5 thg 4, 2015

Đường về, Hải Lý

Bức ảnh nhà thờ đổ ở Hải Lý ám ảnh tôi trong một thời gian rất dài, để không biết bao lần đã lên kế hoạch với bạn đồng hành mà rồi đành lỗi hẹn. Để rồi, hôm nay xứ đạo “đãi người”... 

Nhà thờ đổ trên bờ biển Hải Lý - Ảnh: Băng Giang 

Chúng tôi đi về phía nam, không bản đồ, không lịch trình, không địa danh nào cụ thể. Chỉ biết, chuyến đi ngẫu hứng về Hải Lý sẽ bắt đầu bằng một cái tên danh tiếng: nhà thờ chính tòa Phát Diệm ở thị trấn Kim Sơn, Ninh Bình nằm cách Hà Nội chừng 120km.

Tháng 3 - mùa hoa trẩu

Cùng với hoa gạo, hoa ban, hoa xoan, mùa hoa trẩu đang thu hút bước chân phiêu bồng của bao lữ khách mỗi tháng 3 về.

Hoa trẩu ở Trạm Tấu (Yên Bái) - Ảnh: Việt Nguyễn 

Tháng 3 về, núi rừng Bắc bộ lại bừng lên bao sắc hoa: hoa gạo, hoa ban, hoa xoan, hoa trẩu… Những sắc hoa đỏ, trắng, hồng, tím như khoác lên núi rừng, bản làng một tấm áo rực rỡ, tươi mới.

3 thg 4, 2015

Vãn cảnh chùa Bà Thiên Hậu

Chùa Bà Thiên Hậu có vị trí quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Hoa trong quá trình định cư ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Chùa thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu thu hút đông đảo đồng bào Hoa - Việt và du khách quốc tế đến thăm viếng và vãn cảnh.

Từ cuối thế kỷ XVII, khi rời Trung Quốc sang Việt Nam lập nghiệp ở Đề Ngạn (sau này gọi là Chợ Lớn), người Hoa đã biến khu vực này thành nơi tập trung sinh sống của họ cho đến ngày nay. Vào năm 1760, chùa Bà Thiên Hậu được xây dựng với kiến trúc đặc trưng của người Hoa. Từ đó đến nay, ngôi chùa đã trùng tu nhiều lần nhưng vẫn còn giữ được phong cách vốn có góp phần tạo nên bản sắc văn hóa cho vùng đất Sài Gòn - Gia Định xưa. Trong đó, vật liệu để xây chùa lúc bấy giờ gồm gạch, ngói, đồ gốm... đều được đem từ vùng Nam Trung Quốc sang.

Chùa Bà Thiên Hậu là ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất và có vị trí quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người Hoa ở Sài Gòn - Chợ Lớn.

Ô Lâu còn đó câu hò

Trăm năm vì lỗi hẹn hò
Cây đa bến cộ con đò khác đưa
Cây đa bến cộ còn lưa
Con đò đã thác năm xưa tê rồi!

Chuyện xưa kể rằng, có chàng thư sinh từ phương Bắc trên đường vào kinh (Huế) ứng thí, đã gặp cô lái đò ngang trên sông Ô Lâu rồi hai người đem lòng mến thương nhau. Sau kỳ thi, chàng về quê và ước hẹn sẽ sớm quay lại gặp nàng. Nhưng rồi, bặt vô âm tín, chàng không trở lại như đã hứa hẹn. Sau thời gian dài mòn mỏi đợi chờ, cô lái đò lâm bệnh mà chết. Lúc chàng trai ngày ấy trở lại tìm người yêu thì cô lái đò năm xưa đã không còn nữa. Câu chuyện đơn giản như hàng ngàn câu chuyện tình khác, nhưng không hiểu sao với tôi cảm giác mến thương cô gái đa tình ngày xưa cứ đọng mãi trong lòng và cứ hẹn với mình thế nào cũng phải tìm đến bến đò ấy một lần.

Để thỏa ước nguyện đó và cũng là dịp thưởng ngoạn khung cảnh trữ tình của sông Ô Lâu, nhóm bạn chúng tôi xuống đò làm một chuyến thám du đường thủy.

