3 thg 7, 2014

Truyền thuyết Bà Rịa và địa danh Bà Rịa


“Bà Rịa ở địa đầu biên giới trấn Biên Hòa, là đất có danh tiếng, cho nên các phủ phía Bắc có câu ngạn rằng, “cơm Nai Rịa - cá Rí Rang” ấy là lấy xứ Đồng Nai mà Bà Rịa đứng đầu mà bao gồm cả Bến Nghé, Sài Gòn, Mỹ Tho, Long Hồ vậy”. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức đã chép như vậy. Gần đây, tin tức về những hoạt động thiết thực kỷ niệm 300 năm Đồng Nai - Biên Hòa, 300 năm Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh khiến các độc giả Bà Rịa - Vũng Tàu cũng thảo luận thật sôi nổi một vấn đề: lịch sử hình thành vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu và nguồn gốc địa danh Bà Rịa.  Sau cuộc tranh luận hết sức sôi động suốt một ngày ròng tại cuộc Hội thảo khoa học ngày 25-9-1998 do Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức về Nhân vật chí tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chúng tôi lại được tham dự cuộc hội thảo rất thú vị về ngôi mộ bà Nguyễn Thị Rịa do huyện ủy Long Đất tổ chức ngày 7-10-1998 tại xã Tam An, truyền rằng đó là nơi bà có công khai hoang, lập làng và bà mất ở đấy. Và quả là ít có một nhân vật lại có trong nhiều truyền thuyết như  Bà Rịa.

Non thiêng Yên Tử

Trong dòng chảy lịch sử hơn 2000 năm của Phật giáo Việt Nam, danh sơn Yên Tử gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Phật hoàng Trần Nhân Tông, người sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm, một dòng thiền mang đậm bản sắc văn hóa Phật giáo của người Việt. Và mảnh đất “địa linh” này chính là “kinh đô” Phật giáo của nước Đại Việt xưa. Với những giá trị đặc biệt về cảnh quan, kiến trúc, văn hóa và lịch sử, Quần thể Di tích và Danh thắng Yên Tử đã được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt và đang xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận là Di sản Thế giới...

Về miền cõi Phật

Vào một ngày đầu tháng Năm, khi tiết trời đầu hạ bắt đầu rực vàng ánh nắng, chúng tôi hành hương về miền cõi Phật trên đỉnh non cao Yên Tử ở Quảng Ninh, nơi cách đây hơn 700 năm, vua Trần Nhân Tông từ giã chốn cung vàng điện ngọc lên núi sống kiếp khổ hạnh tu hành, lập nên Thiền phái Trúc Lâm, dòng thiền mang đặc sắc văn hóa Phật giáo của người Việt.

Ngã ba - ngã tư

Đồng Nai có 2 cái ngã ba quen tên với mọi người, đó là Ngã Ba Vũng Tàu rẽ qua quốc lộ 51 để đi Vũng Tàu và Ngã Ba Dầu Giây rẽ qua quốc lộ 20 đi Đà Lạt.

Không ảnh Ngã tư Vũng Tàu

Kỳ thật, 2 chỗ ấy đã thành ngã tư lâu lắm rồi (trên nhiều bản đồ cũng đã ghi tên là ngã tư) nhưng mỗi lần mình nói Ngã Tư Vũng Tàu hay Ngã Tư Dầu Giây mọi người đều trố mắt nhìn mình như thằng ngốc chẳng biết gì, nói trật lất.

2 thg 7, 2014

Câu chuyện Thất Sơn

Địa danh “Thất Sơn” rất quen thuộc với người An Giang và cũng không lạ gì với hàng triệu khách hành hương hằng năm về viếng Bà Chúa Xứ núi Sam (Châu Đốc). Thế nhưng, nếu có ai đó hỏi “Thất Sơn là bảy núi nào?” thì ngay cả những người bản địa cũng khó có lời giải đáp một cách thuyết phục. Giới nghiên cứu cũng đã tốn khá nhiều công sức sưu tầm nhưng “bức màn huyền bí” của Thất Sơn hầu như vẫn chưa được mở toang ra.

