1 thg 6, 2015

Sông Cái - Phú Yên

Nước sông Ba chảy ra sông Cái
Anh có vợ rồi de gái làm chi !
Anh về rước vợ mau đi
Kẻo chỉ trở dạ e khi bị đòn.

Em ra sông Cái em nhào
Nghĩa nhơn để lại biết vào tay ai !

Sông Cái còn gọi là sông Kỳ Lộ - sông La Hiên ở thượng nguồn, con sông lớn thứ hai trong tỉnh, phát nguyên từ dãy núi cao trên 1000m ở phía Đông Nam tỉnh Gia Lai và Tây Nam tỉnh Bình Định. Đoạn ở ngoài tỉnh, sông chảy theo hướng gần như Bắc Nam qua vùng núi cao hiểm trở, lòng sông hẹp, độ dốc 3%. Ở đoạn này sông nhận thêm nước của các nhánh chính Tiovan, Cà Tơn, Trà Bương ở bên phải và nước Khe Cách, suối Gấm, suối Cát, suối Mun, suối Đập,..v.v..ở bên trái. Từ Xuân Quang đến biển, sông chảy theo hướng Tây Đông, song cũng có đoạn ngắn chuyển hướng khác nhau. Dòng sông từ Hà Bằng đến Mỹ Long chuyển hướng về Đông Nam. Từ quốc lộ 1A, dòng sông chuyển hướng Đông Bắc và chia làm hai nhánh. Một nhánh chảy ra vịnh Xuân Đài, còn nhánh chính khi đến làng Ngân sơn chia làm hai đưa nước vào đầm Ô Loan và nhánh kia qua làng Hội Phú lại chia hai nhánh nữa, đổ ra biển bằng cửa Bình Ba qua vịnh Xuân Đài.

Sông Cái ( theo bản đồ của Google map)

Một cực đông, hai điểm đến

Nếu cực đông Mũi Đôi là điểm đến ưa chuộng của những tín đồ du lịch bụi bởi hành trình khám phá đầy gian nan và cực nhọc thì Mũi Điện là nơi lý tưởng để các cặp đôi tìm đến hẹn hò.

Tới cực đông Mũi Đôi, du khách nên qua đêm để sáng sớm hôm sau đón bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam - Ảnh: TIẾN THÀNH 

Suốt hành trình khám phá hai danh thắng này, du khách sẽ bắt gặp những con đường nhựa phẳng lì, uốn lượn theo những dãy núi hùng vĩ chạy dọc bờ biển, băng qua sa mạc cát nóng bỏng hay hòa mình vào làn nước xanh trong như ngọc bích hoặc chiêm ngưỡng những nét kiến trúc cổ điển thời Pháp của ngọn hải đăng…

Khám phá nghề nuôi ngọc trai trên vịnh Hạ Long

Trong hành trình khám phá Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) thì làng chài Vung Viêng là một điểm đến thú vị đối với du khách. 

Đường vào làng chài Vung Viêng 

Làng chài Vung Viêng nằm ở trung tâm vịnh Hạ Long, cách đất liền 24km, là một làng nổi nằm giữa hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ của Hạ Long thơ mộng, gồm các nhà bè tựa lưng vào núi, với những phao nổi tròn như quả bóng mà bên dưới là những lồng nuôi trai ngọc. 

Đến thăm làng chài Vung Viêng, du khách có thể chứng kiến quy trình tạo nên một viên ngọc trai, từ việc nuôi cấy đến lúc thu hoạch và chế tác. 

Lưu truyền 'bê thui Cầu Mống' xứ Quảng

Món bê thui Cầu Mống ngon và đúng điệu nhất thì chỉ có thể là ngay tại địa danh Cầu Mống, xã Điện Phương (huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).

Bê thui ngon nhất khi được thái thành lát mỏng vì có thể cuốn với bánh tráng dễ dàng hơn 

Lần nào có dịp đi ngang qua xã Điện Phương, tôi cũng cố ý cho xe chạy chậm để được “chiêm ngưỡng” những con bê nước da căng vàng đang nằm trên xiên, phía dưới có lò than hoa đang đỏ rực.

Quán bán bê thui dọc đường qua địa phương này san sát nhau, quán nào không trưng bê ra mặt tiền thì cũng treo vài bắp đùi lủng lẳng trong buồng kính kín bưng. 

Dân dã bánh ổ Quảng Ngãi

Bánh ổ nghe lạ với nhiều người, nhưng với những bậc cao niên ở Quảng Ngãi thì mỗi khi nghe nhắc đến lòng lại cồn cào, da diết. Họ nhớ về món bánh dân dã được chế biến từ gạo đã gắn bó với bao kiếp người gian khó. 

Bánh ổ chế biến khá đơn giản. Gạo được vo sạch rồi ngâm trong nước khoảng chừng hơn một giờ đồng hồ. Sau đó vớt ra chậu cùng với ít nước, cho vào cối đá xay nhuyễn để tạo thành dạng bột nước trắng tinh sóng sánh. Thêm ít gia vị cùng với nước vào để bánh sau khi ra lò có hương vị ngon hơn. Củ nén rửa sạch, giã giập, cho vào chảo dầu phộng đun sôi trên bếp đến khi ngả sang màu vàng, bốc mùi thơm thì đổ vào nước bột khuấy đều. 

Bánh ổ nghe lạ với nhiều người, nhưng với những bậc cao niên ở Quảng Ngãi thì mỗi khi nghe nhắc đến lòng lại cồn cào, da diết. 

Nem lụi Bá Lễ: Món ngon độc đáo của phố cổ Hội An


1. Giếng Bá Lễ là một giếng Chăm cổ nằm trong khu vực dân cư trên đường Trần Hưng Đạo. Giếng nổi tiếng với nguồn nước mát trong, nấu cơm cơm ngon, pha trà trà thơm. Có lẽ vì ở gần giếng cổ này mà chủ quán đã lấy tên Bá Lễ để đặt tên cho quán. Để rồi từ đó, Bá Lễ “chết tên” với những món ăn đặc sản, trứ danh mà khách du lịch thường rỉ tai nhau mỗi dịp đến thăm thú phố cổ.

Quán không rộng và trông khá dân dã với một dãy bàn kê thêm bên vỉa hè của con hẻm nhỏ. Với căn bếp “lộ thiên” được đặt ra sát mép đường như để trình diễn cho thực khách biết thêm về những món ăn của quán.