3 thg 9, 2013

Bún đỏ: nét đặc sắc của ẩm thực đường phố Buôn Ma Thuột

“Đến Buôn Ma Thuột mà chưa ăn bún đỏ thì coi như chưa đến!”, nhiều người đã đúc kết như thế sau khi thưởng thức món ăn quen mà lạ này.

Chẳng ai biết bún đỏ ra đời từ khi nào và ai là tác giả của sự sáng tạo đó. Chỉ biết rằng bún đỏ là sự biến tấu, pha trộn hài hòa của nhiều món ăn, tạo nên cái sự đặc sắc, duyên dáng của riêng mình. Người ăn lần đầu, khi nhìn tô bún được bưng ra có thể thốt lên: "A! Bánh canh". Khi hít một hơi mùi thơm đặc trưng của bún đỏ lại thấy phảng phất hương vị của một tô bún riêu. Giống thì giống thế thôi, nhưng bún đỏ có cái riêng, khó mà lẫn được.

Bún đỏ cũng có riêu cua tương tự như cách làm riêu của Miền nam. Riêu được làm từ thịt cua, thịt heo và tép xay nhuyễn. Nước dùng của bún được ninh từ xương heo, xương bò và nước cua nên tạo được vị ngọt đậm đà. Ngoài ra còn có thêm trứng cút, huyết heo, điểm thêm ít hành phi, tóp mỡ. 

Bún đỏ là sự biến tấu, pha trộn hài hòa của nhiều món ăn, tạo nên cái sự đặc sắc, duyên dáng 
của riêng mình - Ảnh: Linh Nga 

Nhái cơm - ngọt vị đồng quê

Mùa này miền Trung buổi chiều thường có mưa giông. Tiếng sấm đì đùng vọng lại từ phía chân trời xa, rồi tiếng mưa rơi lộp độp trên mái nhà, có khi cả làng quê chìm trong cơn mưa xối xả. Trời chập choạng tối, lũ ếch, nhái, ễnh ương bắt đầu rời hang ổ, đi tìm mồi và tìm bạn tình, cất lên những bản hợp xướng rền vang khắp cánh đồng quê.

Nhái cơm xào sả ớt. Ảnh: Kim Loan 

Lúc này những người đàn ông ở quê hông đeo cái giỏ, tay cầm đèn pin vội vã ra đồng soi nhái cơm. Nhái cơm đầu mùa nhiều vô kể, dựa vào tiếng kêu mà người đi soi nhái pha đèn, nhái cơm bị lóa mắt nằm chết trân như “chờ” người bắt. Trời càng tối chúng càng dạn ánh đèn, chỉ cần chịu khó khoảng hơn một giờ là có cả một giỏ đầy, khoảng hai ký nhái cơm mang về nhà.


Làng lụa Nha Xá

Dù chẳng giàu sang nhưng người dân làng Nha Xá (Mộc Nam, Duy Tiên, Hà Nam) cũng có cuộc sống tươm tất mà không phải bon chen vất vả nhờ có nghề dệt lụa. Làng dệt Nha Xá có 230 hộ, gần 200 máy dệt. Nhiều hộ làm khép kín các công đoạn sản xuất từ mua nguyên liệu, sản xuất và bán sản phẩm. 

Ngay từ đầu làng, du khách đã nghe âm thanh rộn ràng của những chiếc máy dệt. Người dân nơi này cho biết, trong làng, không còn nhà nào dệt lụa theo phương thức thủ công mà đã chuyển sang dệt máy hoàn toàn.

Phố núi Pleiku

Nằm trên độ cao trung bình 300 - 500m, quanh năm sương mù bao phủ, thành phố cao nguyên Pleiku (tỉnh Gia Lai) từ lâu được biết đến với tên gọi đặc trưng “phố núi Pleiku”. Đến với Pleiku, du khách như được trở về với thiên nhiên còn khá hoang sơ, được hít khí trời mát lạnh và cảm nhận trong gió thoang thoảng mùi hương của những nhánh lan rừng và hoa cà phê.

Cảm giác được thưởng thức một tách cà phê hay tô phở khô trong không khí se lạnh của phố núi Pleiku luôn mang lại những cảm xúc thú vị cho du khách khi khám phá vùng đất này. Có những ngày tiết trời ở phố núi Pleiku có đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông hội tụ. Sáng sớm trời se se lạnh, buổi trưa, không khí trở nên oi bức như mùa hè. Khi chiều vừa tắt nắng đã có những cơn gió thoang thoảng của mùa thu làm dịu mát cái nắng gắt mùa hè. Và khi màn đêm xuống nghĩa là đông đã về. Trong cái lạnh của phố núi cao nguyên, du khách sẽ có cảm nhận về một bầu không khí trong lành và sự bình yên của cuộc sống nơi đây. Không gian, cảnh quan với đường phố là những triền dốc uốn quanh mang đặc trưng phố núi tạo một cảm giác khác biệt dễ khiến con người ta xua tan những mệt nhọc của cuộc sống thường nhật.


2 thg 9, 2013

Núi Thần Đinh, cảnh đẹp Quảng Bình

Nằm ở xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, núi Thần Đinh là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình.

Núi Thần Đinh

Lên núi vào lúc bảy giờ sáng, chúng tôi cứ ngỡ mình đi sớm, ai ngờ đi một chút đã thấy lác đác người đi xuống. Hỏi ra mới biết, những người này đã đến đây từ khuya. Du khách lên Thần Đinh để cúng bái, cầu mong, để lấy nước thiêng về thờ phụng bởi núi này không chỉ đẹp mà còn nổi tiếng linh thiêng.


