1 thg 10, 2013

Bảo Tàng tỉnh Sóc Trăng

Đến Sóc Trăng, ngoài những điểm tham quan như: chùa Dơi, chùa Đất Sét, chùa Chén Kiểu hay khu di tích lịch sử đón Đoàn tù chính trị Côn Đảo, du khách không nên bỏ lỡ cơ hội đến tham quan Bảo tàng tỉnh Sóc Trăng một nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của 3 dân tộc Kinh – Khmer – Hoa cùng nhau sinh sống trên mảnh đất Sóc Trăng.

Quang cảnh Bào tàng 

Cuối năm 2010, Bảo tàng tỉnh chính thức đi vào hoạt động với diện tích 
13.000 m2 và tổng vốn đầu tư 13,5 tỷ đồng,. Đến nay, Bảo tàng Sóc Trăng trưng bày 730 hiện vật có giá trị, trong đó có nhiều hiện vật của người dân địa phương hiến tặng. Trong hệ thống Bảo tàng tỉnh gồm có nhà Bảo tàng chính, phòng Trưng bày Văn hóa Khmer và di tích Khu Căn cứ Tỉnh ủy rừng Tràm Mỹ Phước Sóc Trăng. 


Thăm vườn bưởi Tân Triều

Nếu bạn khởi hành từ TP Hồ Chí Minh thì đi khoảng 40 km sẽ tới làng bưởi Tân Triều, làng bưởi nổi tiếng của tỉnh Đồng Nai (người ta vẫn gọi là bưởi Biên Hòa, vì nơi này xưa kia thuộc tỉnh Biên Hòa, tuy nhiên theo địa giới hành chính ngày nay thì Tân Triều thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai).

Đến Biên Hòa là 30 km, rồi bạn đi theo đường Huỳnh văn Nghệ (tỉnh lộ 24), đi ngang qua khu du lịch Bửu Long, văn miếu Trấn Biên. Nếu bạn có thời gian thì ghé thăm 2 nơi danh thắng nổi tiếng này của Đồng Nai trước khi tiếp tục đi đến vườn bưởi cũng là một ý tưởng hay!

Tân Triều là một cù lao trên sông Đồng Nai, là cả một làng bưởi, bạn sẽ ghé vào đâu? Dễ dàng nhất là ghé vào vườn bưởi Năm Huệ, một điểm du lịch có số má, đã được giới thiệu rất nhiều trên các bài báo du lịch. Nơi đây, ông Năm Huệ - chủ vườn - đã tổ chức thành một nơi tham quan, ăn uống, mua sắm khá tiện nghi mà vẫn đậm chất thiên nhiên yên ả.


Vườn bưởi nằm bên bờ sông, nên bạn có thể ngắm sông Đồng Nai êm trôi.




Ngôi nhà thờ cạnh làng bưởi Tân Triều

Nhắc đến Biên Hòa người ta hay nhớ tới bưởi. Bưởi Biên Hòa nổi tiếng ngon nhất là bưởi Tân Triều. Tân Triều là một cù lao trên sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 10 km, thuộc huyện Vĩnh Cửu. Nơi đây đã dần trở nên một điểm du lịch sinh thái khá quen thuộc vì có làng bưởi, có sông nước hữu tình, khung cảnh làng quê yên ả. Thế nhưng trong bài viết này tôi không nói về làng bưởi Tân Triều (để dành cho bài khác, hi hi!) mà nói về một ngôi nhà thờ: Nhà thờ Tân Triều.


Nhà thờ Tân Triều

Nhà thờ Tân Triều là một ngôi nhà thờ nhỏ, khiêm tốn nằm gần vườn bưởi Năm Huệ (điểm du lịch sinh thái). Kiến trúc nhà thờ cũng không nổi bật, do đó dễ bị bạn đi ngang qua mà không chú ý, nhất là nếu bạn đang nôn nao bước vào vườn bưởi, và không là tín đồ công giáo. Tuy nhiên, nếu bạn biết vài điều lý thú về lịch sử ngôi nhà thờ này có lẽ bạn sẽ dừng chân để nhớ về quá khứ...

