7 thg 6, 2013

Thu ăn măng trúc, xuân ăn... ếch

Những ngày đồng lúa bắt đầu chín vàng, đòng đòng thơm ngát, nhà nông rục rịch vụ gặt tháng 3. Lúc ấy, nước đồng xăm xắp mắt cá chân, ếch kéo nhau đi kiếm mồi… Ăn no quên cả về, chúng đùn hang trên ruộng, gọi là ếch đùn. Ở nhiều nơi, giờ lúa trồng quanh năm nên cũng dễ kiếm ếch đồng.

Món “gà đồng” chính hiệu. 

Thường khi lúa chuyển vàng, dần dần chắc hạt, nông dân sẽ tháo nước ra ruộng để mặt đất tự khô ráo dần thu hoạch cho dễ dàng. Ếch khỏi đi kiếm mồi đâu xa, vẫn tha hồ có món ngon, đủ đầy dưỡng chất như tôm, cá, cào cào, châu chấu… Chẳng mấy chốc được vỗ béo tăng cân, chúng đùn hang ngay trên mặt ruộng; chỉ vậy mà có… ếch đùn.

Độc đáo món cháo mối của người Cơ Tu

Đến với núi rừng Trường Sơn hoang dã thuộc huyện Đông Giang (Quảng Nam), bạn sẽ được thưởng thức các món ăn chế biến từ con mối cánh (cláp). Đó là món ăn ưa thích, hấp dẫn của đồng bào Cơ Tu.


Già Mạc Thị Gách (87 tuổi), là “chuyên gia” “gọi mối” đất ở thôn Tống Coói (xã Ba- Đông Giang) cho biết: “Gần như toàn bộ số gia đình người Cơ Tu ở đây đều biết “gọi mối về”.


Cuối tuần, đi ăn bánh xèo “chảnh”

Cô bạn thân thời phổ thông lập nghiệp ở Sài Gòn ra Quy Nhơn công tác được nghỉ hai ngày cuối tuần, nằng nặc đòi dẫn đi ăn bánh xèo Bà Năm ở Mỹ Cang. Hỏi, đã được ăn bao giờ chưa mà coi bộ “rành” dữ vậy thì bạn cười xòa, bảo chưa ăn, nhưng mà nghe “giang hồ” đồn, muốn đi ăn cho biết…

Những chiếc khuôn bánh xèo đang hoạt động hết công suất để phục vụ thực khách. 

Đấy là vào sáng thứ Bảy, khi hai đứa đã ngồi yên vị trong một quán cà phê giả cổ ở trung tâm thành phố, với ý định vừa ăn sáng vừa uống cà phê, ngắm biển Quy Nhơn buổi sớm mai. Nhưng bạn đã thích thì chìu, dù biết rằng, đi ăn bánh xèo bà Năm ở Phước Sơn vào giờ này, không chừng “lỗi hẹn” là cái chắc!


Đường 6 - Một dòng sông cạn

Chẳng rõ xưa kia con đường nào đã khởi đầu cho sự can trường và sự háo hức kiếm tìm của người Việt cổ để ruổi rong xa mã. 


Nói đến Tây Bắc, hẳn phải là đò dọc ngược sông Đà, trao gửi sinh mệnh cho ông lái đò vượt thác, lách đá ngầm mới thú. Hay chí ít là ngồi trên boong tàu mà thưởng lãm cảnh hoàng hôn núi rừng như láng mật ong vàng trên những mái nhà lợp đá đen dọc bờ Nậm Ban hoang dại.

Nhưng, Tây Bắc còn có một cuộc đời khác. Ấy là con đường 6 đầy ký ức và thảng thốt những giấc mơ trưa mỗi độ Thu về heo may đèo vắng. Trong tĩnh lặng chợt nhớ thuở người Pháp mở con đường uốn như chiếc thắt lưng xanh cô gái Thái đen vắt qua đèo dốc, men xuống suối sâu rồi bắt vào tỉnh lỵ Hòa Bình.

Ngọt bùi mít hông

Một đĩa mít hông vàng ươm, rắc thêm một ít đậu phộng rang và dừa nạo phía trên trở thành món ăn quen thuộc với các bạn trẻ thành phố Tam Kỳ. 

Mít hông ăn cùng dừa nạo, đậu phộng vừa béo vừa bùi - Ảnh: Hương Cát

Khi còn là sinh viên, mỗi lần về quê tôi đều tạt qua quán mít hông trong con hẻm nhỏ trên đường Hoàng Diệu, gọi đĩa mít ngồi nhâm nhi rồi mới ra về. Trên đĩa mít hông có đậu phộng rang giã giập, dừa nạo, dầu phộng đã phi thơm… chỉ đơn giản thế thôi nhưng có sức hút đến lạ, khiến bao bạn bè tôi đến đây ăn đều muốn quay lại.

