9 thg 3, 2015

Anh có biết cây bàng bên dòng sông Đồng Nai?

Anh có biết cây bàng bên dòng sông Đồng Nai
Đã viết bao nhiêu lá thư tình
Gửi xuống lòng sông
Chờ đợi?


Đó là đoạn đầu bài thơ rất được yêu thích của nhà thơ nữ Khương HàCây bàng bên dòng sông Đồng Nai. Cô sáng tác bài thơ này khi tuổi mới mười tám đôi mươi, ngồi ở quán cà phê Cây Bàng bên dòng sông Đồng Nai, nhìn những chiếc lá bàng lả tả rơi, trôi theo dòng nước.

Bài thơ kết thúc bằng khổ thơ:

Anh có biết cây bàng yêu dòng sông Đồng Nai
mà dòng sông cứ xuôi về biển cả
Không hiểu nổi một điều nghiệt ngã
Phía xa khơi sẽ tan mất chính mình

Cây bàng bên dòng sông Đồng Nai. Ảnh chụp từ quán cà phê Cây Bàng, 2010 (PHN).

Những ngôi đền nổi tiếng linh thiêng ở Hà Nội

Trong những ngày đầu năm mới, đi đền, chùa đã trở thành một phong tục tốt đẹp của người dân Việt Nam như một cách tìm nơi bình an trong tâm hồn.

Thăng Long tứ trấn là 4 ngôi đền thiêng được lập nên để trấn giữ bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc của kinh thành Thăng Long xưa kia. Đây là những ngôi đền được coi là linh khí của Hà Nội, vì vậy vào dịp đầu xuân, người dân lại nô nức đi lễ cầu may.

Đền Bạch Mã

Đền Bạch Mã là một trong những ngôi đền cổ và linh thiêng bậc nhất ở Hà Nội, nằm ở hướng chính đông, là một trong tứ trấn của kinh đô Thăng Long xưa. Trước đây, đền thuộc phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, được xây từ năm 866 và được hoàn thiện vào năm 1010 dưới thời vua Lý Thái Tổ. Đây là một ngôi đền lớn có kiến trúc cổ, quy mô bề thế còn lưu giữ được những nét kiến trúc đặc sắc thời Lý, Trần. 

Ngôi đền với lối kiến trúc cổ xưa từ thời Lý, Trần. Ảnh: Lê Bích 

Làng cổ Phước Lộc Thọ

Nằm bên sông Vàm Cỏ Đông yên bình (xã Hữu Thạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), làng cổ Phước Lộc Thọ là điểm du lịch dành cho những người yêu thích không gian cổ xưa, trở về với nguồn cội dân tộc bên những ngôi nhà cổ mang bản sắc ba miền đất nước. 

Làng cổ Phước Lộc Thọ do ông Dương Văn Mỹ, một người đam mê đồ gỗ cổ sưu tầm và xây dựng. Ngôi làng được khởi công từ năm 2006 trên diện tích hơn 10 héc ta, được chia làm 2 khu riêng biệt là khu tham quan và khu ăn uống, giải trí, nghỉ dưỡng. Ngay khi đặt chân vào trong khuôn viên làng cổ, du khách đã bị mê hoặc bởi những nét cổ kính của các ngôi nhà xưa. Đây cũng là không gian lý tưởng để du khách thư giãn, tĩnh tâm và hòa mình vào với thiên nhiên.

Khu tham quan rộng 6 héc ta gồm 22 ngôi nhà gỗ cổ có niên đại từ 80 đến 150 năm được sưu tầm ở khắp mọi miền đất nước. Mỗi ngôi nhà cổ ở đây đều mang một bản sắc riêng mang dấu ấn vùng miền.

Một góc làng cổ Phước Lộc Thọ nhìn từ trên cao.

Khu du lịch Tân Cảng

Khu du lịch Tân Cảng (A100 Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh) bên dòng sông Sài Gòn thơ mộng là một không gian lý tưởng để du khách vui chơi, nghỉ dưỡng và đặc biệt là thưởng thức những món ăn Âu - Việt - Hoa phong phú và đa dạng.

Khu du lịch Tân Cảng thuộc Làng du lịch Bình Quới, cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh 10 phút chạy xe là điểm đến nổi tiếng dành cho du khách trong nước và quốc tế. Với diện tích gần 2,5ha nằm trải dọc theo bờ sông Sài Gòn, khu du lịch Tân Cảng được thiên nhiên ưu đãi một khung cảnh thoáng mát, cảnh vật hữu tình.

