11 thg 7, 2013

10 món ngon khó cưỡng ở Đà Nẵng

Đà Nẵng luôn hấp dẫn du khách bởi nhiều địa điểm du lịch và ẩm thực đặc sắc, ngon khó cưỡng.

Là tâm điểm của ba di sản thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, Đà Nẵng trở thành nơi du lịch lí tưởng. Dạo quanh một vòng thành phố, tận hưởng không khí của mảnh đất miền Trung sẽ thấy sự khác biệt của một thành phố du lịch thân thiện với môi trường. Chương trình “5 không”: không có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng, không có giết người cướp của khiến cho bạn và gia đình sẽ khá yên tâm và thoải mái cảm nhận vẻ đẹp phong cảnh, sự thân thiện, hòa đồng của con người và nhất là những món “đặc sản” nơi đây. Bạn cứ yên tâm là đồ ăn ở Đà Nẵng đúng theo tiêu chí ngon - bổ - rẻ, nhất định không sợ “lỗ”. 

1. Mì Quảng 

Khỏi phải nói thì ai cũng biết mì Quảng là món nổi danh của Đà Thành. Những cọng mì dày, cứng và to thô là nét đặc trưng tạo nên linh hồn của tô mì. Mì Quảng không có công thức “bất di bất dịch” mà rất đa dạng: mì Quảng sườn non, mì Quảng cá lóc, mì Quảng lươn, mì Quảng chả cua… nhưng “truyền thống” nhất là mì Quảng tôm, gà, trứng, thịt. Đặc biệt, thành phần không thể thiếu của mì Quảng là đậu phộng rang và bánh tráng mè nướng giòn. Mì Quảng ăn khô. 

Những cọng mì dày, cứng và to thô là nét đặc trưng tạo nên linh hồn của tô mì Quảng (Ảnh: Internet) 


Thưởng thức những món ngon khi tới Hạ Long

Có những món ăn vô cùng đặc biệt và cuốn hút mà chỉ vùng biển Hạ Long mới có.

Bắt đầu vào mùa hè nên chắc hẳn ai ai cũng đều muốn đi biển và Hạ Long có lẽ là một trong những điểm đến vô cùng lý tưởng cho chuyến du ngoạn này.

Mình cũng từng có cơ hội được tới thăm Hạ Long vài lần. Ngoài vẻ đẹp tuyệt mỹ mà thiên nhiên đã ban tặng, vùng đất này còn thu hút mình bởi thế giới ẩm thực cực kỳ đặc sắc. Mình xin chia sẻ cùng các chị em một vài món ngon Hạ Long mà mình ấn tượng. Ngoài ra, có lẽ sẽ vô cùng thiếu sót và mất hẳn sự thú vị nếu như ai đã một lần đặt chân tới Hạ Long mà chưa kịp thưởng thức những món ăn đặc biệt tới nỗi đã trở thành thương hiệu này.

1. Chả mực

Món ngon Hạ Long đầu tiên xuất hiện trong đầu mình khi nhắc tới nơi đây chắc chắn là chả mực. Lần đầu tiên mình đặt chân tới mảnh đất này, có một chị người Hạ Long chính gốc đã giới thiệu bằng một vẻ mặt vô cùng tự hào rằng: “Chả mực làm không khó, nhưng để món chả mực có hương vị tuyệt vời nhất, vừa hơi dai dai, vừa giòn sựt sựt, lại vàng ươm và dậy mùi thơm nức mũi thì nhất định phải được chế biến từ mực tươi được đánh bắt trong vùng biển Hạ Long, được bàn tay điêu luyện của những người đầu bếp người Hạ Long tự giã, tự nêm nếm gia vị và canh lửa rán vàng”. 



Chả mực Hạ Long vàng ruộm, thơm nức (Ảnh: Internet) 


9 thg 7, 2013

Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê

Nhà văn Sơn Nam sinh ra ở Kiên Giang, sống và chết tại Sài Gòn, yên nghỉ tại nghĩa trang Bình Dương, nhưng nhà lưu niệm Ông thì lại ở... Mỹ Tho!

Ủa, sao kỳ dzậy?

