31 thg 3, 2014

Cảm xúc Sơn Đoòng

Bằng cảm xúc của một du khách, nhiếp ảnh gia người Mỹ Ryan Deboodt đã tham gia hai chuyến khám phá Sơn Đoòng để thực hiện một bộ ảnh hồi cuối năm 2013. 

Ánh sáng chiếu xuống từ một cửa hang - thời gian như thế này chỉ có khoảng một giờ trong ngày - Ảnh: Ryan Deboodt

Nhiều người đã biết đến hang Sơn Đoòng thuộc di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) qua nhiều bộ ảnh của các nhà thám hiểm hang động Anh. Tuy nhiên, không phải ai cũng đến được Sơn Đoòng vì đường đi quá hiểm trở, chưa kể chi phí tham gia do Công ty du lịch lữ hành Oxalis tổ chức khá cao (3.000-6.000 USD/người).

Kỳ diệu hồ nước nghìn khối trơ cạn trong một đêm

Người dân Hồ Thang Hen (xã Quốc Toản, huyện Trà lĩnh, Cao Bằng) từ bao đời truyền miệng những câu chuyện đầy kỳ bí về nghìn khối nước trơ cạn trong một đêm. 

Ly kỳ chuyện thủy quái hại dân

Theo các cụ già dân tộc Tày tại đây, từ bao đời nay bản Lũng Táo vốn nằm dưới chân hồ Thang Hen là vùng đất có địa thế đẹp, nơi định cư của đa phần dân tộc Tày cuộc sống vốn yên bình. Những, cuộc sống của họ bỗng chốc bị đảo lộn hoàn toàn, không biết dân làng ai đã đắc tội hay làm sai điều gì với thần linh mà một ngày nọ bỗng từ đâu xuất hiện một con quái thú.

Vào một ngày khi mặt trời còn nằm trên ngọn núi, khi mọi người đang hoạt động sản xuất thì đất trời bỗng mây đen lũ lượt kéo về, sặc mùi ám khí, đêm về buông xuống tiếng gầm rú của con quái thú làm rung chuyển núi rừng, ai cũng khiếp sợ hoảng loạn không dám bước ra khỏi cửa. 

Hồ Thang Hen có sức chứa hàng nghìn khối nước nhưng cứ theo chu kỳ một năm lại cạn một lần 

Hai bảo vật của Đà Lạt

Đà Lạt có hai bảo vật mà không ai có thể bỏ qua là chiếc bàn xoay theo ý muốn và dinh thự Nam Phương hoàng hậu tráng lệ. 

Bàn xoay 200 năm tuổi

"Hữu xạ tự nhiên hương", chẳng ai quảng bá hay giới thiệu rầm rộ nhưng chúng tôi cũng như khách thăm Đà Lạt dù Tây hay ta đều biết đến bảo vật vô giá của Đà Lạt là chiếc bàn xoay theo ý muốn đầy ma mị. Để kiểm chứng sự thật vì sự nghi hoặc có chút thêm thắt về chiếc bàn này nên chúng tôi nhanh chóng tìm ra địa chỉ của người đang sở hữu bảo vật vô giá đó. 

Ngôi nhà nhỏ đầy ăm ắp các loại hoa phong lan trên đường Khe Sanh là nơi ông Nguyễn Thanh Tăng đặt chiếc bàn kỳ lạ cho khách thoả chí tò mò. Ông giới thiệu tiểu sử chiếc bàn như thể một hướng dẫn viên du lịch rằng, chiếc bàn đến nay đã 200 năm tuổi và trải qua 4 đời sở hữu nhà họ Nguyễn Thanh. 

Độc đáo văn hóa người Lự

Trong hành trình Khảo sát tiềm năng du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng từ ngày 27.10 - 3.11 do Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức, chúng tôi đặt chân đến xã Bản Hon (H.Tam Đường, tỉnh Lai Châu) khi những tia nắng cuối ngày tắt dần, để rồi khám phá ra nhiều điều thú vị.