Về Tây Nguyên thăm chùa Quảng Trạch có “Vườn Lộc Uyển” trên đỉnh núi…

Theo trục đường chính hơn 2km, hướng đi Buôn Triết, thuộc huyện Lak, tỉnh Daklak, chúng tôi về với chùa Quảng Trạch, ngôi chùa lưng chừng núi một chiều cuối tuần lác đác mưa bay…

Đến ngã rẽ vào chùa bên tay phải, chỉ có hơn 600 mét tới lối dẫn lên chùa, nhưng đường đi khá lầy lội, lớp nhớp bùn đất nên chúng tôi khó mà đi nhanh. Hai chiếc xe máy nối đuôi nhau, thận trọng từng bước. Còn chừng hơn 100 mét, tôi thấy từng tốp bà con mặc áo mưa, chống gậy cùng nhau chung lối một ngã rẽ lớn, chính là nơi cổng chính nhà chùa, cách mặt đường làng khoảng 50 mét.

Khoảng sân bên hông gian chính điện

Vẻ đẹp Tịnh xá Ngọc Ban ở xứ sở cà phê

Trên đường từ Đồi tâm linh về lại trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tôi mới để ý thấy có nhiều Tịnh xá của Hệ phái Khất sĩ, nào Tịnh xá Ngọc Quang, Tịnh xá Ngọc Thành… Tôi hỏi sư cô Viên Trí, đang tu thất tại đây, sư cô có phần ngạc nhiên: Chú Dũng không biết Buôn Ma Thuột là thủ phủ của Hệ phái Khất sĩ sao? Giờ muộn rồi, sáng mai chú Dũng thích đi đâu, cô Viên Trí đưa chú đi…

Hôm sau, sáng ngày 30/7, chúng tôi ghé thăm nhà bác trai của sư cô có chút việc. Trò chuyện cùng bác An, biết tôi về Buôn Ma Thuột làm công việc phật sự, nghe tôi nói định đi thăm Tịnh xá Ngọc Quang, bác nói luôn: nếu cháu ở Hà Nội về đây, nên đến Tịnh xá Ngọc Ban. Tịnh xá Ngọc Ban có thể không lớn, nhưng là nơi có tôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát bằng gỗ cây Thủy Tùng trên 2000 năm tuổi, được coi là “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam. Cháu biết vì sao không? Gỗ cây Thủy Tùng rất quý hiếm, trên thế giới cũng không còn nhiều, những cây hàng đại thụ như ở Việt Nam chắc cũng có; nhưng chắc chắn đây là cây Thủy Tùng duy nhất ở Việt Nam còn giữ được nguyên bản cháu ạ…

Khoảng sân trước gian chính điện

1 thg 9, 2013

Ao Bà Om

Những năm 1950, nói tới Trà Vinh là cư dân ở đây ai cũng “hát” bốn câu ca: Biển Ba Động nước xanh cát trắng, Ao Bà Om thắng cảnh miền Tây; Xin mời du khách về đây, Viếng qua thì biết chốn nầy thần tiên.

Một góc ao Bà Om xanh mát. Ảnh: PĐQ 

Câu hát ấy người địa phương ai cũng thuộc làu vì nó đã được viết chữ to tướng trên các tấm bảng lớn đặt tại các cửa ngõ vào thị xã Trà Vinh lúc bấy giờ. Chính vì vậy mà cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thậm chí đến Sài Gòn và một số nơi khác ở miền Đông, miền Trung cũng có người biết đến. Họ biết đến ao Bà Om cũng là nhờ một cuốn tiểu thuyết bán chạy lúc bấy giờ có nhắc đến địa danh nầy khi cho một cặp tình nhân đến đây tâm sự.


Thăm ATK Ba Tơ nhớ những ngày tháng 8

Về thăm vùng ATK Ba Tơ những ngày này, bạn sẽ hiểu thêm một địa danh kháng chiến lừng lẫy, một đội du kích Ba Tơ anh hùng, một thời “thuốc súng kém, chân đi không” và tấm lòng của người dân đối với lực lượng nòng cốt tham gia khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8-1945 ở Quảng Ngãi.

Bản làng thanh bình dưới chân núi Cao Muôn - vùng ATK năm xưa - Ảnh: Võ Quý Cầu

ATK Ba Tơ trải dài trên 5 xã Ba Động, Ba Cung, Ba Thành, Ba Vinh, Ba Giang và thị trấn Ba Tơ nằm trên trục quốc lộ 24 nối Quảng Ngãi với các tỉnh Tây nguyên. Vào địa bàn ATK, nếu đi ngược từ ngã ba Thạch Trụ lên, bắt đầu từ xã Ba Động, khách sẽ đi vòng qua hai chặng đường đèo Đá Chát và đèo Lâm với cánh đồng lúa chín vàng, những rừng thông xanh, những bản làng của người dân tộc H’Rê bên sườn núi.

Mùa bông điên điển vàng

Hàng năm cứ tới mùa nước nổi là bông điên điển lại trổ vàng đồng.

“Điên điển trên bờ ruộng trổ hoa
Vàng soi đáy nước, tóc buông xòa
Chàng trai ve vãn “Chờ em nhé!”
Lố dạng trời hồng, em sẽ qua?”


Đó là 4 câu thơ vừa tả cảnh vừa tả tình thật lãng mạn của cụ Vương Hồng Sển. Cũng là một loài bông mộc mạc, đơn sơ và thuần khiết như bao loài bông khác, nhưng bông điên điển có một ý nghĩa vô cùng thâm thúy. Nó vừa là là hoa, vừa là thức ăn, vừa là món bánh dâng lên các sư sãi. 


Hái bông điên điển mùa nước nổi - Ảnh: Hoài Vũ