1 thg 7, 2015

Trải nghiệm nghề làm tương ở thôn Đoài

Chúng tôi tìm đến nhà bác Hà Thị Yển một gia đình có nghề làm tương lâu năm để mang đến cho bạn đọc những hình ảnh rất đỗi gần gũi, bình dị về hồn quê qua ẩm thực.

“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương” 

Trong chúng ta, ít ai lớn lên mà không thuộc nằm lòng hai câu ca dao trên. Những món ăn dân dã như canh rau muống, cà dầm tương … đã trở thành biểu tượng của ẩm thực quê hương. 

Giữ nghề làm tương là giữ giá trị cổ truyền cho các thế hệ mai sau 

Bánh ép - món vặt ăn bên dòng sông Hương

Bánh ép làm từ bột lọc và nhiều loại nhân khác nhau như bò khô, thịt, trứng… là món ăn chiều phổ biến ở cố đô Huế.

Không ai biết bánh ép có xuất xứ từ đâu nhưng vài năm trở lại đây khi đến Huế, du khách dễ dàng bắt gặp các quán bán món này. Đây là thức quà thích hợp lót dạ vào buổi chiều tối hay ăn khuya.

Thoạt nhìn bạn sẽ thấy món này giống bánh tráng nướng nhưng mùi vị và cách chế biến rất khác nhau với nhiều hương vị. Đi qua các quán bánh bạn sẽ cảm nhận mùi thơm nức, níu chân khách.

Thành phần của bánh ép là bột lọc, nhân gồm trứng, thịt, hành lá, dưa góp chua ngọt và nhiều nguyên liệu khác tùy thuộc vào sự biến tấu của mỗi quán. Để làm bánh ép mất nhiều công đoạn. Gạo sau khi ngâm được xay mịn, vắt kiệt nước rồi tán thành những miếng vuông hay tròn tùy sở thích. Thịt nạc được băm nhỏ, thêm gia vị cho vừa miệng, trứng gà ta được quấy đều cùng một chút hành, rau mùi. 

Chiếc bánh ép mỏng được cuốn cùng các loại rau thơm, chấm với nước mắm ngon là món quà chiều thú vị. Ảnh: citinews 

Cá nục hấp - món ngon biển Đà Nẵng

Cá nục tươi sau khi hấp chín được cuộn cùng bánh tráng và rau thơm, chấm mắm nêm hoặc mắm ớt. Đây là món hấp dẫn, thanh mát, được nhiều thực khách ưa chuộng khi du lịch ngày hè đến biển Đà Nẵng.

Dạo một vòng qua các con đường ở thành phố biển vào chiều mát, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức nhiều món hải sản đặc sắc, trong đó có cá nục hấp cuốn bánh tráng.

Những con cá nục tươi rói, đậm đà vị biển khơi khi hấp vẫn giữ được nguyên vị ngọt, cuốn chung với bánh tráng và rau thơm, mang lại cảm giác dân dã, thanh đạm cho vị giác. Đây là món ăn không mấy xa lạ với người dân ven biển miền Trung.

Theo kinh nghiệm của ngư dân, chỉ nên chọn cá nhỏ chừng hai ngón tay, mình cá săn chắc, màu tươi xanh, mắt còn trong mới đảm bảo độ tươi ngon. 

Món cá nục hấp cuộn rau và bánh tráng được ưa chuộng bất kể đông hè. 

'Nữ hoàng linh trưởng' trên bán đảo Sơn Trà

Du khách sẽ có được trải nghiệm đáng nhớ khi đi bộ trên con đường quanh co và ngắm nhìn những đàn voọc chà vá chân nâu trên bán đảo Sơn Trà, cách trung tâm Đà Nẵng chừng 10 km về hướng đông bắc.

Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch thành phố Đà Nẵng đang phối hợp với Hạt kiểm lâm Sơn Trà đi khảo sát, mời một số công ty lữ hành trải nghiệm trước khi mở tour ngắm voọc. Để có thể chiêm ngưỡng những chú voọc chà vá chân nâu, du khách sẽ di chuyển bằng xe ôtô, sau đó đi bộ. 

Thăm Vịnh Hạ Long bằng du thuyền

Thăm Vịnh Hạ Long bằng du thuyền hiện đã và đang trở thành lựa chọn hàng đầu của du khách trong và ngoài nước muốn khám phá và chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của Kỳ quan Thiên nhiên thế giới thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Chỉ cần vào google.com, gõ từ khóa tìm kiếm “Du thuyền Hạ Long” thì đã có khoảng 216.000 kết quả trong 0,52 giây, du khách có thể lựa chọn được cho mình một tour hợp lý và các thông tin đầy đủ nhất của các công ty du lịch đang có du thuyền hoạt động tại Vịnh.

Chính sự thiết kế tour một cách linh động nên trong năm vừa qua, hơn 500 tàu du lịch đã được cấp phép hoạt động trên Vịnh Hạ Long để đón hàng chục vạn du khách trong và ngoài nước.

Ví dụ như với chuyến hành trình chỉ 4 tiếng thăm Vịnh Hạ Long của Công ty Du Thuyền Hình Ảnh Hạ Long đã đưa du khách đi thăm quan một vòng qua các hòn đảo núi đá vôi với những hình thù độc đáo và khám phá động Thiên Cung.

Hay như chuyến hành trình 6 tiếng thăm Vịnh thì du khách còn được ghé thăm bãi biển Ti Tốp với bãi cát trắng trải dài còn nguyên sơ và ghé thăm hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt rồi qua làng chài Vung Viêng để khám phá cuộc sống thường nhật của người dân vạn chài nơi đây.

Du thuyền cập bến hang Sửng Sốt trong hành trình tham quan vịnh Hạ Long. Ảnh: Nguyễn Thắng

Một Copernic của ngôn ngữ học Việt Nam

Nhà nghiên cứu Pháp, Jean-Pierre Chambon khi điểm một nghiên cứu của Cao Xuân Hạo đã thốt lên rằng chính hướng nghiên cứu của ông Hạo sẽ đi tới một cuộc cách mạng Copernic thực sự của ngữ học hiện đại.

GS Cao Xuân Hạo - Ảnh: Tư liệu

Cuộc nói chuyện của viện sĩ khảo cổ học Liên Xô Gube tại Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam hồi những năm 80 của thế kỷ trước suýt nữa đã không thành. Một nhà nghiên cứu khảo cổ học từng học tại Liên Xô 7 năm đã không thể dịch được trôi chảy những gì viện sĩ nói, do vấp quá nhiều thuật ngữ chuyên dùng. “Người ta đã kệu Cao Xuân Hạo đến và mọi việc êm xuôi”, GS-TS Mai Quốc Liên sau này nhớ lại.