Ngao du sông nước

Khám phá hồ và hang núi Đồng Bò

Mọi người nói với tôi rằng, hãy chỉ đường rõ ràng cho mọi người tìm tới nơi này, vì đến nay vẫn chưa có bảng dẫn đường cụ thể. Để đến hồ Kênh Hạ và thăm chiến khu Đồng Bò, bạn tới Trạm y tế xã Phước Đồng, Nha Trang sẽ gặp con đường tên Trần Đường, đi hết Trần Đường, rẽ phải là đường Hoàng Minh Thảo, cứ thế mà đi qua những con đường nhiều ngõ ngách, cuối cùng tới hồ Kênh Hạ. Kể vậy, bởi trước đó tôi cũng đã lạc đường vào khu du lịch đẹp vời vợi này.

Hồ Kênh Hạ, điểm du lịch sinh thái còn hoang sơ, ngày nào cũng thu hút nhiều du khách Nga tìm đến, tận hưởng vẻ đẹp của hồ nước mênh mông, của núi rừng bao la. Anh Dima Vilasov 42 tuổi, đến từ Nga, ngồi buông câu trên hồ vui vẻ nói: “Tôi khá bất ngờ khi đến nơi này qua lời giới thiệu của hướng dẫn viên. Vô cùng thoải mái khi được tự do thả lỏng bản thân mình”. Gần đó, khoảng hơn một chục du khách Nga nữa thong dong ngồi câu, kết quả là những con cá chẽm, cá chấm, có con trên một ký, sẽ được bắt lên chế biến cho buổi ăn trưa của họ.

Hồi ức Nậm Cắn

Nậm Cắn, tiếng Thái nghĩa là cùng chung dòng suối, mang một nghĩa rất đẹp, Việt- Lào cùng chung nhau một dòng nước. Bên kia là đỉnh Đia Đam, Pà Cả của huyện Noọng Hét, nước bạn Lào, bên này là Nậm Cắn (Việt Nam). 

Tôi đứng bên này cửa khẩu nhìn sang, chợt nghĩ, đường biên do con người tạo ra, vậy nên cũng để con người bước qua, chứ không phải để ngăn cách. Đã biết bao lần tôi đến cùng Nậm Cắn, ký ức về một vùng biên viễn xa xôi vẫn không bao giờ xóa nhòa trong tâm tưởng.

1. Tôi luôn nhớ về miền đất ấy. Nỗi nhớ như một dòng suối ngầm mạnh mẽ chảy trong lòng, nhắc rằng tôi đã đến và đã thấy, đã thở và đã sống, đã gặp và đã yêu.

Từ cành hoa đào nở ở ven con đường chênh vênh lên bản, nơi bờ rào gỗ bên nhà... như những đốm sáng nhỏ xíu mà ấm áp giữa cái mờ sương trên độ cao hơn 1.400m của dãy Phuxailaileng.

Từ vẻ ngẫm nghĩ của ngọn cỏ khô vương trên cánh cổng gỗ đến cái chênh chao, thoáng đãng của những dãy núi mờ xanh bất tận miền biên viễn.

Chốn biên cương nơi địa đầu Tổ quốc ấy từng ghi dấu trong tôi hai chữ: Nậm Cắn.

2 thg 4, 2015

Rong chơi Bảy Núi

Trước khi tiến vào Bảy Núi, đoàn chúng tôi lên núi Ba Thê. Đây được xem là tiền tiêu của Thất Sơn hùng vĩ. Đường khá nguy hiểm, quanh co, trắc trở. Nhớ lúc chuẩn bị xuất phát, những người dân địa phương cảnh báo: “Chớ có liều lĩnh chạy lên đỉnh núi bởi đường rất trơn trợt”.
Thiên nhiên hữu tình

Theo số liệu xưa, núi Ba Thê cao 30 trượng, chu vi 13 dặm, bên Tây núi là sông Thoại Hà thơ mộng, trữ tình. Phía trước giáp với bưng biền, cỏ rậm bùn lầy. Nhiều cư dân sống quanh núi kể thêm vùng này trước đây có beo, voi và nhiều thú quý hiếm, nay chỉ còn khỉ, chim rừng, nhen, sóc, diệc, cu đất. Nằm dưới chân núi Ba Thê hùng vĩ, Linh Sơn cổ tự còn gọi là chùa Phật Bốn Tay. Nơi chân núi Ba Thê có ngôi đình thờ ông Phan Thanh Giản. Trên núi Ba Thê còn có ngôi chùa cổ tên Sơn Tiên Tự. Thoai thoải gần đỉnh núi là tháp Đại Đao khổng lồ. Phía Bắc của núi Ba Thê còn có hang Ông Hổ, Chót Ông Tà, nơi thờ phượng thần Núi…