Tại đây có đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp, những món ăn ngon, mới lạ và thường xuyên thay đổi cũng là điều mà quý khách không thể bỏ qua. Khu du lịch có 6 nhà hàng chiếm gần 5.000m
2 chuyên phục vụ các món ăn Âu - Việt - Hoa phong phú và đa dạng. Hệ thống nhà hàng chia làm 2 loại máy lạnh và sân vườn, được thiết kế hiện đại với sân khấu lộng lẫy, có thể cùng lúc phục vụ 4.000 người.

Khu du lịch Tân Cảng là không gian vui chơi, nghỉ dưỡng lý tưởng của du khách.

8 thg 3, 2015

Chùa Vĩnh Hưng - ngôi chùa đá ở Sóc Trăng

Nếu bạn đã từng đến Sóc Trăng và thăm những ngôi chùa nổi tiếng ở đây lâu nay, như chùa Dơi, chùa Khleang, chùa Đất Sét... thì bạn hãy thử thay đổi bằng cách viếng một ngôi chùa có phong cách khác hẳn nhé: đó là chùa Vĩnh Hưng.

Chùa Vĩnh Hưng - còn gọi là Tổ đình Vĩnh Hưng - tọa lạc tại số 110 Trần Hưng Đạo, khóm 2, phường 2, TP Sóc Trăng. Xưa kia chùa được gọi là chùa Cây Điệp (có lẽ vì ở chùa có cây điệp?), còn bây giờ chùa còn được gọi là chùa Đá bởi vì chùa được xây dựng bằng đá nguyên khối, mỗi khối có kích thước 30 x 20 x 20 cm.

Rộn ràng lễ hội rước pháo Đồng Kỵ ở Bắc Ninh

Sáng mùng 4 Tết Ất Mùi (ngày 22.2), lễ hội rước pháo Đồng Kỵ (huyện Từ Sơn, Bắc Ninh) tục truyền có từ đời vua Hùng Vương thứ 6, đã chính thức khai hội, mở đầu cho mùa lễ hội khu vực phía Bắc.

Sân đình là nơi sẽ diễn ra màn rước ông Đám hấp dẫn nhất lễ hội 

Tháng Giêng xem múa lân ở Sài Gòn

Tháng Giêng là mùa lân ở Sài Gòn. Từ mùng 1 đến rằm, dạo quanh khu quận 5 và các cửa hàng, trung tâm thương mại lớn, không khó để bắt gặp một đoàn lân sư rồng đang biểu diễn với lượng người xem vây kín.

Hấp dẫn bánh bèo ngọt Nha Trang

Bánh bèo ngọt là một trong những món quà vặt hấp dẫn của Nha Trang. Bánh bèo ngọt cũng đổ trong chén như bánh bèo thường nhưng nhỏ hơn, vừa đủ “một miếng”, vừa miệng rất ngon.


Ngoài loại bánh bèo mặn tôm chấy, nhiều nơi còn có bánh bèo ngọt, với cách chế biến khác nhau tùy theo mỗi vùng. Có nơi trộn bột với lá dứa, ăn với nước cốt dừa. Có nơi ăn với đậu xanh rắc trên bề mặt. Hoặc bánh bèo ngọt Hội An trộn chung với đường nhưng lại ăn với nước mắm mặn…

Lễ hội đường phố lớn nhất của người Hoa ở Sài Gòn

Ngày 5/3, hàng nghìn người dân Sài Gòn cùng du khách đổ về quận 5 để tham gia lễ hội đường phố mừng Tết Nguyên tiêu của cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn.

Tết Nguyên tiêu, hay Tết Thượng nguyên là lễ hội truyền thống của đồng bào người Hoa tổ chức tiếp diễn sau Tết Nguyên đán, vào ngày Rằm tháng Giêng. Lễ hội đón mừng đêm trăng tròn đầu tiên trong năm, đồng thời cũng là hoạt động để kết thúc những ngày vui tết theo tập quán của người Hoa.

4 thg 3, 2015

Ngắm vẻ cổ kính của tháp ngàn năm tuổi ở Nha Trang

Cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 2km, Tháp Bà Ponagar là ngôi đền Chăm Pa cổ ngàn năm tuổi tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ. Từ trên đồi nhìn xuống, đây là vùng cửa sông Cái có cảnh quang rất đẹp, thu hút nhiều du khách và cả dân địa phương đến đây chụp hình, tham quan.


Bất cứ ai một lần đến Nha Trang đều ghé thăm Tháp Bà. Mùa phượng hay những ngày lễ, tết… Tháp Bà là nơi lưu giữ kỷ niệm của không biết bao thế hệ học sinh, sinh viên Nha Trang. Có những gia đình còn giữ được bộ ảnh chụp ở Tháp Bà từ đời cha/mẹ, rồi đến thế hệ con cái ở lứa tuổi đó, 20-30 năm sau đó, cũng cảnh vật đó…