4 thg 12, 2013

Dray Sap, miên man khói bụi

Thác Dray Sap thuộc huyện Cư Jưt, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 25 km. Trên đường từ Nam ra Buôn Ma Thuột theo quốc lộ 14, bạn sẽ đi ngang qua thác trước khi đến TP Buôn Ma Thuột.

Lần đầu tiên tôi đến thác Dray Sap là năm 2000. Nếu bạn đã từng quen thuộc với những con thác ở Lâm Đồng như thác Prenn, thác D'Atanla. thác Pongour... bạn sẽ thấy vô cùng choáng ngợp trước vẻ kỳ vĩ của con thác lớn bậc nhất Tây nguyên này.


Thác Dray Sap năm 2001. Bạn có thể thấy khói mịt mờ dưới chân thác. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Thác như một bức tường nước khổng lồ giăng ngang giữa hùng vĩ đại ngàn, dòng nước cuồn cuộn đổ tung bụi nước mịt mù dưới chân thác như khói sương ngút ngàn. Đó là lý do người Ê đê gọi tên thác là Thác Khói (trong tiếng Ê đê Dray là thác, Sap là khói).

Chợ phiên Yên Minh

Trong hành trình đến Hà Giang, nhóm chúng tôi đã có dịp ghé chợ phiên vùng cao Yên Minh, thị trấn nhỏ cách TP Hà Giang khoảng 100 km về phía Đông Bắc. Cũng như các phiên chợ vùng cao khác, chợ Yên Minh chỉ họp vào ngày chủ nhật.

Ngay từ sáng sớm, trên các con đường đổ về thị trấn đã nhộn nhịp từng đoàn người đi chợ. Nhiều người từ các bản làng xa xôi trên núi cao phải dậy từ nửa đêm, vượt bao đèo dốc để đến Yên Minh. Không gian vốn yên tĩnh nơi này chợt sôi động hẳn lên vào ngày chợ phiên, với đủ sắc màu trang phục: Váy xòe thổ cẩm của người H'Mông, khăn đỏ của người Dao, màu xanh dương váy áo của các cô gái Tày, trang phục chàm của người Nùng… 

Chợ phiên vùng cao rực rỡ sắc màu 


Mì xụa

Từ lâu, nói tới các món ngon ở Sóc Trăng, người ta thường nghĩ ngay tới bánh pía, mè láo và lạp xưởng Vũng Thơm – bánh và thực phẩm của người Tiều (Triều Châu, Quảng Đông, Trung Quốc) định cư hàng trăm năm nay ở Sóc Trăng sản xuất. Nhưng có một thứ thực phẩm làm nên danh tiếng người Tiều Sóc Trăng từ xưa đến nay là mì xụa thì không phải ai cũng biết.

Dĩa mì xụa xào tim, gan, cật heo, tép... Ảnh: Phương Kiều 

Sách Gia Định thành thống chí của Trịnh Hoài Đức (Lý Việt Dũng dịch và chú giải - NXB Đồng Nai, 2006), mục Phụ lục 3 (loài vật, đồ vật, đo lường), có viết: “Miến tuyến: Là mì dẻo dài sợi. Từ nầy người Tiều phát âm là mì xọua, người Nam Bộ nói nhại theo khá chuẩn âm là mì xọa. Chữ Nôm đọc là xọa vì được tác giả chú thiết âm là xứ ngọa tức xọa. Chữ Nôm mì xọa nhằm nhại âm mà không chỉ thật nghĩa (ngày nay ở miền Tây Nam Bộ người ta dùng tiếng mì xụa như tiếng Việt thông thường)”.


Kỳ lạ ngôi làng ăn Tết hai lần

Như thường lệ, cứ vào ngày 1/2 (âm lịch) hàng năm người dân thôn Thiều Xá, xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa lại tổ chức ăn tết lại để tưởng nhớ một vị thần hoàng có công giữ nước.

9 giờ sáng ngày 1/2, hàng ngàn người dân xã Cầu Lộc lại rồng rắn kéo nhau về đền thờ ngài Lê Phúc Đồng, một vị anh hùng được nhà vua giao cho sứ mệnh chống giặc ngoại xâm thế kỷ thứ 15 tổ chức ăn tết lại để tưởng nhớ đến vị anh hùng này.

Vào ngày này, ngoài việc vui chơi, lễ hội của làng thì mỗi hộ dân trong làng đều làm bánh dày, thịt gà, cua, cá… thờ cúng như một cái Tết Nguyên đán thật thụ. Dọc các tuyến đường làng, cờ hoa giăng khắp nơi, trẻ con được mặc áo đẹp, người người đi “xông” nhà nhau và họ mời nhau chén rượu đầu xuân.

Sau nghi thức lễ, người dân trong làng sẽ được tham gia phần hội với nhiều trò chơi dân gian truyền thống như: bóng chuyền, kéo co, nấu xôi làm bánh dày…

3 thg 12, 2013

Gà hấp lá trúc - món ngon vùng Bảy Núi

Dân miền Tây, nhất là những người sành ăn, từng ngược xuôi, cơm Tây cơm Tàu... mỗi lần về Châu Đốc hoặc vùng Bảy Núi vẫn nhớ và thèm cái hương vị của gà hấp lá trúc.

