4 thg 2, 2014

Bảo vật quốc gia - Bộ khóa đai lưng 2.500 năm

Bộ khóa đai lưng bằng đồng được tìm thấy ở Phú Thọ cho hình dung về thời kỳ cách đây 2.500 năm.

Ảnh: Hoàng Long 

Ông Nguyễn Xuân Các, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Phú Thọ cho biết bộ khóa đai lưng bằng đồng được khai quật năm 1976, tại mộ táng số 33 thuộc di chỉ khảo cổ học Làng Cả, P.Thọ Sơn, TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và hiện được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Phú Thọ.

Bộ khóa đai lưng trên dài 21 cm, rộng 5,5 cm, nặng 380 gr, được làm từ chất liệu đồng thau, màu xanh xám, gồm 4 cặp rùa (8 con) móc lại với nhau. Đáng tiếc là khi được tìm thấy, nó đã bị gãy mất một móc ở phía dưới và 5 móc phía trên.

Bảo vật quốc gia - Xá lợi tháp minh - văn bia cổ nhất

Bia Xá lợi tháp minh tại Bắc Ninh được xác định là tấm văn bia cổ nhất ở nước ta.

Văn bia Xá lợi tháp minh - Ảnh: ThS Phạm Lê Huy 

Năm 2004, ông Nguyễn Văn Đức (thôn Xuân Quang, xã Trí Quả, H.Thuận Thành) đào đất làm gạch ở gần khu vực chùa làng, đã va phải một vật rất cứng. Đó chính là tấm bia Xá lợi tháp minh. Khi đó, bia gồm hai phần úp khít vào nhau, được kết dính bằng một chất nào đó chưa rõ, phải dùng mai đào đất mới tách đôi được. Bia được tìm thấy cùng một hòm đá cũng bao gồm phần nắp và phần thân. Ông Đức sau đó mang tấm bia này cất giữ đến năm 2012. Trong thời gian này, ông có cho một vài người biết đôi chút chữ Hán Nôm xem.

3 thg 2, 2014

Đường lên suối Đổ

Suối Đổ nằm ở phía Tây dãy núi Hoàng Ngưu, thuộc địa phận huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Mùa xuân, phong cảnh nơi đây vốn đã đẹp lại càng đẹp hơn với suối reo, thác đổ và màu xanh bạt ngàn của cây lá.

Đường lên Suối Đổ là hơn trăm bậc xi măng khá cheo leo. Bên trái là rừng cây bạt ngàn, râm ran tiếng ve kêu. Bên phải, dòng suối róc rách trườn qua các khe đá, lúc ẩn lúc hiện giữa những tán cây cổ thụ rậm rạp. Tiếng suối róc rách hòa lẫn tiếng hót lảnh lót của chim rừng. Bản hòa tấu thanh bình khiến tâm hồn du khách nhẹ nhàng thanh thản. 

Đường lên Suối Đổ 

Bảo tàng Đông Nam Á

Bảo tàng Đông Nam Á là bảo tàng đầu tiên về văn hóa các nước Đông Nam Á, một trong những điểm kết nối giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa các nước trong khu vực. 

Bảo tàng Đông Nam Á trực thuộc và nằm trong khuôn viên Bảo tàng dân tộc học Việt Nam, là công trình chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Tòa nhà bảo tàng có diện tích gần 
500m2, được thiết kế theo hình cánh diều thể hiện văn hóa Đông Nam Á. Đây là thành quả của sự đầu tư từ Chính phủ Việt Nam và sự hợp tác của một số chuyên gia Pháp trong khuôn khổ dự án "Phát huy di sản bảo tàng Việt Nam" do Chính phủ Pháp tài trợ.

Để có một cái nhìn khái quát về văn hóa Đông Nam Á, trong 5 năm qua, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã thực hiện nhiều chuyến đi nghiên cứu, sưu tầm hiện vật và tư liệu ở các nước trong khu vực. Với hơn 2.000 hiện vật và gần 100 băng ghi âm, ghi hình, tư liệu quan trọng tạo dựng trưng bày để khách tham quan có một cái nhìn đầy đủ về văn hóa các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, Bảo tàng được thừa hưởng nhiều bộ sưu tập quí của các nhà khoa học ở các nước hiến tặng với gần 400 hiện vật và 130 ảnh, kèm theo là hệ thống thông tin bao gồm bản đồ, các chú thích, bài viết và phim video, được bố trí trong không gian rộng gần 
500m2, ở tầng 1 của tòa nhà 4 tầng.