Ông Thạch Cha Ra, ngụ thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, An Giang hơn bảy mươi năm qua, nói: “Không biết tên gọi Bảy Núi có tự bao giờ mà khi lớn lên tôi đã biết”. Theo lời ông kể, bảy ngọn núi ấy liên hoàn tạo thành hình vòng cung có tên là núi Nước, núi Năm Giếng, núi Cô Tô, núi Kéc, núi Dài, núi Cấm và núi Tượng. Có khá nhiều con đường dẫn vào Bảy Núi tuy không rộng lớn nhưng rất đẹp với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, nhiều chùa chiền, miếu mạo của các tôn giáo nằm lẫn khuất dưới những tàng cây thốt nốt trải dài theo các tỉnh lộ.

Cầu qua chùa Phật Lớn trên núi Cấm.

Lên Bidoup-Núi Bà để không nuối tiếc

Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà là một trong năm vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam. Được thành lập năm 2004, vườn lấy tên theo hai ngọn núi Bidoup (2.287 m, cao nhất cao nguyên Lâm Viên) và núi Bà (2.167 m, cao nhất Đà Lạt). Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) chọn Bidoup-Núi Bà thuộc diện ưu tiên số một trong dãy núi Nam Trường Sơn.

Chớm thu, trời Đà Lạt nắng vàng như mật, hứa hẹn cuộc khám phá Vườn quốc gia (VQG) Bidoup-Núi Bà nhiều bất ngờ thú vị. Sáng sớm, ô tô VQG đón chúng tôi từ Đà Lạt theo đường 723 (Đà Lạt-Nha Trang), qua vùng rau hoa công nghệ cao, đồi núi trập trùng. Có người bảo “Đèo 723 là đèo đẹp nhất Việt Nam”. Thật vậy! Đẹp đến nao lòng. Non trưa, chúng tôi đến Văn phòng VQG (tại xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương) cách Đà Lạt khoảng 50 km.

Vào rừng tìm đường lên… Thiên Thai

Núi Bidoup cao 2.287 m.

Đoàn chia thành hai nhóm, tôi đi trong nhóm Cil Criêu Ha Trái (dân tộc K’ho) làm hướng dẫn viên du lịch. Trên đường đi, Ha Trái chỉ cho chúng tôi biết những cây rừng do tổ tiên truyền lại, để làm thuốc cứu người. Nào cây thanh mai (chữa đau răng), cây chỉ thiên (chữa đau bụng), cây dẻ (chữa ho), rồi sa nhân, đẳng sâm, ngũ gia bì, sâm đỏ… Tôi thật sự ngạc nhiên và khâm phục Ha Trái hiểu rừng như “vườn nhà”. Rồi Ha Trái chỉ vào một cây ven đường, bảo: “Đây là cây đỡ đẻ, tên là Criêu, tên đệm của bộ tộc mình đấy. Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa bộ tộc mình có người phụ nữ mang bầu vào rừng hái quả. Chẳng may đau đẻ bất ngờ, không người giúp đỡ, không tã lót chăn gối, bà hái vội lá cây rừng lót thành nệm và đẻ con trong đó. Nghe tiếng con khóc, bà sung sướng ôm con trong bọc lá cây, đi về nhà. Cả buôn làng mừng rỡ ra đón và mở tiệc ăn mừng. Trước lúc ăn tiệc già làng nói, đây là lá Criêu, từ nay đứa trẻ này và mọi đứa trẻ khác sinh ra đều lấy tên Criêu làm tên đệm”. Chuyện thật giản dị.