Gà hấp lá trúc - Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Bàn về ẩm thực Bảy Núi, chỉ riêng món rau thôi cũng làm cho nhiều người choáng ngợp về sự giàu có của các loài thảo dã, loại nào cũng hấp dẫn, cũng tạo thêm mùi nhớ, nổi tiếng nhất là bánh xèo ăn kèm với 14 loại rau rừng. Chưa hết, còn có những loại lá rừng nấu kèm thịt cá, chỉ ăn một lần thôi cũng nhớ hoài, nhớ mãi hương vị của núi rừng, chẳng hạn lá và trái trúc.

Bánh mì que Quy Nhơn

Tự hào đi nhiều, ăn nhiều, nhưng quả thật tôi phải xuýt xoa khi thưởng thức bánh mì que trên đường Trần Phú, thành phố Quy Nhơn, dù món này đã có từ lâu.

Ở Quy Nhơn có nhiều xe bánh mì bán bánh mì que. Tôi ghé vào một xe bán bán mì trên đường Trần Phú. Ổ bánh mì dài khoảng 30 cm, đường kính vừa tròn cái… miệng. Ba cô bé bán hàng luôn tay làm bánh mì. Vì ổ bánh nhỏ nên dùng kéo để xẻ ra là nhanh nhất. Bên trong tủ kính có 4 khay inox, đồ chua khay nhỏ, rồi đến khay lớn ngồn ngộn rau ngò, chà bông vun có ngọn và pa-tê hấp dẫn.



Heo rừng nấu mướp

Vào những ngày vía Bà tháng Tư, khách hành hương và du lịch có dịp đổ về Long Xuyên, Châu Đốc và vùng Bảy Núi (An Giang) có thể tìm đến các nhà hàng đặc sản để thưởng thức nhiều món ngon bổ dưỡng như cúc nướng, ếch nướng, bò nướng lá trúc, gà nấu lá trúc, bò xào lá giang…và hấp dẫn nhất là heo rừng nấu mướp.

Thịt heo rừng nấu mướp.

Xin yên tâm, nếu bạn là người có ý thức bảo vệ động vật hoang dã, bởi hiện nay, tại hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, có khá nhiều trại nuôi heo rừng lấy thịt chứ không săn bắt trong rừng nên món ăn này đã trở thành phổ biến ở vùng Bảy Núi.

2 thg 12, 2013

Chùa cổ trên đất Long Tuyền

Hồ sen bán nguyệt trước sân chùa Hội Linh. 

Trong nhóm chùa cổ ở đất Long Tuyền, ngoài Nam Nhã Đường còn có Hội Linh cổ tự, xây dựng vào năm Đinh Mùi năm 1907 và Long Quang cổ tự, do thiền sư Thiện Quyền lập vào năm Minh Mạng thứ 5 tức năm Giáp Thân (1824), đến nay gần 190 năm.

Long Quang cổ tự

Chùa Long Quang nằm bên bờ sông Bình Thủy; tọa lạc tại số 155/6, khu vực Bình Chánh, thuộc phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.

Thác Dambri giữa đại ngàn xanh

Cách thành phố Bảo Lộc 18 km, dòng thác lớn của mảnh đất Tây Nguyên mang tên "Đợi chờ" ầm ào sôi sục suốt đêm ngày.

Để đến với thác Dambri, bạn phải chạy quãng đường khá dài giữa trời xanh mây trắng của đất trời Tây Nguyên. Thác Dambri nằm trong khuôn viên quần thể khu du lịch Dambri với tổng diện tích gần 1.000 ha.

Từ cổng vào đã nghe tiếng nước đổ dữ dội. Men theo những tán cây rậm rạp, bạn bắt đầu hành trình xuống chân thác. Con đường bậc thang đã phủ rêu xanh nên bạn phải cẩn thận từng bước để không bị trơn trượt. Qua một vài khúc ngoặt, đến khi cảm giác đã mỏi chân muốn nghỉ thì thác nước hiện ra sau những màn mưa bụi, cùng vạn vật cây cỏ sẫm nước. 

Khu Du lịch thác Dambri cách thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) 18 km. Bảo Lộc cách Đà Lạt khoảng 120 km và TP HCM 180 km theo quốc lộ 20. 

Nét đẹp chùa Khmer ở Cà Mau

Ngôi chùa Khmer Monivongsa Bopharam được xây dựng từ năm 1964, tọa lạc giữa trung tâm Cà Mau như một nét duyên của thành phố cực Nam chào đón du khách.

Khuôn viên chùa rộng lớn với những tán cây thốt nốt vươn thẳng lên trời cao. Mái chính điện được cấu trúc thành nhiều tầng tầng lớp lớp chồng lên nhau, tạo không gian cao vút. Đây chính là nét đặc trưng của một ngôi chùa Khmer Nam Bộ.