6 thg 11, 2011

Tản mạn đất trời

Đến Huế, người ta nhớ câu thơ:

Giữ chút gì rất Huế đi em.
Nét riêng là Trời Đất giao hòa.

Trời Đất giao hòa là nét riêng của Huế. Nó thanh cao, tĩnh lặng pha chút buồn buồn - và trên hết chính là sự giao thoa giữa Trời và Đất.
Đến Pleiku, ta mới cảm nhận hết cái "thần" của Vũ Hữu Định trong những câu thơ:

Phố núi cao, phố núi đầy sương.
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn.
...
Phố núi cao, phố núi trời gần.
Trời thấp, Trời gần, đầy sương… có đến Pleiku và đi loanh quanh để trở về chốn cũ mới cảm nhận được sự gần gũi giữa Đất và Trời như vậy, để thấy Đất Trời như kết dính lấy nhau bởi sương mù bảng lảng. Đất Trời ở PleikuĐất Trời bịn rịn.

Thác Khói

Người ta gọi đó là Dray Sap, nghĩa là Thác Khói. Đó là ngọn thác hùng vĩ bậc nhất của Tây nguyên.

Cột thác trắng xóa đổ ầm ầm xuống dòng sông Krông Nô, tạo nên bọt nước, hơi nước mờ ảo như sương khói.

Vào những buổi chiều tà, ánh hoàng hôn xuyên qua bụi nước, tạo nên cầu vồng hư ảo.

Tôi gọi đó là Tình Yêu. Vì Tình Yêu mới dữ dội như thác ngàn, lung linh như sương khói và huyền ảo như ánh cầu vồng...


5 thg 10, 2011

Đường Wừu


Trong một bài viết tiêu đề Chết cười với ảnh vui và lạ trên đường du lịch trên trang mạng afamily.vn có một bức ảnh và lời chú thích như sau:

Tên đường phố ở Pleiku (Gia Lai).

Thú thật là xem xong tôi cũng cười, vì tên đường gì mà... buồn cười quá. Cộc lốc, khó đọc và có vẻ như sai chính tả nữa!

Thế nhưng sau thoáng cười, tôi tự hỏi: Wừu là gì? Wừu là ai mà lại được dùng tên để đặt tên đường?

Và tôi đã tìm ra: Wừu là một anh hùng, một liệt sĩ của núi rừng Tây nguyên - và câu chuyện về ông khiến cho chúng ta phải nghiêng mình kính phục và xúc động không nguôi. Vâng, không đáng cười chút nào, cười là bất kính!

Rươi Hải Dương


Con rươi trông gần giống một con đỉa lai con rết bởi vì cái thân hình nhũn nhũn nhưng rất nhiều chân của nó. Khi sống rươi mềm mềm đủ mầu xanh, đỏ, vàng, xám vằn vện trong lớp nhớt quánh như hồ và sặc mùi tanh tanh đến khó chịu. Thế mà lạ thật, cái con vật xấu xí “đáng sợ” ấy khi đã qua bàn tay khéo léo của các bà nội trợ lại trở thành “đặc sản” thơm ngon khó quên.

Rươi còn tươi (
Ảnh: My.opera)

Rươi là một giống hải trùng có nhiều ở Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình…Ăn rươi phải có mùa nên rươi quý lắm. Vào những ngày mùng 5 tháng 9, 25 tháng 10, tháng 10 mùng 5 là những ngày nước thủy triều dâng lên, những con rươi chui ra khỏi mặt đất (người ta gọi là nứt lỗ rươi), người ta mới đem xăm hoặc vợt làm bằng vải màn đi vớt rươi. Bắt đầu từ đây, rươi vội vã được chuyển đi để nêm đủ phong vị ẩm thực cho đất Hà Thành. Ngày nay phố Hàng Rươi vẫn tồn tại nhưng không còn cảnh mua bán tấp nập như trước nữa. Nhưng mỗi lần định ăn rươi, người ta vẫn nghĩ và tìm đến nơi đây đầu tiên. Người đi bán vội vã mà người mua cũng vội vã. Nếu không nhanh thì ta đã bỏ lỡ cơ hội thưởng thức một món đặc sản chỉ xuất hiện vài lần ngắn ngủi trong năm. Rươi giàu chất đạm, ăn nó có tác dụng bồi bổ sức khỏe. Với những người mới ốm dậy hay bị ho thì chớ có ham món rươi làm gì, vì ăn vào không tốt.
 

Đi về đâu hỡi em?

Chuyện về Long Khánh và Xuân Lộc

Tôi sinh ra ở Xuân Lộc, Long Khánh. Giấy khai sinh ghi như vậy. Điều này hoàn toàn chính xác, vì hồi đó có tỉnh Long Khánh, quận Xuân Lộc là tỉnh lỵ.

Tỉnh Long Khánh được chính quyền Sài Gòn thành lập vào ngày 24/4/1957, gồm 2 quận Xuân Lộc và Định Quán. Tỉnh lỵ đặt tại Xuân Lộc. Đến năm 1967, chính quyền Sài Gòn thành lập quận Kiệm Tân thuộc tỉnh Long Khánh. Tỉnh Long Khánh có 3 quận: Xuân Lộc, Định Quán, Kiệm Tân và tồn tại cho đến tháng 4 /1975, tỉnh lỵ vẫn là Xuân Lộc.


Vị trí tỉnh Long Khánh trên bản đồ VNCH năm 1967

Sau ngày 30/4/75, tỉnh Long Khánh không tồn tại nữa. Quận Xuân Lộc biến thành huyện Xuân Lộc, thuộc tỉnh Đồng Nai.

 
Ngày 10/4/91, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định số 107, theo đó huyện Xuân Lộc được tách thành 2 huyện: huyện Xuân Lộc và huyện Long Khánh.

Từ đây bắt đầu lộn xộn.



Suối Tre - Long Khánh

Từ TPHCM về Long Khánh, khi còn cách thị xã Long Khánh 4 km, phía bên trái quốc lộ 1 là Suối Tre (khoảng cây số 1.824). Tên đầy đủ là Trung tâm Văn hóa Suối Tre.

Người ta đã từng dùng mỹ từ này để chỉ Suối Tre: Đà Lạt của miền Đông.

So sánh này hơi khập khiễng, nhưng có phần đúng.



Suối Tre được hình thành từ những năm đầu thế kỷ 20, khi những người Pháp đến Long Khánh để lập đồn điền cao su. Khu vực Suối Tre rộng trên 10ha, có nhiều đồi cỏ nhấp nhô, bao bọc con suối quanh co bên những bờ tre xanh ngắt. Ở đây có độ cao tương đối (khoảng 500 met so với mặt biển) nên khí hậu ôn hòa. Các ông chủ đồn điền cao su SIPH (Societe Internatonale de Plantation d'Heveas) đã quy hoạch nơi đây thành một khu nghỉ mát lịch lãm mang đậm phong cách Pháp.