Một lần thăm đèn biển Kê Gà

Đèn biển (hải đăng) Kê Gà là một trong những địa chỉ tham quan du lịch, ở xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam. Đèn biển cách bờ biển chừng 300m và sau 113 năm kể từ khi xây dựng, vẫn nguyên hình không hề hư hại. Trên đảo là nhiều cụm đá hoa cương và nhiều cây sứ trồng đã lâu năm. Ở đảo Kê Gà, chỉ có cây sứ và dương là chống chọi nổi với gió và cát biển.

Đèn biển do kỹ sư người Pháp là Chnavat thiết kế, bắt đầu khởi công từ tháng 2/1897, đến năm 1899 thì hoàn thành.

Ngọn đèn biển này có công suất lớn bán kính quét sáng xa đến 22 hải lý (khoảng 40 km). Hầu hết du khách sau khi đi hết 183 bậc thang xoắn ốc, sẽ theo một cánh cửa nhỏ ra phía ngoài bao lơn đài quan sát. Từ đây khách có thể phóng tầm mắt nhìn ra biển cả mênh mông hay nhìn vào đất liền có những resort nghỉ dưỡng ven bờ.


Đèn biển (hải đăng) Kê Gà, huyện Hàm Thuận Nam. Ảnh: Ngọc Lân 

Hòn Bà, vương quốc vú nàng

Câu ví von truyền miệng của ngư dân La Gi từng tôn vinh hòn đảo nhỏ, cách bãi biển Đồi Dương 2 cây số như đang bồng bềnh trên biển xanh êm ả: “Hòn Bà là động tiên sa”. Cảnh quan ở đây quanh năm được che phủ bởi những mảng xanh cây lá. Với độ dốc cao đi lên 200 bậc đến mặt bằng không rộng cách mặt nước biển khoảng 40 m. Ngôi đền thờ Thiên Y Ana - Bà Chúa Xứ nép mình góc đảo quay về hướng Đông, mỗi bình minh đều đón được mặt trời mọc rất sớm nhô lên từ biển, lúc còn những tia chớp cuối cùng của ngọn hải đăng Kê Gà. Bao quanh chân đảo không đầy một cây số là những vách đá tảng chất chồng, dựng đứng như bức tường thành thời cổ đại bao kín chân đảo hoang sơ, chen lẫn cỏ dại um tùm và cây cốc biển. Những thân cây trôm, cội cổ thụ bồ đề trên trăm năm tuổi với bộ rễ cằn cỗi mang dáng hình kỳ lạ càng tăng thêm sự huyền bí cho một không gian vang vọng tiếng chim muông và sóng biển. 

Phan Thiết có mì Quảng vịt

Mì Quảng là món ăn rất đỗi thân quen mà bạn có thể tìm đến và thưởng thức bất cứ đâu ở Việt Nam, nhất là các địa phương dọc dải đất miền Trung. Nhưng chỉ riêng ở thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) du khách còn có thêm cơ hội trải nghiệm món “Mì Quảng vịt” độc đáo với hương vị khó quên.

Với người Phan Thiết, cái hương vị cay cay, ngọt béo của món mì Quảng sẽ càng thơm ngon hơn nếu nấu với thịt vịt (thay vì thịt heo). Miếng thịt vịt mềm, thơm béo và đậm đà hương vị đặc trưng của món mì quảng. Mì Quảng vịt Phan Thiết còn được “biến tấu” với các gia vị ăn kèm như rau thơm, giá trụng, đậu phộng, tương ớt; hay cùng với hủ tíu là vắt mì vàng… vừa tạo thêm sắc màu cho tô mì Quảng, vừa thêm vị bùi bùi cho món ăn. Một tô mì Quảng vịt vừa nóng, vừa thơm nồng, cắn miếng thịt mềm với vị béo vừa phải cùng với cay của ớt, béo của đậu phộng, thơm của rau, bùi của hủ tíu mì sẽ là một món ăn để lại nhiều xúc cảm vị giác cho thực khách!