hòn đảo thật xinh đẹp, mà mong muốn có một điểm đi về trong ngày không xa TP. HCM, bạn có thể tới xã đảo nhỏ yên bình Thạnh An.

Thạnh An là xã đảo thuộc huyện Cần Giờ, cách trung tâm TP HCM hơn 70 km về phía đông. Người dân trên đảo chủ yếu sinh sống bằng nghề nuôi trồng, đánh bắt hải sản, làm muối... 

Bãi đá bảy màu dưới chân chùa Cổ Thạch

Bãi biển toàn đá cuội nhẵn bóng, nhiều màu dưới chân chùa Cổ Thạch, huyện Tuy Phong là điểm đến thu hút nhiều du khách ở Bình Thuận.

Bãi đá dưới chân chùa Cổ Thạch còn có tên khác là bãi Cà Dược. Những viên đá cuội ở đây nhẵn thín, nhiều màu sắc và trải dài hơn một km. 

14 thg 10, 2015

​Bữa sáng trên chợ nổi Cái Răng

Du khách đi chợ nổi không chỉ để ngắm nhìn những ghe thuyền đầy ắp hoa quả, hàng hóa mà còn để thưởng thức hương vị tô hủ tiếu hay tô bún cua thơm ngon giữa dòng nước mênh mông. 

Bữa ăn sáng trên chợ nổi Cái Răng - Ảnh: Vũ Tiến Chương (tư liệu Tuổi Trẻ) 

Tờ mờ sáng, khi những chiếc thuyền chở đầy hoa quả, hàng hóa tập trung tại khu vực chợ nổi Cái Răng thì cũng là lúc khách du lịch rời bến Ninh Kiều hướng về chợ nổi. Tuy không phải vụ chính của hoa quả tại miền Tây, nhưng trên bến dưới thuyền vẫn đông đúc, chủ yếu để phục vụ khách du lịch.

Ấm bụng bánh căn Ninh Hòa giữa ngày mưa lạnh

Bánh căn là món quê rẻ tiền, có thể gặp bất kì đâu đó trên dải đất miền Nam Trung Bộ. 

Mỗi tỉnh, mỗi thành có cách chế biến riêng cho phù hợp với khẩu vị vùng miền. Tất nhiên, người Ninh Hòa cũng có cách đúc bánh chả giống ai, để nó trở thành món ăn mang đậm hồn quê, xứ sở. 

Quanh năm suốt tháng, khắp đầu trên xóm dưới, hẻm cụt, ngõ sâu, từ tờ mờ sáng tới tối mịt mù, đâu đâu cũng thấy hàng bánh căn trên vỉa hè dân dã. 

Lò và khuôn có thể mua ở chợ. Rẻ bèo. Nó được làm bằng thứ đất sét pha đất thịt lẫn chút phù sa sông Dinh dẻo nhẹo. Khi nung chín, lò có màu nâu đỏ rực thân thương. Quả lò bầu bầu, xài than, có mấy lỗ thông hơi cho lửa đượm. Bên trên là mâm bằng đất, có mười lỗ để vừa mười cái khuôn kèm nắp nhỏ xíu xiu. Càng đúc lâu, lửa đốt thẫm màu, bánh càng ngon lạ.