11 thg 10, 2013

Chiêm ngưỡng 3 giếng cổ độc đáo ở Thượng Hội

3 chiếc giếng nằm ở ba nơi đặc biệt trong làng, gắn với nhiều suy nghĩ sâu sắc của người xưa tạo nên nét đặc biệt của Thượng Hội.

Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình vốn là nét đặc trưng nông thôn Việt Nam. Giờ đây xã hội phát triển, giếng nước không còn phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của người dân nữa nên nhiều giếng bị bỏ quên hoặc đã bị xóa sổ. Tuy vậy, ở làng Thượng Hội, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, Hà Nội, có 3 giếng cổ vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.

Ba giếng cổ nằm lần lượt ở đầu làng, giữa làng và cuối làng. Chiếc ở đầu làng hình vuông, tượng trưng cho đất mẹ, nuôi dưỡng con người và soi bóng ngôi chùa cổ kính. Giữa làng, giếng xây tròn vành vạnh, dân thôn coi đó là hình mặt trời để ngày ngày luôn có ánh dương tỏa chiếu, hòa khí âm dương làm con người hạnh phúc. Ở cuối làng là chiếc có hình bầu dục. Dân làng coi đây là tấm gương lớn, người dân trước khi ra khỏi làng hoặc lúc quay về thường soi mình vào đây. Giếng được xây gạch cẩn thận, có bậc lên xuống để gánh nước, tường xây gạch bao quanh, bệ thờ thần giếng vững chắc.

10 thg 10, 2013

Đến Phú Quốc xem làm nước mắm

Nước mắm Phú Quốc, loại nước mắm "đặc sản" có độ đạm rất cao, vị ngọt dìu dịu và thơm lừng mùi cá cơm.

Dọc miền biển Việt Nam dường như nơi nào cũng có cách chế biến nước mắm. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất vẫn là nước mắm Phú Quốc vì nước mắm ở đây có độ đạm rất cao, vị ngọt dìu dịu và thơm lừng mùi cá cơm.

Các loại cá cơm đánh bắt từ biển Phú Quốc như cá cơm phấn chì, cá cơm than, cá cơm sọc tiêu. Sau khi đánh bắt, cá cơm được đem về ướp muối theo tỷ lệ bí quyết. Cá và muối sau khi trộn đều đem chườm trong thùng gỗ cho đến khi cá tự phân huỷ, để càng lâu càng ngon.

Nước mắm nhĩ hay còn gọi là nước mắm cốt, trong sạch, vô trùng thông qua quá trình ủ cá. Nước mắm nguyên chất Phú Quốc có màu cánh gián đậm, trong và có mùi thơm đặc trưng do vị mặn của muối và ngọt béo của chất đạm từ cá tạo nên một sản phẩm đặc biệt của hải đảo. Chất lượng nước mắm được đánh giá cao qua mùi thơm mà người ta cảm nhận được từ những món nêm, xào, ướp hay nước chấm. 



Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc

Nghinh Ông Sông Đốc là lễ hội dân gian rộn rịp nhất ở Cà Mau và là một trong 60 lễ hội tiêu biểu của Việt Nam. Lễ hội hình thành từ năm 1925, gắn liền với tín ngưỡng và lăng thờ cá Ông ở thị trấn Sông Đốc (H.Trần Văn Thời).

Đoàn tàu diễu hành ra khơi “rước Ông” về - Ảnh: Trần Dũng 

Bồn bồn – món ăn khoái khẩu của công tử Bạc Liêu

Cánh đồng bồn bồn

Bạc Liêu được xem là “quê hương” của loại cây có gốc trắng nõn loài cỏ hoang mang đến vị ngọt từ đồng chua tên gọi dân dã là bồn bồn. Cây bồn bồn vốn là một trong những loài cỏ hoang, thường mọc ở vùng đất thấp, hay các cạnh ao, hồ có dòng chảy chậm, có nhiều phèn mặn. Bồn bồn thuộc họ lau sậy, thân mọc vượt trên nước, lá dài giống sả, có khả năng chịu ngập sâu đến 1m. Đây là loại cây mọc nhiều nhất là ở Cà Mau, Bạc Liêu.

