6 thg 6, 2013

Nấm tràm đầu mùa mưa ở Đức Huệ

Chuyến đi Đức Huệ cuối tuần đã được gút và sẽ khởi hành vào sáng thứ sáu 10.5. Mục tiêu chuyến đi là theo chân mấy người dân đi dặm cá lia thia gần cuối mùa ở tận đồng bưng Bình Thành. Đầu tuần còn kiểm tra lần cuối là xứ ấy chưa mưa. Vậy mà thứ tư, thứ năm trời đổ cơn mưa lớn. Thúi hẻo! Vì mưa lớn nước ở đồng bưng nhiều là cá đi hết. Không ai đi dặm nữa.

Cháo tràm, tuy đắng mà ngọt. Ảnh: Trần Việt Đức 


Cá chua, đặc sản vùng hạ lưu sông Vệ

Từ lâu, vùng nước lợ hạ lưu sông Vệ, đoạn sông Vực Hồng có một loại cá hình dạng giống cá đối, người địa phương thường gọi là cá chua. Gần đây nghề nuôi tôm phát triển, loài cá này cũng xuất hiện nhiều hơn. Chúng sinh trưởng trong những hồ tôm bỏ hoang hay những hồ đang nuôi mà đầu vụ chủ hồ dọn không kỹ, nhiều loài thủy sản còn sót lại. Dân gian cho rằng giống cá chua sinh sản tự nhiên ngoài sông, khu vực nuôi tôm cũng là môi trường sinh sống thuận lợi của chúng. Do vậy mà ở vùng này có nhiều cá chua, và nó trở thành một món ăn với những cách chế biến dân dã nhưng rất ngon.

Về hình dạng, cá chua to cỡ bàn tay người lớn, dài và đầu thuôn hơn cá đối, vảy nhỏ, da màu ánh bạc. Người ta bắt cá chua theo mùa nuôi tôm, nghĩa là khoảng từ tháng ba đến tháng tám, nhiều nhất vào độ tháng sáu âm lịch. Cá chua bắt được đem về rửa sạch, chế biến theo cách dân dã sẽ được nhiều món như: Nướng, luộc, hấp, nấu măng. Với món nướng thì chỉ cần cho cá đã làm sạch lên vỉ, có hoặc không lót lá chuối tươi và nướng trực tiếp trên lửa than rực đỏ. Kỹ thuật nướng phải trở đều để cá chín đến sém vàng, không cháy mới ngon.



Bánh khọt

Cho tới bây giờ tôi vẫn thầm hỏi, không biết sao bánh khọt lại có sức quyến rũ tuổi thơ tôi đến vậy. Đó là lúc tôi còn nhỏ, ở quê nhà, lâu lâu tôi thấy má tôi “lôi” cái khuôn bánh khọt ra chùi rửa cẩn thận. Tôi biết má sẽ đổ bánh khọt trong chốc lát và tôi sẽ có dịp thỏa mãn cái dạ dầy bé tẹo nhưng háu ăn của tôi. Khấp khởi mừng trong bụng, tôi xớ rớ bên má xem có giúp được gì không. Nhưng thực ra tôi chỉ giúp má trong việc “hoàn thành công đoạn cuối cùng” của những cái bánh khọt má làm! 



Cổ vật Việt ở nước ngoài: Những báu vật của vương triều Champa

Theo thông tin và hình ảnh được công bố trong các công trình nghiên cứu của các học giả ngoại quốc, trong các sách hướng dẫn tham quan của một số bảo tàng ở hải ngoại và trong các vựng tập của các nhà đấu giá cổ vật ở châu Âu và châu Mỹ thì hiện có ít nhất 9 linga-kosa (đa số chỉ còn phần đầu tượng Siva) của Champa đang "lưu lạc" ở hải ngoại. 


Cơ duyên với linga-kosa

Tháng 9/1997, khi đang đi học khảo cổ ở Nhật Bản, tôi nhận được e-mail của một anh bạn người Đức, là một chuyên gia về mỹ thuật cổ châu Á, cho biết từ ngày 13/10 đến 14/11/1997, nhà đấu giá Spink ở London (Anh) sẽ tổ chức đấu giá 32 cổ vật đến từ Đông Nam Á, trong đó, có rất nhiều cổ vật Champa của Việt Nam.

Kỳ lạ ngôi Long Đình ở Tam Bửu Tự

Chùa Tam Bửu là 1 trong 4 di tích thuộc Cụm di tích kiến trúc, lịch sử cấp quốc gia được công nhận vào năm 1980. 4 di tích đó gồm: Chùa Tam Bửu, núi Tượng, chùa Phi Lai và Nhà mồ tập thể nạn nhân của bọn diệt chủng Polpot. 

Chân dung Trần Bá Lộc, kẻ bị "chết đứng" dưới huyệt mộ

Chùa Tam Bửu nép mình sát chân núi Tượng, tại thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đó là nơi khai đạo Phật giáo Tứ Ân Hiếu Nghĩa - một hình thức tôn giáo kháng chiến chống Pháp của phong trào Cần Vương. Trong giai đoạn khai đạo, chùa Tam Bửu trải qua hàng trăm cuộc càn quét lớn nhỏ của quân Pháp xâm lược. Dù hàng chục lần bị quân Pháp đốt cháy, cướp phá, ngôi chùa vẫn tồn tại cho đến ngày nay. 

Huyền thoại võ phái Thất Sơn Thần Quyền

Năm1859, Pháp chiếm Nam Kỳ lục tỉnh. Nhiều chí sĩ, nghĩa sĩ đã tụ quân kháng chiến cứu nước ở vùng Bảy Núi, tức Thất Sơn (nay thuộc tỉnh An Giang). Trước sức mạnh vũ khí hiện đại của quân Pháp, lực lượng nghĩa quân chỉ có binh khí thô sơ và lòng quả cảm. Những người chỉ huy phải sử dụng đến "vũ khí tâm linh" để tiếp thêm sức mạnh cho binh sĩ. Võ phái Thất Sơn Thần Quyền ra đời từ đó. 

Ông Đạo Ba ẩn cư ở Học Lãnh Sơn - Nhân chứng cuối cùng của Thất Sơn Thần Quyền.