12 thg 7, 2015

Pháo đài Thần Công ở Cát Bà

Trên đỉnh núi Ngọc cao 177m so với mặt nước biển là một trận địa pháo được đặt một cái tên đầy uy nghi, hùng dũng – Pháo đài Thần Công. Đây là một trong những điểm đến thú vị của khách du lịch khi ghé thăm đảo ngọc Cát Bà (Hải Phòng).

Cháo hàu Ô Loan ngon nức tiếng Phú Yên

Phú Yên hấp dẫn du khách không chỉ bởi những thắng cảnh đẹp nổi tiếng mà còn ở những món ăn ngon, hấp dẫn, đặc biệt là món cháo hàu bổ dưỡng.

Hàu có quanh năm nhưng thịt hàu ngon nhất khi vào cuối xuân đầu hạ, lúc này những con hàu mập và mọng nước. Để bắt được hàu, người dân biển phải đi từ sớm. Công đoạn cạy hàu rất công phu bởi chúng bám chặt vào những vỉa đá, thành cầu, bờ đá hay các rạn san hô, nhiều người phải dùng dao sắc để nạy.

Những con hàu với lớp vỏ xù xì nhưng bỏ lớp vỏ ngoài là phần ruột trắng, thịt ngon. Người ta có thể chế biến thành nhiều món như hàu nướng, hàu nhúng dấm, nấu canh... nhưng dễ ăn và dễ làm nhất vẫn là cháo hàu. Món ăn này thích hợp để dùng bất kể thời điểm nào trong ngày. 

Món cháo hàu Ô Loan từ lâu đã nức tiếng gần xa. Ảnh: Thiện Nguyễn 

Tô bún mực nóng hổi cho buổi trưa ở Đại Lãnh

Hương thơm ngọt ngào của mực ống tươi và sợi bún mềm, thêm nước dùng đậm đà tạo nên tô bún mực khiến nhiều du khách nhớ đến mỗi khi đi qua vùng biển Đại Lãnh, Khánh Hòa.

Nếu có dịp đi qua cung đường từ đèo Cổ Mã, chạy theo quốc lộ 1A thẳng đến Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức món bún mực ở các quán nằm rải rác ven đường.

Được xem là món ăn “cây nhà lá vườn” dân dã của biển Đại Lãnh, bún mực có sức lôi cuốn riêng nhờ nguyên liệu tươi rói. Mực thường được các chủ quán đặt mua vào mỗi sáng sớm khi ngư dân mới đánh bắt về và chỉ tiêu thụ trong ngày.

Loại mực được chọn để nấu bún là mực ống hoặc mực lá, to chừng hơn ngón tay cái, dài vừa phải. Vì còn tươi xanh nên khi chế biến sẽ có vị ngọt lừ, vỏ ngoài tím, trong ruột trắng ngần, không quá dai. 

Giá trung bình cho mỗi suất bún thường từ 25.000 đồng. Bạn có thể ăn ở bất kỳ quán ăn nào bởi chất lượng hầu như ngang nhau. Ảnh: Mary123. 

Kỳ thú Trị An

Chỉ mất khoảng hơn một giờ đồng hồ, vượt 70km, đi từ TP.HCM đến Trị An, bạn đã có thể được sống trọn cảm giác lên rừng xuống “biển”, rũ bỏ mọi lo toan, bụi đường nơi phố thị, tìm đến chốn thiên nhiên trong lành và thuần khiết. 

Hương vị của rừng

Khởi hành từ 9 giờ sáng, vừa đi vừa nhẩn nha ghé một vài nơi, chúng tôi đến văn phòng Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (KBT - thuộc ấp 1, xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) vào giữa trưa. Cơn đói cồn cào được giải quyết nhanh chóng bằng bữa cơm trưa tại nhà hàng của KBT. 

Cả đoàn hăm hở hái rau rừng 

Về Sóc Trăng vãn cảnh chùa Dơi

Chùa Dơi (tỉnh Sóc Trăng) nổi tiếng là một quần thể kiến trúc đẹp và độc đáo bậc nhất Đồng bằng sông Cửu Long. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một ngôi chùa cổ kính hơn 400 năm tuổi, và đặc biệt là được nhìn ngắm đàn dơi hàng trăm nghìn con đang cư ngụ trong khuôn viên chùa. 

Chùa Dơi còn gọi là chùa Mã Tộc hay chùa Mahatup là di tích nghệ thuật cấp quốc gia với hàng ngàn bảo vật quý gồm tượng Phật và bộ tứ linh Long Ly Quy Phượng đều được nặn bằng đất sét. Chùa gồm 3 công trình kiến trúc chính là chánh điện, Sala và nhà thờ cố lục cả Thạch Chia, người có công trong việc trùng tu lại ngôi chùa. Được khởi công xây dựng từ năm 1569, đến nay chùa Dơi đã được trùng tu nhiều lần. Trong đó, công trình kiến trúc tiêu biểu của chùa là ngôi chánh điện đến năm 1960 được trùng tu thay đổi toàn bộ chất liệu: bêtông đã thay thế gỗ, mái ngói thay lá dừa nước.