Đi trong rừng thông hoang sơ, gió thổi rì rào “bản nhạc rừng” không dứt, không khí thoáng đãng, mát mẻ thật thú vị. Thình lình, Ha Trái bảo: “Sắp đến Thiên Thai rồi!”. Cả nhóm cười nắc nẻ. Đi thêm vài trăm mét nữa, đến bên một cây khá to, cao khoảng 25 m, Ha Trái bảo đây là cây thông đỏ, cùng thời với khủng long, nằm trong sách đỏ thế giới. Đi dọc suối độ vài trăm mét, gặp thác Thiên Thai hiện ra bất ngờ. Thác nước giữa rừng sâu, dải nước khá rộng tung bọt trắng xóa, chảy mạnh, thật kỳ vĩ, thơ mộng và đẹp đến mê hồn. Tôi nhai vội búp chè đắng Ha Trái đưa, mới cảm nhận được vị chan chát, ngòn ngọt và nhìn kỹ cây chè đắng cạnh thác. Tôi chợt nhớ câu nói: “Người Việt Nam nằm trên đống thuốc quý mà không biết”. Trên đường về, chúng tôi lang thang qua những đồi thông xanh thẳm hoang dã, qua khu nuôi cá nước lạnh (cá hồi và cá tằm), thật thú vị và ấn tượng.

Sự tích cây đỡ đẻ.

Mai xanh.

Ông Lê Văn Hương – Giám đốc VQG Bidoup-Núi Bà cho biết, năm 1993 tỉnh Lâm Đồng thành lập “Ban quản lý rừng đặc dụng Bidoup-Núi Bà”, năm 2002 chuyển thành “Khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup-Núi Bà”. Ngày 19-11-2004, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập “Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà” với diện tích 70.038 ha, tại huyện Lạc Dương và một phần huyện Đam Rông, Lâm Đồng. Độ che phủ rừng đạt 91%, đây là một trong năm VQG lớn nhất Việt Nam.

Vườn đã lập quy hoạch du lịch 2011-2020 (đang khai thác ba tuyến), phối hợp với JICA (Nhật Bản) xây dựng “Mô hình du lịch sinh thái cộng đồng” (đã đón hơn 10.000 du khách trong và ngoài nước). VQG đang xây dựng “Vườn thực vật đổi màu” và “Vườn thú bán hoang dã” với vốn đầu tư 200 tỉ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa. 

VQG nằm ở độ cao 650-2.287 m, có tiềm năng đa dạng sinh học rất lớn, bao gồm các kiểu rừng: rừng kín thường xanh, rừng thưa cây lá kim, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng lùn đỉnh núi, rừng rêu, rừng tre nứa…

Say nhịp cồng chiêng như say ché rượu cần

Nghỉ ngơi tại những biệt thự trong rừng thông VQG, chúng tôi thấy khỏe khoắn, thoải mái hẳn ra. Buổi chiều, thăm khu trưng bày và xem phim tư liệu. Ông Lê Văn Hương, Giám đốc VQG tâm sự: “Tôi mê rừng như điếu đổ, một ngày xa rừng thấy bứt rứt trong người lắm, một tuần không vào rừng là ốm liền”.

Vừa chập tối, chúng tôi bị “hút hồn” bởi tiếng cồng chiêng thúc giục, mùi thịt nướng than thơm ngan ngát, hương rượu cần nồng cay. Và các chàng trai, cô gái K’ho quyến rũ trong váy, áo thổ cẩm rực rỡ. Già làng thổi ba hồi tù và, rồi đọc thần chú: “A pô pơ că/ A pô pơ jêng… Từ thời hồng hoang/ Khi chưa có lửa/ Loài người tiền sử/ Ăn gì cũng sống/ Người mọc đầy lông/ Hết mùa ăn lá/ Lại ăn củ mài/ Thần lửa thương tâm/ Bèn thả cục đá/ Từ trên cõi trời/ Rơi vào núi đá/ Hóa thành ngọn lửa/ Thiêu đốt muôn loài/ Cháy thành tro bụi. Từ đó loài người mới biết sức mạnh của Thần Lửa. Vậy, xin mời vị đại diện trong quý khách khai lửa, cùng buôn làng chúng tôi!”.

Tiếng cồng chiêng tấu lên vang vọng cả núi rừng, các cô gái sơn cước múa xoang mềm mại, xoay tròn trong vòng lửa đầy ma lực. Rượu cần uống mềm môi chưa say, chỉ say ánh mắt của cô gái vít cần.

Thác Thiên Thai.