Mỗi nhà sàn chỉ được làm 1 cầu thang

Các cô gái Bản Hon thong dong tắm suối - Ảnh: Hoàng Việt 

Hình ảnh lãng mạn đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là “bức tranh” các cô gái người Lự tắm suối, thong dong chải tóc không bận tâm các chàng trai cô gái miền xuôi đang nhìn ngắm, “chớp” ảnh. Nằm cách thị xã Lai Châu (tỉnh Lai Châu) chỉ 13 km, nhưng xã Bản Hon vẫn giữ được vẻ hoang sơ, mộc mạc. Bản Hon nghĩa là "Mào rồng", mảnh đất được ôm trọn bởi hai dòng suối Nậm Mu và Nậm Hon, hai dòng suối này được coi như 2 con rồng nhỏ. Xã Bản Hon gồm Bản Hon 1 và Bản Hon 2 với hơn 160 hộ dân, gần 700 nhân khẩu, 100% là dân tộc Lự. Dân tộc Lự có 3 họ chính, là họ Tao, họ Lò và họ Vàng, theo chế độ phụ hệ.

Đàn voi buôn Jun

Ở buôn Jun (Buôn Ma Thuột- Đắc Lắc) hiện còn 22 con voi, trong đó có 5 voi đực. Voi trưởng thành thường được cưa bớt ngà...

Trong những thắng cảnh của Buôn Ma Thuột, buôn Jun- hồ Lắk là một trong những điểm thu hút nhiều du khách. Buôn Jun nằm cạnh hồ Lắk cùng với buôn MLiêng, là những buôn làng tiêu biểu của dân tộc MNông. 

30 thg 3, 2014

“Mục kích” chuối Bảo Đại to, nặng hơn người

Giống chuối quý hiếm nhất Tây Nguyên (từng là đặc sản vua Bảo Đại ưa thích) gần như tuyệt chủng, nhưng rồi lại nhanh chóng phát triển từ những chồi non. 

"Chuối vua"

Ở nước ta có lẽ chưa từng có một loại chuối nào được "phong vương" như chuối LaBa của Tây Nguyên. Đó là giống chuối cổ chỉ có ở xứ sở của những trường ca Đam San bất tận với những đặc trưng văn hoá như nhà rông, nhà dài. 

Giống chuối LaBa có lẽ một phần vì quý giá nên người ngoài ít biết, cũng chẳng được thưởng thức để biết thêm mùi vị. Vì rằng, giống chuối ấy chỉ dành cho vua chúa hoặc các thủ lĩnh bộ lạc xưa nên một thời, gần như không ai thấy bóng dáng chuối LaBa ở đất Tây Nguyên nữa. 

Phải qua rất nhiều những nhiêu khê phiền hà, cuối cùng chúng tôi mới tìm ra được người có những hiểu biết sâu sắc về chuối LaBa huyền thoại. Đó là ông Hoàng Văn Hùng, cán bộ thuộc Phòng Nông nghiệp huyện Đức Trọng, Lâm Đồng. Ông Hùng cũng là tác giả của đề tài nghiên cứu phục tráng và phát triển giống chuối LaBa quý hiếm này. 

Một cân chuối bán tại vườn đã lên tới 6.000đ. 

Kỳ thú Hải Vân Sơn

"Bức trường thành" giữa đất cố đô Huế và thành phố đáng sống nhất nước ta - Đà Nẵng là đèo Hải Vân nổi tiếng.

"Vách ngăn" trời đất cắt ngang dãy Bạch Mã tuy không có gì lạ với lữ khách gần xa nhưng những bí mật kỳ thú của truyền thuyết lẫn với di tích còn lại không phải là điều dễ bóc tách. 

Nếu đơn thuần vượt qua đèo Hải Vân để nhìn xuống hai bờ, một bên biển lặng một bên núi đá và thảng hoặc nhận lãnh cái cảm giác mát lạnh khác biệt của thời tiết thì không lấy gì làm khó. Hải Vân từng chứa đựng biết bao bí mật chính trị lẫn văn hoá đất cố đô và Chămpa tạo nên một huyền tích lạ.

Đệ nhất hùng quan nhìn từ xa. 


Vào “đất thánh” miền Trung, nhìn đâu... cũng máu thịt lính trận

Nhiều người đau đớn gọi đó là nghĩa trang dã chiến nhất, với 140.000m2 đất chứa đựng trên một vạn phần mộ của các chiến binh từ khắp các tỉnh thành đất nước... 

