9 thg 7, 2012

Dừa sáp

Dừa bình thường thì xứ mình đi đâu cũng gặp. Còn dừa sáp thì hiếm lắm, chỉ thấy có ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Dạo này bạn bè ở Sài Gòn về miền Tây hay đòi kiếm dừa sáp ăn chơi. Tôi bèn nói muốn ăn dừa sáp thứ thiệt thì phải qua Cầu Kè, nhưng cũng phải mua chỗ quen biết, giá một trái nhỏ… “chỉ có” 60.000 đồng

!Đặc sản Cầu Kè 

Từ Cần Thơ tôi và anh bạn chở nhau qua nhà ông già người Khmer tên là Thạch Chịa đã hơn 80 tuổi, ở khóm 2, thị trấn Cầu Kè. Nhà ông có 25 cây dừa sáp cho trái trồng trên ba liếp vườn ngay hàng thẳng lối, dọn dẹp cỏ rác sạch sẽ.

Có một cái giếng to như thế!

Tự điển tiếng Việt định nghĩa Giếng như sau: Hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, dùng để lấy nước.

Định nghĩa là như vậy, và cái giếng thì có ai mà không biết. Bởi vậy, nếu nhìn bức hình này và nói đó là cái giếng thì đúng là... chịu hổng nổi!

Cái này mà là cái giếng à? (Ảnh: Hai Lúa Miền tây, yume.vn)

Vậy đó mà nó đúng là cái giếng. Gọi đầy đủ là Giếng Nước hoặc Giếng Đôi (vì gồm 2 cái giếng). Tên của nơi có cái giếng này là Công viên Giếng Nước, thuộc thành phố Mỹ Tho. Dân gian gọi là Giếng Nước, tên chính thức từ chính quyền cũng là Giếng Nước. Vậy đây đúng là... cái giếng!


7 thg 7, 2012

Trăm năm danh tiếng hủ tiếu Mỹ Tho

Hồi nhỏ, tôi nghe các bậc bô lão ở quanh đình Điều Hoà, phường 2 thành phố Mỹ Tho nói hủ tiếu là món ăn của người Hoa đem tới xứ này. Các cụ bảo, khi gánh người Hoa do Dương Ngạn Địch, tổng binh Long Môn, tướng nhà Minh không chịu đầu phục triều Thanh, dẫn bầu đoàn thê tử, tuỳ tùng sang Việt Nam lánh nạn được chúa Nguyễn cho vào cư ngụ làm ăn ở vùng Mỹ Tho hồi năm 1679, lập ra Mỹ Tho đại phố mua bán sầm uất, khi đó món hủ tiếu xuất hiện. Nếu đúng như chuyện xưa, hoá ra món hủ tiếu Mỹ Tho cũng có hơn 300 năm tuổi, bởi năm 2009 là tròn 330 năm thành lập Mỹ Tho

Hơn trăm năm tồn tại, món hủ tiếu được những bàn tay tài hoa của người Hoa, người Việt biến tấu ra hàng chục sản phẩm, khó mà kể hết. Nhưng tô hủ tiếu Mỹ Tho rặt ri thì hiện nay không còn nhiều người biết nấu, người bán còn ít hơn. Tuy nhiên, cho dù hủ tiếu nấu với thịt heo, thịt bò, hải sản, thậm chí nấu với cá lóc như ở Long Xuyên, thì người ta vẫn nói cái thần của món hủ tiếu Mỹ Tho nằm ở sợi hủ tiếu. Ông Đặng Văn Sai, một người từng nhiều năm tìm hiểu hủ tiếu Mỹ Tho, nói từ hồi xưa những người Hoa đã phát hiện ra sợi hủ tiếu làm bằng thứ gạo Gò Cát của làng Mỹ Phong ngon số một.




Em gái Gáo Giồng

Em gái này là người chèo xuống đưa nhóm của Hai Ẩu tham quan sân chim Gáo Giồng.


Chùa Khmer ở Trà Vinh

Ở Trà Vinh đi đâu cũng thấy chùa, và nếu là chùa thì gần như chắc chắn đó là chùa Nam tông Khmer.

Đúng vậy, Trà Vinh là tỉnh có nhiều ngôi chùa Khmer nhất Việt Nam. Cả nước có 539 ngôi chùa Nam tông (cả Nam tông Khmer và Nam tông Kinh) thì chỉ riêng Trà Vinh đã có 141 ngôi chùa Nam tông Khmer!

Chùa Khmer tập trung chủ yếu ở miền Tây Nam bộ, trong đó nhiều nhất là Trà Vinh (141 ngôi), Sóc Trăng (92 ngôi), Kiên Giang (74 ngôi), An Giang (65 ngôi).

Chùa Âng. Ảnh: Võ văn Tường


25 thg 6, 2012

Mưa... cứ mưa bay trên tầng tháp cổ

Trên quốc lộ 01 ra Nha Trang, khi qua khỏi Phan Rang độ 15 km, nhìn bên tay phải bạn sẽ thấy một cụm tháp Chàm cổ. Đó là tháp Hòa Lai.

Tháp Hòa Lai sau khi trùng tu năm 2008 - Ảnh: Wikipedia

Tháp Hòa Lai còn được gọi là Ba Tháp, vì gồm có 3 ngôi tháp: Tháp Bắc, tháp Giữa và tháp Nam. Tháp Giữa xây dở dang, chỉ còn nền tháp, nên bây giờ ta chỉ thấy hai tháp.

Cụm tháp Hòa Lai được xây dựng koảng thế kỷ thứ 9, là một quần thể rất có giá trị về kiến trúc và điêu khắc của người Chăm, cũng do đó Hòa Lai được đặt tên mở đầu một phong cách kiến trúc Chăm: phong cách Hòa Lai.