Thăm cây thông ngàn tuổi

Đêm ở VQG, trong biệt thự giữa rừng thông, nghe “bản hòa tấu” côn trùng rên rỉ êm tai, ngủ ngon không chút mộng mị. Giám đốc Hương đưa chúng tôi thăm đỉnh Hòn Giao (nơi tiếp giáp giữa Lâm Đồng và Khánh Hòa) và kể sâu về rừng, động thực vật đặc hữu. Chúng tôi còn được nghe truyền thuyết núi Bidoup. Chuyện kể rằng, ngày xửa xưa, LangBiang và Bidoup là hai anh em ruột. LangBiang yêu Hòn Giao – sơn nữ xinh đẹp nhất vùng. Nhưng Hòn Giao lại yêu Bidoup vì cao lớn khác thường. Thấy vậy, LangBiang cốc nhẹ vào đầu Bidoup và nói “đừng cao nữa, đừng yêu Hòn Giao”. Thương người anh, Bidoup suốt đời “gục mặt xuống” cho bớt cao, sau hóa thành ngọn núi và có dáng như bây giờ. LangBiang lấy được Hòn Giao làm vợ, cả hai khi chết biến thành hai ngọn núi nằm cạnh Bidoup. Chuyện ly kỳ, thú vị.

Đến trạm kiểm lâm sát chân núi Hòn Giao lúc nào không hay. Xe dừng lại, tôi chụp hình tấm bảng dựng cạnh đường đèo có dòng chữ bằng tiếng Việt và tiếng Anh như lời khuyến cáo: “Đến với Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà: Không để lại gì ngoài những dấu chân/ Không lấy gì ngoài những tấm ảnh/ Không giết gì ngoài thời gian”. Rồi chúng tôi thăm “rừng lùn” với nhiều loài cây, hoa phong lan, rêu, nấm… ngợp đất, mát rượi. Trên đường về Trạm kiểm lâm Giang Ly dùng cơm trưa, giám đốc Hương mời cả đoàn thăm cây thông hai lá dẹt gần 1.000 tuổi, bốn người ôm mới kín gốc. Ông Hương nói: “Thông hai lá dẹt – tên khoa học Pinus krempfii, trên thế giới chỉ có duy nhất ở VQG Bidoup-Núi Bà của Việt Nam”.

Cuộc khám phá vườn quốc gia hai ngày để lại trong tôi nhiều cảm xúc, ấn tượng khó quên. Và tôi đã làm đúng thông điệp: “Không để lại gì ngoài những dấu chân. Không lấy gì ngoài những tấm ảnh đẹp. Không giết gì ngoài thời gian”.

Hà Hữu Nết

Bà Nà bốn mùa trong mây

Những tia nắng vàng ươm vẫn trải dài bên dưới vịnh Tiên Sa, những giọt mưa mùa thu lại tí tách rơi trên đường lên đỉnh Bà Nà. Bốn mùa trong mây là cách gọi thân yêu của tôi đối với đỉnh núi nằm ở độ cao 1.487 m so với mực nước biển. Một ngày có những sắc lá xanh của mùa xuân, có chút nắng vàng của mùa hạ, có chút sương lãng đãng của mùa thu và có cái lành lạnh của mùa đông.

Khung cảnh đẹp như tranh khi cáp treo lên độ cao khoảng 200 m. Tôi ngó nghiêng người qua những khung kính ngắm nhìn thác Tóc Tiên và suối Mai đang phơi mình trắng toát giữa màu xanh của những cánh rừng nhiệt đới. Vẫn còn những dãy chuối rừng xen lẫn trong đám lá xanh tươi, nó gợi nhớ cho tôi ký ức về tên một đỉnh núi Bana đọc trại thành Bà Nà và được người Pháp chọn làm trung tâm nghỉ dưỡng ở Đà Nẵng trên dãy đất miền Trung nắng gió.

Đường vào vườn hoa tình yêu.

1 thg 4, 2015

Du xuân vãn cảnh núi Trầm

Cuối tuần trời trong, mấy chị em tôi chuẩn bị bộ lệ, đồ ăn thức uống nhằm hướng núi Trầm (còn gọi núi Tử Trầm, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) thẳng tiến.

Khung cảnh hùng vĩ nên thơ nhìn từ đỉnh núi Trầm - Ảnh: Iris Trương 

Nằm bên con sông Đáy xanh trong của xứ Đoài, không chỉ có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, núi Trầm còn nổi tiếng bởi là nơi quần tụ của nhiều di tích, chùa chiền, vừa có ý nghĩa tâm linh, vừa có giá trị lịch sử lâu đời. Vì thế thật ý nghĩa để chọn cho chuyến du ngoạn đầu xuân.