Phú Quốc, hẹn ngày trở lại

Sự kết hợp giữa hoang sơ và bàn tay con người tạo nên sức hấp dẫn của đảo.

Từ lan can khách sạn Sài Gòn (Phú Quốc), tôi thấy biển xanh trải rộng với những con sóng bạc đầu ào ạt xô bờ. Lúc đó biển cả như một dã nhân đầu người mình ngựa ưỡn ngực, giương cung, phóng những mũi tên bạc là những con sóng vào bờ.



Mưa lúc nhỏ lúc to, như một tấm khăn voan đưa đẩy theo chiều gió. Một nhà văn nổi tiếng người Anh không ngoa khi nói rằng, những giọt nước mắt của phụ nữ cũng giống như một cơn mưa bất chợt trên hòn đảo bình yên, tuyệt đẹp này.


Thăm phủ Tây Hồ

Nhìn trên bản đồ, Hồ Tây (Hà Nội) có hình giống như chiếc càng cua. Nơi bán đảo nhô ra mặt nước, mỏm xa nhất, đẹp nhất, quanh năm dập dềnh sóng nước, êm ả mây trời, lảng bảng sương lam... là phủ Tây Hồ. 

Từ trung tâm thủ đô, chúng tôi lên đê Yên Phụ, qua làng Nghi Tàm, men theo con đường rợp bóng những hàng phi lao rì rào cuối khu biệt thự Tây Hồ. Sau khi quanh co giữa những vườn hoa và quất cảnh, giữa bát ngát hương sen và lồng lộng gió trời, chúng tôi đến hòn đảo nhỏ mà người xưa ví là “bãi đất cá vàng” nhô ra giữa mặt nước lung linh, nơi có Phủ Tây Hồ huyền thoại. 

Cổng vào Phủ Tây Hồ 


Theo dấu mít nài

Tôi vừa cột trâu ở gốc cây xộp bước vô nhà, má đã kêu: “Đưa nón đây coi!” Tôi ngửa chiếc nón cời ra. Má đổ xoà một cái. Ôi má ơi, mít nài rang! Không kịp rửa tay, tôi ngồi trên thềm đất bóc hạt nhai rào rào như tằm ăn rỗi.

Những hạt mít nài to bằng cái trứng thằn lằn, cháy vàng vàng thơm tận óc. Mặt trời đã lặn từ lâu trên đỉnh núi trước nhà. Một mùa hè nữa sắp trôi qua. Tôi từ lớp sáu lên lớp bảy, tự coi như chàng trai trẻ đã trưởng thành, một mình thả trâu vô núi theo dấu mít nài và bắt chim chèo bẻo.




Khám phá di tích Đàn Tiên

Sân Tiên trưởng chùa Hiệp Minh. 

Cái tên Đàn Tiên và chợ Mít Nài thỉnh thoảng vẫn còn được những người sống lâu ở Cần Thơ nhắc đến để chỉ chỗ đến cho xe ôm và xe lôi. Người địa phương đôi khi cũng thường nhầm lẫn giữa tên Đàn Tiên và Nàng Tiên vì ít người biết đến ý nghĩa của Đàn Tiên.

Đến chùa Đàn Tiên (chùa Hiệp Minh số 97, đường Huỳnh Thúc Kháng, phường An Nghiệp, TP. Cần Thơ - nơi còn lưu giữ nguyên vẹn gốc tích Tiên đàn), trước hết du khách sẽ đi qua cổng tam quan. Tam quan vẫn còn giữ được cánh cổng từ xưa làm bằng sắt tròn rất chắc chắn (do Sở Công Chánh thời Pháp thiết kế) gồm hai cánh kéo vào. Cổng được tôn tạo thành tam quan xây lại bằng gạch, vòm cong, mái đúc vào tháng 6 năm 2009. Cổng được trang trí bằng hoa văn họa tiết theo kiến trúc Phật giáo. Mặt ngoài và trong của cổng chính lẫn cổng phụ đều có câu đối ngụ ý tu tâm dưỡng tánh hướng về Phật pháp và Tiên đàn.

Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ

Một lễ cúng tại sân Tiên Trưởng chùa Hiệp Minh. 

Ở trung tâm thành phố Cần Thơ có những ngôi chùa cổ ra đời hàng trăm năm trước, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn chữa bệnh cứu người, tế độ chúng sinh. Hãy cùng chúng tôi ghé thăm chùa Hiệu Minh (Đàn Tiên Cái Khế) - một ngôi chùa như vậy.

Cách đây hơn trăm năm, khi đời sống cư dân vùng Phong Dinh, Cần Thơ còn thiếu thốn trăm bề, mỗi khi đau ốm người dân chỉ biết dựa vào những phương thuốc gia truyền, dùng cây cỏ chạy chữa. Kiến thức về y học, phòng và chữa bệnh gần như là con số không. Gặp chứng nan y, người ta thường hay tìm đến những sức mạnh thần bí, tâm linh để cầu sự bình an.