Có lần ngồi hầu chuyện nhà văn Sơn Tùng ở ngõ Văn Chương (Hà Nội), ông có nói về vùng “đất thánh” miền Trung kéo dài từ Hà Tĩnh tới Thành cổ Quảng Trị. Nhà văn Sơn Tùng bảo, hãy bước nhẹ trên vùng “đất thánh” bởi mỗi vạt cỏ đều chứa đựng máu thịt của người lính trận.
Từ ngã ba Đồng Lộc

Và nhà văn Sơn Tùng cũng rất chu đáo dặn dò lớp hậu sinh khi ngang qua “đất thánh”, rằng hãy bước nhẹ để các anh không đau. Các anh ở đây, không chỉ là các chiến sĩ đã hy sinh ngoài mặt trận mà cả những cô gái thanh niên xung phong hay du kích đã mãi mãi nằm xuống với đất. Và tôi biết rằng, mỗi vạt cỏ, nhành cây đều một thời thấm máu những người anh hùng.
Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) giờ đây không chỉ là vùng “đất thánh” mà trở thành huyền thoại trong lòng dân tộc. Những người viết nên huyền thoại ấy chẳng ai khác ngoài 10 nữ thanh niên xung phong trong cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam. Chẳng ai ở Đồng Lộc có thể quên hình ảnh của 10 cô gái ấy. Họ rưng rưng khi kể về cái ngày định mệnh 26/7/1968, khi trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống lấy đi sinh mạng của 10 cô gái trẻ đang hăng hái san đường. 

Tượng đài chiến thắng ở ngã ba Đồng Lộc. 

"Trái tim" của trà Thái Nguyên là đây?

Đất chè Thái Nguyên có một loại được gọi là "vô danh trà", âm thầm góp vị xứ trà thêm nổi tiếng. 

"Mật danh" Khe Cốc

Đã từ lâu, giới sành trà nước ta nhắc đến một loại chè không hề nổi tiếng, thậm chí không có tên tuổi trên thị trường và cũng chẳng mấy người biết tới. Đó là loại chè có "mật danh" Khe Cốc. Trên thực tế, đó là chè do người làng Khe Cốc, xã Tức Tranh, Phú Lương, Thái Nguyên làm ra. 

Làng Khe Cốc chông chênh trên những đồi đất gan gà của xã Tức Tranh. Từ lâu, làng đã trở thành "rốn trà" xứ Thái với sự ưu ái của thiên nhiên ban tặng cho Khe Cốc thổ nhưỡng tuyệt diệu để trồng thứ cây giúp họ đổi đời. Ở Khe Cốc, người ta rất hiếm tìm ra những thuở ruộng trồng lúa hay ngô, khoai, sắn. Tất cả từ đồi cao đến đồi thấp, đồi xa đồi gần đều một màu xanh mướt của chè. 

Đồi chè Khe Cốc. 

“Vua” tính tẩu 12 dây

"Để kiếm một cây đàn tính tẩu thì không hề khó, nhưng đi khắp Việt Nam thì không thể tìm đâu ra cây đàn tính tẩu 12 dây như ở vùng núi trùng điệp này được" 

Đó là khẳng định của ông Hoàng Văn Tạ, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn nói về chiếc đàn tính "độc nhất vô nhị" của nghệ nhân Dương Thục.
Kỳ nhân phố núi

Theo lời giới thiệu của ông Hoàng Văn Tạ, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi men theo con đường dẫn lên hồ Ba Bể và dừng lại ở thị trấn Chợ Rã, nơi được coi là cái nôi văn hoá cổ xưa nhất của người Tày nước ta. Không khó lắm để tìm đến nhà nghệ nhân Dương Thục, vì ở đất Chợ Rã này ai cũng biết đến ông như một vị "vua" của nhạc cụ hát then truyền thống nổi tiếng Tây Bắc. 

Ngôi nhà sàn mà nghệ nhân Dương Thục đang ở khá cổ kính, khác biệt với những ngôi nhà sàn cách tân hiện thời. Từ trong ngôi nhà ấy, tiếng hát lúc trầm lúc bổng hoà cùng tiếng đàn tính làm vương vít lòng người. Hôm ấy, nghệ nhân Dương Thục đang dạy nhạc miễn phí cho hơn chục thanh niên Tày bản địa.