Chính bởi sự "sao kỳ dzậy" ấy mà tôi hơi bất ngờ khi một người bạn của gia đình anh chị Nghị - Hằng, con của nhà văn Sơn Nam, chuyển lời mời đến thăm nhà lưu niệm ông tại Mỹ Tho.

Nhà lưu niệm Sơn Nam tọa lạc ở ấp 4, xã Đạo Thạnh, TP Mỹ Tho, sát bên bờ kinh Bảo Định, do vợ chồng người trưởng nữ của ông là chị Đào Thúy Hằng và anh Trần Đức Nghị xây dựng nên để tưởng nhớ cha mình. Ngôi nhà nằm trong khuôn viên 1500 m2, được ra mắt nhân ngày giỗ lần 2 của ông (22/08/2010).

Đến đây, một sự "sao kỳ dzậy" thứ hai xuất hiện: Sơn Nam họ Phạm (Phạm Minh Tày), vậy sao con gái ông lại họ Đào?


Khám phá phía Tây núi Yên Tử

Nằm vắt từ huyện Đông Triều (Quảng Ninh) sang phía Sơn Động, mạn Lục Nam – Bắc Giang sườn tây Yên Tử vẫn còn nguyên vẻ đẹp từ thời được các vua nhà Trần chọn làm chốn tu hành. Nơi đây có vẻ đẹp ẩn trong sương núi nhuốm màu Phật giáo và cũng có cả vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ mà đất trời đã ban tặng. 

Dấu ấn vua Trần

Từ ngã tư Đông Triều – Quảng Ninh chúng tôi rẽ vào con đường bê tông bên trái chạy thẳng tắp đến tận chân núi. Giữa cảnh đất trời bao la, đập Trại Lốc hiện ra mênh mông phẳng lặng.Bóng người buông câu đang ngồi lặng im đợi tăm cá giữa cảnh sắc sơn thủy hữu tình.

Vùng đất này chính là nơi an nghỉ của tám vị đế vương triều Trần. Ngay giữa đập Trại Lốc là khu lăng mộ của Trần Minh Tông và Trần Anh Tông (tức Mục Lăng và Đồng Thái Lăng).

Lăng mộ hai vị vua Trần giữa đập Trại Lốc

Tìm vẻ đẹp vùng Bảy Núi ở Tri Tôn

Từ lâu, vùng Bảy Núi, An Giang với phong cảnh miền bán sơn địa và những nét văn hóa đặc trưng của người Khmer đã nằm trong giấc mơ khám phá của nhiều khách phương xa. Một lần đến với thị trấn Tri Tôn, du khách sẽ được thưởng thức phần nào những điều thú vị đó.

Khởi hành từ Châu Đốc, con đường đến huyện Tri Tôn thật đẹp với những cây thốt nốt mọc rải rác giữa đồng lúa xanh mướt hay có khi đứng thẳng hàng trên một bờ đê.

Đoạn băng ngang núi Phụng Hoàng để vào thị trấn, đường uốn khúc giữa một bên là những vườn xoài bạt ngàn rợp bóng mát, một bên là những cánh đồng thấp trồng đầy các loại rau màu.

Thị trấn Tri Tôn khá sầm uất. Điểm xuyết giữa đường phố mới được xây dựng là nét cổ kính mà rực rỡ của những ngôi chùa Khmer hoặc những mái đình đã nhuốm màu thời gian.

Chính điện chùa Xà Tỏn

Đến Phú Yên đừng quên món bánh hỏi lòng heo

Nếu có dịp đến Phú Yên, du khách đừng quên thưởng thức món bánh hỏi lòng heo, một món ăn rất mộc mạc, dân dã của người dân vùng này; nó không chỉ lạ miệng đối với du khách từ phương xa đến mà ngon tuyệt và trở thành nỗi nhớ của người Phú Yên xa xứ. 

Bánh hỏi, lòng heo và cháo lòng ở quán Hòa Đa. Ảnh: Tường Vi 

Trên đường từ Tuy Hòa đi ra gành Đá Đĩa, chúng tôi dừng chân ghé vào quán Hòa Đa thuộc xã An Mỹ huyện Tuy An, khách ra vào quán khá đông và họ thường đi theo nhóm vài người, phần lớn là nam giới. Đó là một quán nhỏ nằm ngay bên đường nhưng khuất sau lùm cây nhưng thực khách khá đông và có vẻ đã quen thuộc với quán.


