6 thg 4, 2014

Phật viện Đồng Dương ẩn mình nơi rừng rậm

Phật viện nổi tiếng ở Quảng Nam khá khó tìm vì đường vào sâu và bị những rừng keo bao phủ. Khách tham quan phải nhờ đến lũ trẻ trong làng dẫn lối để vào đây.

Trời mưa là lúc con đường dẫn đến làng Đồng Dương, huyện Thăng Bình lỗ chỗ với ổ voi, ổ gà lõng bõng nước. Vượt qua con đường đất đỏ sũng nước, du khách sẽ đến được với Phật viện nổi tiếng ở đây.

Nếu không hỏi thăm, chắc ít ai tìm được vì khu di tích nằm ẩn mình giữa khu rừng rậm rạp, bỏ hoang lâu ngày. Hai chú bé và một cô bé hồn nhiên, dắt tay người khách lạ, chạy băng qua cánh đồng rồi rẽ vào con đường mòn nhỏ để thấy Phật viện nổi danh im lìm trong đám cỏ dại, được chống đỡ bởi vô vàn những cột thép ngang dọc. 

Phật viện Đồng Dương một thời huy hoàng nằm lặng lẽ trong cánh rừng keo. 

Chùa Hương mùa hoa gạo

Hàng năm cứ vào tháng 3, tháng 4 hoa gạo lại bừng nở dọc hai bên suối Yến lối vào Chùa Hương tạo nên khung cảnh mùa xuân rực rỡ.

Từng đoàn thuyền chở du khách nối đuôi nhau nô nức trảy hội Chùa Hương, hai bên bờ thỉnh thoảng lại bắt gặp những cây gạo nở đỏ một góc trời. 

5 thg 4, 2014

Về làng Chuồn

Khi biết tôi muốn đến làng Chuồn - ngôi làng lớn ở xã Phú An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế, nhiều người ở TP Huế đã nhắc tôi phải rất ý tứ, kẻo làm phật lòng người dân ở ngôi làng “có cá tính” này. 

Đình làng Chuồn được công nhận di tích văn hóa cấp quốc gia từ năm 1994 - Ảnh: Huỳnh Văn Mỹ

Làng Chuồn chỉ cách TP Huế chừng 7km theo đường mới mở. Qua khỏi cầu Vỹ Dạ rồi qua tiếp những khu phố mới một quãng, cảnh trí vùng nông thôn Phú An hiện ra với ruộng lúa ngát xanh, xóm làng trù phú, kề bên là đầm Chuồn bao la với nò sáo cắm dày.

Lễ tẩy trần linh hồn của người Chăm

Với mỗi người Chăm không may gặp những chuyện chẳng lành như bệnh tật, tai nạn xe cộ, hay phạm phải những điều tội lỗi thì họ sẽ làm lễ tẩy trần “Tuh Aia Buh Salih”.

Lễ tẩy trần của người Chăm dành cho cả hai cộng đồng Chăm Ahier và Chăm Awal, chỉ khác biệt về cách hành lễ cũng như vật lễ do tính đặc thù của mỗi bên. Người Chăm quan niệm sau khi tai nạn, bệnh tật hay gặp phải điều chẳng lành là do ma quỷ ám và hồn vía chưa hoàn về với thể xác của khổ chủ nên họ làm lễ để xua đuổi ma quỷ cũng như cầu xin cho hồn vía trở về. Đối với người con trai trước khi đi lấy vợ, gia đình nhà trai thường làm lễ tẩy trần trong đêm trước khi đưa chú rể qua nhà cô dâu.