Bảo tàng Đông Nam Á mang kiến trúc đặc trưng, nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Bảo vật quốc gia - Tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay

Bức tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay chùa Hội Hạ, hiện lưu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, tiêu biểu cho di sản mỹ thuật Phật giáo thời Lê Trung hưng.

Gian nan dời tượng quý

Tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay chùa Hội Hạ, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật - Ảnh: Ngọc Thắng 

Nhà nghiên cứu Trần Thức không bao giờ quên nhiệm vụ trọng đại mà Viện trưởng Viện Mỹ thuật Nguyễn Đỗ Cung giao cho mình hồi năm 1964. Ông Cung mời ông Thức lên và nói: “Nhờ đồng chí lên chùa Hội Hạ, xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, Vĩnh Yên, nơi có pho tượng Phật bà Quan âm khá đẹp. Tôi đã có dịp xem và tìm hiểu, mời đồng chí đến xem, nghiên cứu; nếu thấy được thì ta đề nghị nhà chùa và địa phương nhường cho Bảo tàng Mỹ thuật đưa về Hà Nội giới thiệu với nhân dân và quốc tế thì thật tốt”.

Bảo vật quốc gia - Vạc đồng Cẩm Thủy

Là hiện vật độc bản và hoàn hảo, vạc đồng Cẩm Thủy vừa được công nhận là bảo vật quốc gia.

Vạc đồng Cẩm Thủy - Ảnh: Ngọc Minh 

Tuy nhiên cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được vạc đồng Cẩm Thủy được dùng vào mục đích gì và tại sao một vị quan khâm sai lại cho làm ra chiếc vạc này.

Năm 1981, trong quá trình đào đắp một công trình tại khu vực ngã ba Đình Hương, thuộc địa bàn P.Hàm Rồng, TP.Thanh Hóa, Ban chỉ huy quân sự TP.Thanh Hóa đã phát hiện ra chiếc vạc này. Sau đó, chiếc vạc được mang về bảo quản tại trụ sở Ban chỉ huy quân sự TP.Thanh Hóa và mãi đến ngày 1.8.2002, chiếc vạc quý mới được bàn giao cho Bảo tàng Thanh Hóa quản lý và trưng bày.

Bảo vật quốc gia - Ba pho tượng đá chùa Linh Ứng

Nếu như bệ đá tam thế thời Trần còn lại nhiều, thì tượng tam thế thời này còn lại rất ít. Ba pho tượng đá chùa Linh Ứng nằm trong số ít ỏi đó.

Ba pho tượng tam thế chùa Linh Ứng - Ảnh: Tư liệu 

Hồ sơ bảo vật quốc gia của tỉnh Bắc Ninh cho biết tượng tam thế chùa Linh Ứng ra đời đầu đời Trần, thế kỷ thứ 13. Chùa đã bị phá hủy nhiều lần, nhưng 3 pho tượng tam thế tạc bằng đá này vẫn còn. Đây là những tác phẩm điêu khắc tuyệt mỹ.

Từ bi và phật tính

Cũng theo hồ sơ, cả 3 pho tượng đều có nhiều nét giống nhau là từ bi và phật tính. Các pho tượng bằng đá xanh, cấu tạo thành 3 phần: bệ tượng, tòa sen, thân tượng, đều ở trong tư thế, sắc tướng của tượng tam thế trong tòa tam bảo. Chúng cũng giống nhau về trang phục. Tuy nhiên mỗi pho tượng đều có những chi tiết, họa tiết riêng, thể hiện cá tính, hình thức và sắc thái tư duy khác nhau. Cụ thể là khác nhau cách ngồi thiền.