Cuối tuần ở La Gi

Những bãi cát dài hoang hoải, mềm mại dài lê thê uốn lượn như cái eo thon của người con gái Chăm e ấp sau tấm khăn choàng dường như càng tôn thêm vẻ đẹp bí ẩn của vùng đất duyên hải nhiều truyền thuyết này. Nhưng, La Gi (Bình Thuận) không chỉ có biển mà còn có núi, có rừng, có sông... cùng những đồi cát mênh mông gắn liền nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng dân tộc đã sinh sống hàng ngàn năm nơi đây. 

Biển La Gi, xa xa là hải đăng Kê Gà.

Đặc biệt, những tuyến đường đã kéo La Gi xích lại gần những thành phố trung tâm khiến cho bạn có thể dễ dàng đến với nó vào mỗi dịp cuối tuần, như một chốn nghỉ ngơi lý tưởng sau những ngày dài làm việc mệt mỏi. 

Ngất ngây đặc sản Phan Thiết

Cách Sài Gòn không quá xa, Phan Thiết là điểm đến lý thú cho những người muốn thư giãn sau một tuần làm việc căng thẳng. 

Đến đây, không chỉ có những khu resort gần thiên nhiên mà còn rất nhiều món ngon – lạ chờ bạn khám phá.

Răng mực

Trước đây, răng mực là đồ phế phẩm, người ta thường bỏ đi vì “chẳng có gì” nhưng qua bàn tay chế biến khéo léo của con người, giờ đây, nó lại trở thành đặc sản, thành một trong những món ngon Phan Thiết. Chỉ từ một loại nguyên liệu nhưng nó làm thành nhiều món ăn chơi ngon miệng.

Răng lớn để luộc, răng vừa thì ướp rồi xiên vào que để nướng hoặc xào lăn, loại nhỏ nhất cho vào nồi bột đã đầy đủ gia vị cho món chiên nước mắm, xào bơ tỏi…

Đặc sản Quảng Bình níu hồn lữ khách

Quảng Bình mang trong mình những bài hùng ca của một thời anh dũng nay bình yên và giản dị với những phong cảnh tuyệt vời và các món ăn ngon đặc sản, khó quên. 

Quảng Bình, không chỉ là dải đất miền Trung nổi tiếng với vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận di sản thế giới, bờ biển đẹp cùng những câu chuyện lưu giữ lịch sử hào hùng của dân tộc. Đó còn là tên một vùng đất chứa trong mình nhiều đặc sản mang hương vị đặc trưng khiến cho người đến đây cứ lưu luyến mãi chẳng quay về.

Cháo canh

Cháo canh là một trong những đặc sản Quảng Bình cũng như phở Hà Nội hay bún bò Huế. Có người gọi là cháo bánh canh hay bánh canh Quảng Bình bởi thành phần của nó là những sợi như bánh canh gạo.

8 thg 7, 2013

Đến Mỹ Tho ăn hủ tiếu Mỹ Tho

Phở là món ăn thuần Việt. Hủ tiếu là món ăn xuất phát từ người Hoa, bởi vì ngay chữ hủ tiếu đã là tiếng Tàu rồi. Nói đến hủ tiếu, người ta liên tưởng ngay đến hủ tiếu Mỹ Tho, nơi nổi tiếng là hủ tiếu ngon nhất nước!

Người ta cho rằng hủ tiếu theo chân Dương Ngạn Địch và tùy tùng đến Mỹ Tho từ năm 1679, như vậy tới nay tuổi đời của hủ tiếu Mỹ Tho đã 335 năm rồi. Trong một phần ba thiên niên kỷ ấy món ăn này đã qua bao nhiêu chế biến để đến giờ này hiện diện ở đây như một món ăn thuần túy Việt Nam.

Hủ tiếu Mỹ Tho hiện giờ không chỉ có ở Mỹ Tho, mà có ở khắp nơi, ở Sài Gòn có đầy, ở Biên Hòa cũng có - chỉ có điều... không chắc có đúng là hủ tiếu Mỹ Tho chính gốc hay không!