Khi gia đình có người cần làm lễ tẩy trần, chủ nhà sẽ đến xin phép thầy pháp (gru kaleng) để xin ngày làm lễ. Lễ tẩy trần do thầy pháp thực hiện, lễ vật đơn giản gồm một nải chuối chín, ba cái trứng luộc, bột gạo, rượu, cau trầu, gạo nổ, ba cây nến bằng sáp tổ ong và một nhúm gạo. Tất cả lễ vật được bày trên mâm cao có chân mà người Chăm gọi là “salao takai”, còn bột gạo sẽ được thầy pháp nặn thành hình nhân thế mạng gọi là “Salih”. Hình nhân thế mạng này sẽ nghe lời dặn của thầy pháp để mang đi những bệnh tật, xấu xa, tội lỗi và đem lại sức khỏe, bình an và tránh khỏi những trắc trở trong cuộc sống. 

Không gian huyền ảo của lễ tẩy trần. 

Một ngày thăm đất Quảng Trị anh hùng

Từ cầu Hiền Lương đến địa đạo Vĩnh Mốc rồi nghĩa trang Trường Sơn, trên khắp mảnh đất Quảng Trị đều lưu dấu những người đã ngã xuống vì tổ quốc hôm nay.

Với chiều dài 671 km từ Hà Nội, mất một đêm ngủ ngon trên ôtô là sáng hôm sau đã có mặt tại Đông Hà, đô thị trung tâm của tỉnh Quảng Trị. Từ đây ngược trở lại quốc lộ 1 để đến với cầu Hiền Lương và địa đạo Vĩnh Mốc, mở đầu một ngày khám phá vùng đất anh hùng.

Trong những năm kháng chiến ác liệt nhất, cây cầu chia cắt hai miền đất nước ở vĩ tuyến 17 này đã chứng kiến một thời kì lịch sử oai hùng. Một cây cầu mới đã được dựng đi qua sông Bến Hải dành cho việc lưu thông xe qua lại trên quốc lộ 1A, cây cầu cũ nằm sát gần đó được bảo tồn như một di tích. 

Cầu Hiền Lương một thời nối hai bờ vĩ tuyến 17. 

Trang phục rực rỡ của phụ nữ Mông trên cao nguyên

Với những màu sắc rực rỡ, váy của phụ nữ Mông có nhiều nếp gấp, rộng, khi xòe ra mềm mại như cánh hoa, rung rinh theo mỗi bước chân của thiếu nữ tựa những bông hoa di động giữa núi rừng Tây Bắc.

Đến với những bản người Mông ở vùng núi Tây Bắc, bắt gặp hình ảnh những phụ nữ, những em bé Mông với quần áo sặc sỡ như những bông hoa di động, du khách mới hiểu hết được sự đa dạng sắc màu trong trang phục của người Mông. Sự tinh tế được thể hiện trên từng đường thêu, mũi chỉ tạo nên những họa tiết tinh xảo là cả một quá trình cần mẫn trong lao động và trí tưởng tượng phong phú của phụ nữ Mông.

Trước đây, phụ nữ Mông dùng nguyên liệu thiên nhiên là cây lanh để dệt vải. Vải lanh có độ bền cao, bó lanh cắt về được phơi nắng vài tuần trước khi tước sợi, sau đó đưa vào cối giã mềm rồi nối lại thành từng cuộn. Lanh sau khi giặt được luộc cho tới khi sợi mềm và trắng, chia sợi rồi mắc vào khung cửi. 

Phụ nữ người Mông ngồi thêu trước hiên nhà. Ảnh: Như Cúc 

2 thg 4, 2014

Chiếc gùi đung đưa

Đến với các buôn làng Tây nguyên, thấy nhà nào cũng có một vài chiếc gùi. Đã từ lâu, gùi là một vật dụng thân thuộc, gắn bó với bà con dân tộc nơi đây.

Chiếc gùi gắn bó với người dân Tây nguyên - Ảnh: H.M.Sơn

Gùi của người Ê Đê có nhiều kích cỡ, to nhỏ, cao thấp khác nhau. Nhưng thông thường gùi có chiều cao từ ngang vai đến dưới thắt lưng, vừa vặn với lưng người đeo. Thân gùi đan bằng tre, to chừng cái thùng gánh nước, miệng gùi loe rộng. Đế gùi bằng gỗ, hình hộp chữ nhật, mỗi cạnh dài hơn gang tay.