Là một trong những ngôi chùa của đồng bào Khmer, chùa Dơi còn gọi là chùa Mã Tộc tọa lạc ở đường Mai Thanh Thế (Khóm 9, phường 3, Tp. Sóc Trăng). Ảnh: Trọng Chính

8 thg 7, 2015

Nhà thờ Mằng Lăng

Nhà thờ Mằng Lăng là một ngôi nhà thờ cổ ở Tuy An, Phú Yên, được khởi công xây dựng từ năm 1892. Ngôi nhà thờ này cách thành phố Tuy Hòa khoảng 35 km về hướng Bắc, gần thắng cảnh Gành Đá Đĩa (cách khoảng 10 km), vì vậy kết hợp tham quan 2 điểm đến này là hợp lý. Nhà thờ nằm bên bờ sông Cái (sông Kỳ Lộ), nếu đi theo quốc lộ 1 từ hướng Quy Nhơn thì đến thị trấn Chí Thạnh, vừa qua cầu Ngân Sơn gặp ngã 3 rẽ trái khoảng 2 km là tới.

Đến đây ta có thể tham quan 3 trong 1 luôn đó.

1. Tham quan ngôi nhà thờ cổ trên 100 năm với kiến trúc Gothique

Nhà thờ Mằng Lăng, nhìn từ cổng

Khám phá vẻ hoang sơ của A Roàng xứ Huế

Khám phá vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng, nét mộc mạc của những bản làng và đắm mình trong dòng suối nước nóng tự nhiên là những trải nghiệm tuyệt vời khi bạn đến với A Roàng (H.A Lưới, Thừa Thiên-Huế). 

Đường vào A Roàng, cảnh vật nên thơ 

Nằm dưới chân núi Trường Sơn hùng vĩ, xã A Roàng hiện đang là một điểm đến hấp dẫn với loại hình du lịch sinh thái và cộng đồng đặc sắc, lôi cuốn. Như một thung lũng nhỏ xinh giữa đại ngàn, A Roàng có tiết trời mát mẻ, thoáng đãng với một màu xanh ngắt, xung quang núi rừng trùng điệp. 

Mùa sen Tam Cốc

Sau mùa lúa chín vàng rực hai bên dòng sông Ngô Đồng là tới mùa sen nở rộ. Dưới cái nắng oi nồng, những cánh sen hồng chen lẫn trong đám lá xanh non khiến du khách thưởng ngoạn cảnh đẹp Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình) thấy mình như được mát mẻ hơn phần nào.


Mùa sen trên sông Ngô Đồng nở rộ vào cuối tháng 6, kéo dài qua đầu tháng 7. Người chèo đò ở bến Văn Lâm chèo đò bằng hai chân khoan thai lèo lái hai mái chèo lướt trên mặt nước trong veo căn dặn: nếu khách không chịu được nắng, ông sẽ bứt lá sen để khách làm nón đội đầu. 

Khổ qua cà ớt - món ưa chuộng của khu người Hoa ở Sài Gòn

Một chén thập cẩm sẽ gồm đậu bắp nhồi chả cá, ớt dồn thịt, đậu hũ, da heo... Thực khách có thể ăn không hoặc cùng mì gói để no hơn.

Đối với những ai sống gần khu phố người Hoa ở quận 5, quận 6, chắc hẳn chẳng xa lạ gì với món khổ qua cà ớt thường được bán vào mỗi buổi chiều ngay các chợ. Món này có xuất xứ từ Singapore mà nhiều người còn gọi tên là canh súp thập cẩm.

Những khi thèm khổ qua cà ớt, khách thường tìm đến ăn tại chỗ trên vỉa hè hoặc mua ly, bịch đem về nhà, đổ ra và hâm nóng lên. Nguyên liệu để chế biến gồm khổ qua, ớt nhồi chả cá, da heo, đậu hũ, bắp non, đậu cove xoắn lại dồn thịt... 

Khổ qua cà ớt có mùi vị thơm ngon, dễ thưởng thức, thích hợp để ăn vặt vào buổi chiều mát. Ảnh: Graham Holliday 

Kẹo dồi và thịt quay đòn nức tiếng Đường Lâm

Thịt quay đòn với phần bì giòn tan, thơm nức húng lìu quyện cùng mùi lá ổi hay kẹo dồi nhân lạc bùi ngậy là những đặc sản mang đậm hồn quê của người dân làng cổ Đường Lâm, Hà Nội.

Bước qua cánh cổng đã nhuốm màu thời gian, ngắm nếp nhà cổ với mái ngói, tường đá ong ở làng cổ Đường Lâm, du khách đừng quên thưởng thức những món ăn nức tiếng của một vùng quê thuần nông.

Kẹo dồi

Thức quà quê dân dã này từ lâu đã vắng bóng trên các sạp hàng nơi phố thị. Tuy nhiên kẹo dồi vẫn được người dân làng cổ Đường Lâm nuôi dưỡng trở thành món quà thú vị mà mỗi du khách từng ăn đều lưu luyến.

Nguyên liệu làm kẹo dồi không quá cầu kỳ, chỉ gồm mạch nha, đường và lạc. Tuy nhiên khâu làm kẹo mới quan trọng và đòi hỏi người làm phải có sức khỏe tốt để "đánh" kẹo. 

Thưởng thức kẹo dồi cùng với chén trà, bạn sẽ cảm nhận được cái hồn quê xứ Đoài. Ảnh: laoxao