5 thg 4, 2014

Một ngày thăm đất Quảng Trị anh hùng

Từ cầu Hiền Lương đến địa đạo Vĩnh Mốc rồi nghĩa trang Trường Sơn, trên khắp mảnh đất Quảng Trị đều lưu dấu những người đã ngã xuống vì tổ quốc hôm nay.

Với chiều dài 671 km từ Hà Nội, mất một đêm ngủ ngon trên ôtô là sáng hôm sau đã có mặt tại Đông Hà, đô thị trung tâm của tỉnh Quảng Trị. Từ đây ngược trở lại quốc lộ 1 để đến với cầu Hiền Lương và địa đạo Vĩnh Mốc, mở đầu một ngày khám phá vùng đất anh hùng.

Trong những năm kháng chiến ác liệt nhất, cây cầu chia cắt hai miền đất nước ở vĩ tuyến 17 này đã chứng kiến một thời kì lịch sử oai hùng. Một cây cầu mới đã được dựng đi qua sông Bến Hải dành cho việc lưu thông xe qua lại trên quốc lộ 1A, cây cầu cũ nằm sát gần đó được bảo tồn như một di tích. 

Cầu Hiền Lương một thời nối hai bờ vĩ tuyến 17. 

Trang phục rực rỡ của phụ nữ Mông trên cao nguyên

Với những màu sắc rực rỡ, váy của phụ nữ Mông có nhiều nếp gấp, rộng, khi xòe ra mềm mại như cánh hoa, rung rinh theo mỗi bước chân của thiếu nữ tựa những bông hoa di động giữa núi rừng Tây Bắc.

Đến với những bản người Mông ở vùng núi Tây Bắc, bắt gặp hình ảnh những phụ nữ, những em bé Mông với quần áo sặc sỡ như những bông hoa di động, du khách mới hiểu hết được sự đa dạng sắc màu trong trang phục của người Mông. Sự tinh tế được thể hiện trên từng đường thêu, mũi chỉ tạo nên những họa tiết tinh xảo là cả một quá trình cần mẫn trong lao động và trí tưởng tượng phong phú của phụ nữ Mông.

Trước đây, phụ nữ Mông dùng nguyên liệu thiên nhiên là cây lanh để dệt vải. Vải lanh có độ bền cao, bó lanh cắt về được phơi nắng vài tuần trước khi tước sợi, sau đó đưa vào cối giã mềm rồi nối lại thành từng cuộn. Lanh sau khi giặt được luộc cho tới khi sợi mềm và trắng, chia sợi rồi mắc vào khung cửi. 

Phụ nữ người Mông ngồi thêu trước hiên nhà. Ảnh: Như Cúc 

2 thg 4, 2014

Chiếc gùi đung đưa

Đến với các buôn làng Tây nguyên, thấy nhà nào cũng có một vài chiếc gùi. Đã từ lâu, gùi là một vật dụng thân thuộc, gắn bó với bà con dân tộc nơi đây.

Chiếc gùi gắn bó với người dân Tây nguyên - Ảnh: H.M.Sơn

Gùi của người Ê Đê có nhiều kích cỡ, to nhỏ, cao thấp khác nhau. Nhưng thông thường gùi có chiều cao từ ngang vai đến dưới thắt lưng, vừa vặn với lưng người đeo. Thân gùi đan bằng tre, to chừng cái thùng gánh nước, miệng gùi loe rộng. Đế gùi bằng gỗ, hình hộp chữ nhật, mỗi cạnh dài hơn gang tay.

Thưởng thức sủi dìn đất Cảng Hải Phòng

Với nước dùng nấu từ mật mía sánh vàng, thơm vị cay của gừng tươi, sủi dìn nhỏ tròn ăn kèm mấy viên lạc bùi bùi tạo thành món ăn hấp dẫn ở Hải Phòng.

Sủi dìn hay còn gọi là bánh trôi tàu, là món ăn có nguồn gốc từ cộng đồng người Hoa sống tại Hải Phòng. Đây là món ăn vặt đường phố được người dân nơi đây rất ưa chuộng. Dừng chân ở một quán nhỏ bất kỳ ven đường trên khắp thành phố, gọi một bát sủi dìn nghi ngút khói mà xì xụp mới cảm nhận rõ hơi ấm lan tỏa đầu lưỡi. 

Người ta thường dắc vừng đen, dừa và lạc lên trên để trang trí cho món ăn thêm phần hấp dẫn. Ảnh: Dương Tùng 

Hấp dẫn hương vị thịt cừu nướng Ninh Thuận

Vừa ngắm biển xanh, vừa thưởng thức những miếng thịt cừu thơm ngon là một trải nghiệm mà du khách không nên bỏ qua khi đặt chân đến vùng đất Ninh Thuận.

Bên cạnh những bãi biển nên thơ, những tháp Chăm huyền bí, Phan Rang (Ninh Thuận) còn lôi cuốn du khách bởi một nền ẩm thực rất đặc trưng. Trong đó, món thịt cừu nướng đã làm mê hoặc biết bao du khách đặt chân đến vùng đất nắng gió ở nam miền Trung này.

Chẳng biết có từ bao giờ cừu đã trở thành vật nuôi thân thuộc của người dân Ninh Thuận. Cừu vừa hiền lành lại dễ nuôi, bất cứ loại cỏ khô nào cũng là thức ăn của chúng. 

Những đàn cừu thơ mộng Ninh Thuận. Ảnh: Trà Khaly 

1 thg 4, 2014

Kem đánh răng Hynos

Một bảng quảng cáo kem đánh răng Hynos xưa với hình ảnh đại diện là anh Bảy Chà đen

Vương Đạo Nghĩa, chủ hãng kem đánh răng Hynos. Lúc đầu, ông chỉ là người làm thuê cho hãng kem Hynos, lúc này Hynos chỉ là một hãng kem nhỏ, ít tiếng tăm do một người Mỹ gốc Do Thái có vợ Việt Nam mở hãng sản xuất kem đánh răng ở Việt Nam. Sau này khi người vợ mất, ông chủ buồn rầu bỏ đi giao lại cho ông vì ông được tiếng là trung thành, cần cù làm ăn.

Vương Đạo Nghĩa, là một người có óc làm ăn cấp tiến kiểu Tây Phương. Ông là người có rất nhiều sáng kiến để quảng cáo hàng của hãng ông trên các cửa hàng ăn uống, chợ búa, hệ thống truyền thanh và truyền hình. Ông cũng là người đầu tiên biết vận dụng phim võ hiệp và tình báo kiểu Trung Hoa vào quảng cáo, sau khi gặp lại người anh họ (con ông bác) ở Hong Kong là tài tử Vương Vũ và được ông mời đến Việt nam nhiều lần trong các dịp nghĩ hè. Người dân miền Nam không thể quên hình ảnh tài tử “Vương Vũ giải thoát các xe hàng do đoàn bảo tiêu hộ tống thoát khỏi quân cướp” hay “anh Bảy Chà cười toe với hàm răng trắng chói” có mặt khắp nơi trên các đường phố, ngõ hẻm. Bên cạnh đó, điệp khúc Hynos cha cha cha… trên đài phát thanh và trên chiếc deux chevaux (2CV) bán hàng tại các chợ Sài Gòn.