“Gió đẩy gió đưa bông bồn bồn rụng trắng

Thương em một đời dải nắng dầm mưa” 


Vài nét về nhà Rông dân tộc Ba Na ở Kon Tum

Kon Tum là vùng đất có di sản văn hoá rất phong phú, ngoài những điểm du lịch độc đáo ra còn có những mái nhà rông mang màu sắc huyển bí nằm hài hoà với từng bản làng mang đậm nét hoang sơ giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ. Ở đây chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những nhà rông đã hiện hữu gần 100 năm tuổi, trải qua bao mưa nắng và sự khốc liệt của chiến tranh, mái nhà rông của người đồng bào thiểu số luôn là biểu tượng cho ý chí, niềm tin và sức mạnh trong cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng. Đối với tộc người Ba Na, nhà rông là sản phẩm văn hoá vô giá, là biểu tượng niềm tự hào của họ. Kon Tum được coi là quê hương của nhà rông vì ở đó hội tụ sức mạnh cộng đồng, tín ngưỡng và nghệ thuật dân gian. 

Mừng nhà Rông mới - Ảnh: D.Nương. 

Đình thần Thắng Tam ở Vũng Tàu

Đi Vũng Tàu, nơi bạn thường đến dĩ nhiên là biển, rồi có thể là núi, là chùa, là tượng chúa Jesus... Thế nhưng, nếu buổi trưa trời nắng, bạn không đi dã ngoại được, sao không thả bộ dọc theo đường Hoàng Hoa Thám (con đường đi lên từ bãi Sau) để viếng thăm cụm di tích Đình thần Thắng Tam, một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của TP Vũng Tàu?

Tôi xin mượn bài viết của anh Trần Quang Diệu trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn để giới thiệu về cụm di tích này nhé (có bổ sung một số ảnh của tôi):

Đình thần Thắng Tam ở Vũng Tàu

Tọa lạc trên một sở đất rộng ở đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Vũng Tàu là một quần thể kiến trúc, di tích gồm ba công trình: đình Thắng Tam, miếu Bà và lăng cá Ông. Đình thần Thắng Tam nằm ở vị trí được cho là "án sơn tụ thủy", xây dựng vào năm Canh Thìn (1820) làm nơi thờ phụng các bậc tiền hiền, những người có công khai phá vùng đất này.

Tam quan đình thần Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu. Ảnh: Phạm Hoài Nhân


Mắm và mắm cá lóc chiên đặc sản của huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng

Không biết từ bao giờ, mắm đã trở thành món ăn không thể thiếu của người dân vùng đồng bằng châu thổ. Cũng có thể nói đã là dân miền Tây thì hầu như đều biết dùng mắm và thích các món ăn được chế biến từ mắm.

Có dịp đến với huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, du khách sẽ có dịp thưởng thức món ăn khá dân dã - mắm cá lóc chiên, một trong những món đặc sản của địa phương. 

Mắm cá lóc chiên Ngã Năm 

Món mắm cá lóc chiên Ngã Năm được chế biến từ loại cá lóc đồng, còn sống, được tự tay người dân nơi đây ủ thành mắm với quy trình khá công phu và tỉ mỉ. Cá lóc được làm sạch, để nguyên con cho ráo nước, rồi đem cá ướp với muối hột theo bí quyết riêng. Sau đó, cá được ủ bằng cách cho vào cái hủ vừa phải, dùng vật nặng để nén chặt lớp cá bên dưới. Sau khoảng 02 tháng, muối đã thấm vào cá thì thực hiện việc trao mắm; Khâu này khá quan trọng bởi nó sẽ tạo cho mắm có mùi thơm đặc trưng và có tác dụng làm cho vị mặn và ngọt của mắm được hài hoà. Người trao mắm lấy cá trong hủ ra để ráo, dùng thính (gạo được rang vàng), dã nhuyễn, rải lên cá và trộn đều. Sau đó, tiếp tục cho những con mắm này vào hủ, để thêm một thời gian nữa là đã có thành phẩm mắm cá lóc.