Cách đây mấy năm, khi tham gia biên soạn bộ “Địa chí An Giang”, tôi có dịp tiếp cận với một số tài liệu viết về “Thất Sơn”. Những lý giải về Thời gian xuất hiện địa danh “Thất Sơn”?; Vì sao gọi là Thất Sơn? Thất Sơn là bảy núi nào? thật là thú vị. Câu chuyện Thất Sơn cuốn hút tôi từ dạo ấy!

Trong Gia Định thành thông chí (GĐTTC) của Trịnh Hoài Đức biên soạn trước năm 1820 không thấy đề cập đến địa danh “Thất Sơn”. Cho đến Đại Nam nhất thống chí (ĐNNTC) của Quốc sử quán triều Nguyễn (bắt đầu biên soạn năm 1865), phần An Giang tỉnh mới có “Thất Sơn”. Dựa vào những tài liệu này, người ta đoán địa danh “Thất Sơn” ra đời khoảng giữa thế kỷ XIX. Không có ý kiến tranh cãi về khoảng thời gian ra đời của địa danh “Thất Sơn”, chỉ là chưa xác định thời gian cụ thể. Riêng lý do vì sao vùng này có đến mấy chục quả núi nhưng chỉ gọi Thất Sơn - Bảy Núi thì có nhiều ý kiến khác nhau.

Long Việt – khu du lịch ấn tượng về đồng quê Bắc Bộ

Chỉ cách Hà Nội hơn 50 km, Khu Du lịch Long Việt đang là một địa chỉ cuối tuần được nhiều người tìm tới.

Ba Vì là vùng đất nổi tiếng với những nét đẹp hoang sơ, mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa. Cảnh sắc thiên nhiên nơi đây thật tuyệt vời, núi non, sông nước hòa quyện, những cánh rừng già chứa đựng bên trong hệ động, thực vật phong phú, quý hiếm. Ba Vì cũng là nơi có nhiều khu du lịch sinh thái mang đậm nét vùng đồng quê Bắc Bộ. Vì thế, đây là địa điểm cuối tuần lý tưởng được nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến khám phá, thưởng ngoạn và nghỉ dưỡng.

Nằm trong quần thể các di tích và thắng cảnh Ba Vì, khu du lịch Long Việt cách Hà Nội hơn 50km về phía tây bắc là một trong những địa chỉ được nhiều người biết đến trong vài năm gần đây. Long Việt được xây dựng trên địa bàn thôn Nghe, xã Vân Hòa, huyện Ba Vì. Nhằm tôn vinh giá trị truyền thống văn hóa của người Việt, đặc biệt thể hiện sự thân thiện, hài hòa với thiên nhiên, chủ nhân của Long Việt đã tạo dựng, trưng bày hiện vật theo từng khu vực mang đậm dấu ấn khác nhau của các vùng quê Bắc bộ, rất gần gũi với đời sống, sản xuất và văn hóa tinh thần người dân. 

Tại sao dân Biên Hòa kỵ màu đỏ?

Bây giờ thì điều kiêng kỵ này đã giảm bớt rồi, đi ra đường ở Biên Hòa bạn vẫn thấy những chiếc xe máy màu đỏ chạy tung tăng.Thế nhưng cách đây chưa lâu lắm dân Biên Hòa tuyệt đối không mua xe màu đỏ.

Người ta nói rằng sắm xe màu đỏ thì chắc chắn 100% chủ xe sẽ bị tai nạn bể đầu vỡ óc, chết bất đắc kỳ tử, có nhẹ hơn thì cũng bị gãy tay, gãy chân, gãy xương sườn. Nếu như phước đức ông bà để lại thì nhẹ nhất là... bị mất xe!

Nghe nói rằng những năm 90 thế kỷ trước, khi xe máy bắt đầu thịnh hành lại tại Việt Nam, các hãng xe mang xe tới chào bán tại Biên Hòa đều đau đầu không giải thích được tại sao xe màu nào cũng bán được, chỉ riêng xe màu đỏ là đố bán được chiếc nào tại Biên Hòa!

Dân Biên Hòa còn kỵ mặc quần áo màu đỏ. Người lớn nói rằng mặc đồ đỏ sẽ bị ốm đau bệnh tật, bị tai nạn bất ngờ (có thể dẫn đến tử vong). Người trẻ hơn thì dẫn chứng hùng hồn rằng cứ xem đội bóng Đồng Nai đá banh, trận nào mặc áo đỏ thì chưa đá đã cầm chắc thua rồi, chẳng những thua mà còn thua đậm, thua te tua, thẻ vàng thẻ đỏ tùm lum (lại đỏ!)


