22 thg 10, 2012

Dân dã ẩm thực Bạc Liêu

Dù mộc mạc, dân dã nhưng các món đặc sản của Bạc Liêu luôn để lại trong lòng du khách những ấn tượng khó phai khi một lần nếm thử hương vị ấy…


Bạc Liêu là vùng đất tận cùng của đất nước mới được khai phá từ đầu thế kỉ 18. Trước đó, nơi đây còn hoang vu, sau được người Hoa gốc Triều Châu đến lập thành làng xóm. Người ta vẫn ngâm nga: Bạc Liêu là xứ quê khờ.

Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu. Vì thế, bạn đừng ngạc nhiên khi thấy một số món ăn có cái tên rất lạ ở mảnh đất này.

Bánh củ cải 

Loại bánh này có nguồn gốc từ người Hoa, một loại bánh rất thơm ngon và đặc biệt ở đây. Lớp ngoài của nó được làm bằng bột mì pha với bột củ cải trắng nghiền nhuyễn và cán mỏng ra. Nhân bánh gồm tôm khô hoặc tép bạc đất lột vỏ, cùng với ít thịt nạc và vài hạt đậu xanh.



Cháo ấu tẩu trên cao nguyên đá

Buổi sáng Quản Bạ mờ mịt hơi sương, chúng tôi ngồi bên bếp lò ấm sực và thưởng thức món cháo đặc sản của cao nguyên núi đá Hà Giang. Ngoài ô cửa, sương mù bay lãng đãng…


Bát cháo ấu tẩu thơm lừng - Ảnh: THÁI ANH

Vừa đến thị xã Hà Giang lúc nửa đêm, các bạn tôi đã đi tìm hàng cháo ấu tẩu, một đặc sản có tiếng của miền cao nguyên núi đá tai mèo. Do quá muộn nên những cửa hàng đều đã đóng cửa.

Trong mấy ngày hành trình sau đó, chúng tôi đều tính toán làm thế nào để thưởng thức được món cháo này vì cung đường có vẻ không phù hợp lắm, trong khi theo thông lệ, cháo ấu tẩu chỉ bán buổi tối.

Mưa cao nguyên

Những cơn mưa âm thầm rả rích luôn làm cho con người ta chạnh lòng trong cô độc. Nhưng cũng chính cái màu mưa xám xịt và bầu trời ầng ậc nước ấy đã làm cho người ta không sao quên được Hà Giang. 
 
Nếu đã đến và đi, đã trải nghiệm và ngấm đẫm cái sương sa, gió rét của miền đất cao nguyên nơi địa đầu cực bắc, mới cảm được phần nào cái day dứt của những nỗi nhớ mang tên Đồng Văn…


Yên Minh trong mưa - Ảnh: Việt Nguyễn

Một năm, không biết tôi đi Hà Giang mấy lần. Lần nào đi cũng mong trời nắng, còn chụp ảnh, còn nô đùa, còn nói cười. Ấy vậy mà nhiều khi mới đi đến cổng trời Quản Bạ thôi, đã thấy rét tê lòng trong sương mù giăng giăng tràn ngập.


Bãi đá cổ Xín Mần

Cùng với bãi đá cổ ở Sapa - Lào Cai, một bãi đá cổ khác cũng được công nhận là di sản quốc gia nhưng còn rất ít người biết đến. Đó là bãi đá cổ Nấm Dẩn ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Với những hình dáng kỳ lạ, cùng với nhiều nét chạm khắc bí ẩn, bãi đá này thực sự là điểm đến với mỗi du khách khi đặt chân đến Xín Mần - Hà Giang.



Từ thị trấn Cốc Pài huyện Xín Mần, xuôi về phía Nam 18km, chúng ta có thể đặt chân đến bãi đá cổ Nấm Dẩn. Những di tích cự thạch này nằm giữa dãy núi Tây Đản phía Bắc và dãy núi đồi Nấm Dẩn phía Nam, trải dài theo con suối. Rải rác, lên cao dần là những khối đá có hình dáng lạ kỳ. Khối thì vuông dài như 1 chiếc phản rộng, có khối lại là đá đen khổng lồ giữa mặt đen tương đối phẳng nổi lên những mảng đá trắng đục như 1 tấm bản đồ bí ẩn...

21 thg 10, 2012

Kẹo cu đơ Hà Tĩnh

Nếu như ở Thanh Hóa có bánh gai, ở Quảng Ngãi có kẹo gương thì ở Hà Tĩnh có kẹo cu đơ. Một đặc sản khiến bao người con của quê hương "Đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh", hay khách thập phương đã từng một lần được nếm thử thì khó có thể quên.



Kẹo Cu Đơ và bát nước chè xanh

Kẹo cu đơ lúc đầu có tên là cu hai. Sau này khi phong trào Tây học nở rộ, từ "hai" được các ông nghè nơi đây chuyển sang tiếng Pháp là "Deux" cho nó "trí thức". Từ đó, "cu deux" được đọc chệch thành cu đơ.


Cơm lam Hòa Bình

Gạo nếp - tinh hoa của đất - giao tình với nước, lửa và những ống nứa non tạo nên một món ăn đơn giản, khiêm tốn nhưng chứa trong đó biết bao nghệ thuật: cơm lam của người dân tộc Mường ở Hòa Bình.


Cơm lam - Ảnh: blogtamtay.vn

Không ai biết cái tên cơm lam có từ bao giờ, chỉ được nghe các già làng kể lại rằng: xa xưa trong những lần đi nương rẫy, dân trong bản thường không mang theo nồi, chảo, không cơm nắm phiền toái mà chỉ mang theo mình ít gạo nếp, một con dao, một hòn đá và ít bùi nhùi đánh lửa.