21 thg 2, 2013

Phiên chợ - niềm vui và nỗi nhớ

Mỗi lần đi là một lần thêm nhớ. Cái nhớ, từ màu sắc quần áo của bà con mỗi dân tộc đến vị chén rượu ngô cay nồng, mùi khói mờ mịt của chảo thắng cố lẫn màu sương trong ngày đông lạnh sắt. Có lẽ nên gọi chợ phiên ở miền cao nguyên đá này là những phiên chợ của niềm vui và nỗi nhớ? 

Sắc màu chợ phiên - Ảnh: H.TR.

Với những người dân vùng cao nguyên đá, chợ phiên là một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật. Những phiên chợ họp theo phiên vào ngày cuối tuần thứ bảy hay chủ nhật như chợ Quyết Tiến, chợ Đồng Văn... Hoặc họp theo phiên cách 6 ngày một, mà khi phiên sang tuần dương lịch 7 ngày, hụt đi mất một thành ra cái tên “chợ đuổi”, như chợ Lũng Phìn, chợ Phó Bảng… 

Cao sằng dẻo ngon

Những người phụ nữ Tày, Nùng ở Cao Bằng, Lạng Sơn… cứ tầm mùng 3 Tết trở đi là làm lấy mấy mẻ cao sằng. Vừa là để đổi món cho chồng con được ngon miệng, vừa là để trổ tài nội trợ của mình. 


Ngày Tết, có bao nhiêu là thịt thà, bánh trái, thế mà lại cứ vẩn vơ thèm bánh cao sằng.

Ấy là bởi mấy ngày Tết, sum họp cùng gia đình, vui vẻ với anh em, lại tiếp đãi khách khứa, bè bạn nên tiệc tùng, cỗ bàn hơi nhiều. Lại có phần hơi quá chén nên trong người thấy háo, ăn gì cũng không thấy ngon, nhìn gì cũng thấy ngấy. Những lúc như thế, chỉ có cao sằng là nhất vì món bánh này thanh nhẹ, dễ ăn.

Bánh láo khoải đón Tết của người Mông

Đã thành truyền thống, Tết của người Mông không thể thiếu ba món là rượu, thịt và bánh ngô. Bếp của người Mông luôn đỏ lửa trong ngày Tết, lễ cúng giao thừa trong đêm 30 không thể thiếu con lợn sống hoặc con gà sống. 


Cuộc sống thay đổi và ngày càng phát triển, đồng bào đã có nhiều gạo hơn để sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày, nhưng món ăn làm từ ngô vẫn là thú ẩm thực có ý nghĩa tâm linh trong đời sống tinh thần của bà con. Có nhiều loại bánh được làm từ bột ngô, nhưng với đồng bào Mông cư trú trên địa bàn Sính Lủng, Thài Phìn Tủng, Vần Chải, Sủng Trái thì bánh láo khoải (còn có cách gọi khác là lức khoải hay rớ khoải) từ bột ngô là thứ không thể thiếu để ăn Tết. Do truyền thống định cư kiểu đồng tộc, dòng họ, mỗi dịp xuân về đồng bào lại cùng nhau làm chung một mẻ bánh láo khoải to để dành ăn cho hết tháng giêng.

Bánh nhãn Nam Định

Bánh nhãn được xem là đặc sản của vùng quê lúa Nam Định. Vùng Hải Hậu nổi tiếng làm loại bánh này ngon nhất. 


Dịp Tết, hầu như nhà nào cũng nấu được mẻ kẹo lạc nhưng bánh nhãn thì không bởi làm bánh nhãn rất kỳ công và tốn kém. Tết đến, mỗi lần làm bánh nhãn, mẹ chồng tôi thường kể câu chuyện ấn tượng với chảo bánh nhãn hồi còn bé. Hồi đó, mẹ là chị cả với một đàn em trứng gà, trứng vịt, lúc nào cũng tha lôi nhau đi chơi. Tết năm ấy, liêu xiêu trong gió lạnh thấy ấm sực mùi mỡ lợn rán, bám theo hương thơm ấy, ba đứa trẻ đứng trước chảo bánh nhãn của nhà bà Mùi, hộ khá giả nhất ở đầu xóm, lúc nào không hay.

Biên giới ngàn hoa

Mùa xuân, lên cao nguyên đá Hà Giang mới cảm nhận được sự chuyển mình của thiên nhiên nơi đây. Hoa như biết mỉm cười và đá cũng biết gật đầu. 


Mảnh đất Hà Giang nơi địa đầu cực bắc của Tổ quốc với hai phần ba là đá, vì vậy đi đến đâu như cũng chạm vào đá, chạm vào những nụ cười của đồng bào dân tộc nơi đây. Cảnh quan môi trường đậm nét nguyên sơ với bạt ngàn núi đá tai mèo trải rộng khắp bốn huyện vùng cao núi đá phía bắc. Ở phía tây, những ruộng bậc thang gối nhau trùng điệp.

Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á

Vừa qua, chùa Một Cột đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á". Như vậy, sau hơn nửa thế kỷ được xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật quốc gia (1962), sau 7 năm được sách kỷ lục Guiness Việt Nam ghi nhận là "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam", giá trị kiến trúc của chùa Một Cột lại một lần nữa được tôn vinh.

Sự công nhận của Tổ chức Kỷ lục Châu Á một lần nữa khẳng định và tôn vinh giá trị có một không hai của ngôi chùa gần nghìn năm tuổi này. Đây là niềm tự hào của những người con đất Thăng Long địa linh nhân kiệt.

Chùa Một Cột như một điểm nhấn trong Quần thể di tích lịch sử văn hóa quanh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.