Tại sao dân Biên Hòa không ăn tân gia?

Nếu bạn là một người dân cố cựu ở Biên Hòa, chắc chắn bạn đã được ông bà, cha mẹ dạy rằng: Đã là dân Biên Hòa, thì khi có nhà mới không được ăn tân gia. Còn nếu bạn là người từ nơi khác đến đây lập nghiệp, chắt chiu xây được một căn nhà, thì trước khi xây xong bạn sẽ được người quen can ngăn: Cất nhà thì cất, nhưng chớ có ăn tân gia!

Nếu ăn tân gia thì sao?

Người lớn bảo rằng: Nếu ăn tân gia thì cơ ngơi sẽ lụi tàn, sẽ phá sản, sẽ... đủ thứ xui xẻo...

Hic, tin hay không tin thì bạn cũng chả dám tổ chức ăn tân gia, vì... cũng sợ chứ!

Khổ nỗi, cất được cái nhà mới thì mừng lắm, muốn mời người thân, bạn bè tới để khao và khoe. Vậy phải làm sao?

Dân Biên Hòa lách luật bằng cách khi xây nhà xong, cố chọn một ngày kỷ niệm nào đó như sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới, hoặc mừng thọ chẳng hạn, tổ chức buổi tiệc mời mọi người tới chung vui. Mọi người cũng đều biết tỏng là hắn mời mình tới để ăn tân gia, mừng nhà mới nên đến chung vui, trầm trồ khen nhà đẹp... nhưng cứ giả vờ như là ăn sinh nhật vậy! Hi hi!


Xá Lợi Phật là gì?

Tui thỉnh thoảng đi chùa - nhưng vốn không phải phật tử nên kiến thức về Phật pháp phải gọi là mỏng tang - đi chụp hình và thưởng thức cảnh đẹp là chính.

Hôm qua, tui viếng chùa Hoàng Ân bên Cù lao Phố, đang say sưa chụp hình ngoài khuôn viên chùa thì sư cô bắt gặp. Sư cô niềm nở mời vào chùa để... đàm đạo.

Khổ thân tui, đâu biết nói gì ngoài câu: Thưa sư cô, tôi vốn không theo đạo, nay vào chùa để vãn cảnh và thắp nén nhang lạy Phật cho tâm bình an.

Sư cô giới thiệu những báu vật vô giá của chùa, đó là các xá lợi Phật. Nhiều lắm, nhiều và quý đến mức phật tử các nơi thường xuyên đến để chiêm bái.


Có một nhà văn bút danh Đồng Nai

Ông là một nhà văn lớn của Việt Nam. Trước 1975, trong chương trình Tiểu học (cấp 1) đã có học các tác phẩm của ông ở môn Quốc văn (tức môn Văn bây giờ).

Theo Nguiễn Ngu Í, ông là một trong "tam kiệt" sáng tác nhiều nhất của Việt Nam (cùng với Lê văn Trương và Hồ Biểu Chánh).

Bút danh của ông là Bình-Nguyên Lộc - ông nhắc: chữ Bình và Nguyên có gạch nối, chữ Lộc thì không - bình nguyên là đồng, còn lộc là nai. Bình-Nguyên Lộc là Đồng Nai.

Ông sinh ra ở Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa (hiện nay thì Tân Uyên thuộc Bình Dương). Nơi ông sinh ra cách bờ sông Đồng Nai chừng hơn 100 met, con sông Đồng Nai và vùng đất Đồng Nai đã là chất liệu để ông viết nên phần lớn các tác phẩm của mình (tiểu thuyết, truyện ngắn, biên khảo).

Buổi sáng lên chùa

Từ nhà tui nhìn ra phía xa có một ngọn núi nhỏ như thế này

 

Đó là núi Châu Thới, thuộc địa phận tỉnh Bình Dương. Trên núi có một ngôi chùa, gọi là Châu Thới Sơn Tự.

Sáng nay, uống cà phê xong, tui đi mua báo, và đi thẳng lên chùa núi Châu Thới... đọc báo.