2 thg 2, 2014

Men say xứ Huế

Khách phương xa về thăm Huế, thường được mời nếm rượu làng Chuồn – xưa nay được xếp vào loại “đệ nhất danh tửu” của đất thần kinh.

Tên chữ của làng Chuồn là làng An Truyền, một làng cổ có lịch sử hơn 600 năm, cách Huế chừng 10km, gần với Phá Tam Giang. Ngôi đình làng đã có tuổi mấy trăm năm, sau này được tôn tạo nhưng vẫn giữ được nét trang nghiêm bề thế với lối kiến trúc triều Nguyễn, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Hằng năm lễ hội làng An Truyền được tổ chức thu hút nhiều du khách tham dự. Làng còn nổi tiếng với hai nghề truyền thống là nấu rượu và gói bánh tét.

Đặc biệt rượu làng Chuồn có hương vị đặc trưng, không lẫn vào đâu được giữa bao loại rượu dân gian khắp Huế. Làng An Truyền có hàng trăm lò rượu gia đình suốt ngày đêm đỏ lửa nên mùi rượu thoang thoảng khắp nơi.

Lễ hội làng An Truyền

Bảo vật quốc gia - Ba khẩu thần công dưới đáy biển

Được phát hiện và trục vớt lên sau gần 200 năm chìm dưới đáy biển, ba khẩu thần công triều Nguyễn còn nguyên vẹn với những hoa văn tinh xảo đúc nổi trên thân súng.

Một trong ba khẩu thần công sau khi được phục chế - Ảnh: K.Hoan 

Giữa tháng 8.2003, trong khi đang lặn sò ngoài khơi vùng biển Hà Tĩnh, cách đất liền 36 hải lý, một nhóm thợ lặn người xã Cẩm Lĩnh, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh phát hiện một con tàu cổ chìm dưới đáy biển. Nhóm thợ lặn này đã đào bới để tìm kiếm cổ vật và phát hiện một số cổ vật quý, trong đó có 3 khẩu thần công. Sau 10 ngày tìm cách trục vớt 3 khẩu súng này nhưng không thành vì súng có trọng lượng quá nặng, những thợ lặn đã hợp tác với một chủ tàu có cần cẩu ở xã Thạch Kim, H.Thạch Hà ra trục vớt súng với phương thức ăn chia cổ vật. Khi khẩu thần công thuộc phần chủ tàu được mang đi bán thì bị công an phát hiện, thu giữ. Từ đó, Bảo tàng Hà Tĩnh biết tin và đến vận động người dân giao nộp hai khẩu còn lại.

Bảo vật quốc gia - Mộ thuyền Việt Khê

Mộ thuyền Việt Khê là minh chứng điển hình cho táng thức và táng tục Đông Sơn.

Mộ thuyền Việt Khê - Ảnh: Ngọc Thắng 

Năm 1961, cuộc khai quật ở xã Phù Ninh, H.Thủy Nguyên, Hải Phòng phát hiện 5 chiếc quan tài hình thuyền. Quan tài là những thân cây khoét rỗng, dài hơn 4 m, có nắp. Tìm được 5 nhưng chỉ một chiếc còn các vật chôn theo. Đầu to của thuyền có đồ đồng lớn như trống, thạp, đỉnh, bình. Đầu nhỏ có rìu, đục, dao găm. Chiếc quan tài duy nhất có chứa hiện vật giờ đây đã trở thành bảo vật quốc gia - mộ thuyền Việt Khê, đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Theo các chuyên gia lịch sử, tục chôn cất người chết xưa hết sức phong phú. Mộ táng thời Đông Sơn có loại mộ huyệt đất, mộ có quan tài hình thuyền, mộ nồi vò... Người Đông Sơn cho rằng cái chết chấm dứt cuộc sống ở thế giới bên này, mở ra cuộc sống ở thế giới bên kia. Sang bên đó, họ vẫn tiếp tục lao động, sinh hoạt và chiến đấu. Vì thế, người Đông Sơn khi chết đều thực hiện táng tục giống nhau. Người chết được chôn cùng đủ ba loại đồ vật: sinh hoạt, công cụ sản xuất và vũ khí.