Thưởng thức sủi dìn đất Cảng Hải Phòng

Với nước dùng nấu từ mật mía sánh vàng, thơm vị cay của gừng tươi, sủi dìn nhỏ tròn ăn kèm mấy viên lạc bùi bùi tạo thành món ăn hấp dẫn ở Hải Phòng.

Sủi dìn hay còn gọi là bánh trôi tàu, là món ăn có nguồn gốc từ cộng đồng người Hoa sống tại Hải Phòng. Đây là món ăn vặt đường phố được người dân nơi đây rất ưa chuộng. Dừng chân ở một quán nhỏ bất kỳ ven đường trên khắp thành phố, gọi một bát sủi dìn nghi ngút khói mà xì xụp mới cảm nhận rõ hơi ấm lan tỏa đầu lưỡi. 

Người ta thường dắc vừng đen, dừa và lạc lên trên để trang trí cho món ăn thêm phần hấp dẫn. Ảnh: Dương Tùng 

Hấp dẫn hương vị thịt cừu nướng Ninh Thuận

Vừa ngắm biển xanh, vừa thưởng thức những miếng thịt cừu thơm ngon là một trải nghiệm mà du khách không nên bỏ qua khi đặt chân đến vùng đất Ninh Thuận.

Bên cạnh những bãi biển nên thơ, những tháp Chăm huyền bí, Phan Rang (Ninh Thuận) còn lôi cuốn du khách bởi một nền ẩm thực rất đặc trưng. Trong đó, món thịt cừu nướng đã làm mê hoặc biết bao du khách đặt chân đến vùng đất nắng gió ở nam miền Trung này.

Chẳng biết có từ bao giờ cừu đã trở thành vật nuôi thân thuộc của người dân Ninh Thuận. Cừu vừa hiền lành lại dễ nuôi, bất cứ loại cỏ khô nào cũng là thức ăn của chúng. 

Những đàn cừu thơ mộng Ninh Thuận. Ảnh: Trà Khaly 

1 thg 4, 2014

Kem đánh răng Hynos

Một bảng quảng cáo kem đánh răng Hynos xưa với hình ảnh đại diện là anh Bảy Chà đen

Vương Đạo Nghĩa, chủ hãng kem đánh răng Hynos. Lúc đầu, ông chỉ là người làm thuê cho hãng kem Hynos, lúc này Hynos chỉ là một hãng kem nhỏ, ít tiếng tăm do một người Mỹ gốc Do Thái có vợ Việt Nam mở hãng sản xuất kem đánh răng ở Việt Nam. Sau này khi người vợ mất, ông chủ buồn rầu bỏ đi giao lại cho ông vì ông được tiếng là trung thành, cần cù làm ăn.

Vương Đạo Nghĩa, là một người có óc làm ăn cấp tiến kiểu Tây Phương. Ông là người có rất nhiều sáng kiến để quảng cáo hàng của hãng ông trên các cửa hàng ăn uống, chợ búa, hệ thống truyền thanh và truyền hình. Ông cũng là người đầu tiên biết vận dụng phim võ hiệp và tình báo kiểu Trung Hoa vào quảng cáo, sau khi gặp lại người anh họ (con ông bác) ở Hong Kong là tài tử Vương Vũ và được ông mời đến Việt nam nhiều lần trong các dịp nghĩ hè. Người dân miền Nam không thể quên hình ảnh tài tử “Vương Vũ giải thoát các xe hàng do đoàn bảo tiêu hộ tống thoát khỏi quân cướp” hay “anh Bảy Chà cười toe với hàm răng trắng chói” có mặt khắp nơi trên các đường phố, ngõ hẻm. Bên cạnh đó, điệp khúc Hynos cha cha cha… trên đài phát thanh và trên chiếc deux chevaux (2CV) bán hàng tại các chợ Sài Gòn.