Cầu ngói Thanh Toàn lặng lẽ trong chiều Huế

Đây là một trong ba cây cầu mái ngói ở Việt Nam được làm bằng gỗ theo lối “thượng gia, hạ kiều”.

Cầu ngói Thanh Toàn (thuộc làng Thanh Thủy, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy) cùng với cầu ngói Kim Sơn (Ninh Bình) và cầu ngói Hải Hậu (Nam Định) đã từng được Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế chọn để phát hành bộ tem đặc biệt “Cầu mái ngói” nhân dịp Festival Huế 2012. 



Tiễn một cây cầu

Cầu cổ Đông Ba được phá dỡ để thay bằng một dự án cầu mới với thiết kế hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông của thành phố Huế.

Cầu Đông Ba là một trong ba cây cầu bắc qua sông Đông Ba (còn gọi là sông Hộ Thành hay Hộ Thành Hà) ở phía đông Kinh thành Phú Xuân (Thành Huế). Cầu được xây dựng đầu thế kỷ 19 cùng thời kỳ xây dựng Kinh thành, dưới thời vua Gia Long. Cầu Đông Ba nằm gần cửa Đông Ba (tên chính thức là “Chính Đông Môn”) và được coi là cây cầu cổ nhất ở Huế, còn lưu những dấu ấn của thời gian và lịch sử. 

Tháng 4/2013, cầu cổ Đông Ba đã chính thức được phá dỡ, để thay bằng một dự án cầu Đông Ba mới với thiết kế hiện đại, nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông của thành phố Huế. Đó là một điều bình thường, tất yếu.

Song đối với nhiều người dân xứ Huế, và cả những khách du lịch, những người yêu Huế, thì vẫn không khỏi luyến tiếc ngậm ngùi khi tiễn một hình ảnh quen thuộc suốt bao năm tháng, như là một nhân chứng lịch sử gắn liền với sự phát triển đô thị của thành phố Huế.

Cầu Đông Ba nối từ phía cửa Đông Ba, tại đường Đào Duy Từ bên ngoài Kinh thành, sang đường Nguyễn Chí Thanh, ở khu vực các phường Phú Hiệp, Phú Cát. Ở phía này, cầu Đông Ba đi cắt trên đường Bạch Đằng dọc bờ sông Đông Ba 

Hoang phế Vực Quành

“Bảo tàng chiến tranh Vực Quành” nằm ở xã Nghĩa Ninh, TP Đồng Hới, Quảng Bình. 

Đây từng được coi là “bảo tàng sống”, là không gian tái hiện ký ức của Quảng Bình những năm 60, tới đầu những năm 70 thế kỷ 20, trong cuộc chiến tranh chống không lực Hoa Kỳ đánh phá miền Bắc.

Người đưa ra ý tưởng và triển khai thực hiện một công trình - dự án rất có ý nghĩa này là ông Nguyễn Xuân Liên, người Hà Nội, cựu binh ở Quảng Bình, Trường Sơn trong những năm tháng chiến tranh.

“Bảo tàng chiến tranh Vực Quành” được khởi dựng từ năm 2004, có diện tích hơn 10 ha; tái hiện một cách chân thực và sinh động không gian thời chiến, với những ngôi nhà ở, trạm xá, trường học, nhà trẻ dã chiến..., những hầm chữ A, hào giao thông, kho bãi... Nơi đây cũng lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật lịch sử - chiến tranh có giá trị.

Vực Quành từng là điểm du lịch nổi tiếng của Đồng Hới nói riêng và tỉnh Quảng Bình, là phim trường của những đoàn làm phim, là nơi tham quan giáo dục cho học sinh – sinh viên về lịch sử những năm tháng chiến tranh khốc liệt...