17 thg 6, 2011

Ngôi thánh đường Hồi giáo

Photobucket
Ảnh: dulichbui.org

Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Nhìn ảnh, bạn có thể đoán được ngôi thánh đường Hồi giáo này ở đâu không?

Không phải ở các nước Ả Rập. Không phải ở Malaysia, Indonesia. Ở Việt Nam đó bạn ạ. Và có lẽ với không ít người dân Đồng Nai, thông tin này sẽ khá bất ngờ: Ngôi thánh đường Hồi giáo này ở Đồng Nai, và là ngôi thánh đường Hồi giáo lớn nhất Việt Nam tại thời điểm khánh thành (2006).

16 thg 6, 2011

Quê hương tôi - Xèng xèng xèng!

Tôi nghĩ mỗi người chúng ta yêu quê hương không chỉ là... chùm khế ngọt, con đê đầu làng, giếng nước, bờ tre; không chỉ là những mối quan hệ láng giềng, tình cảm thân thuộc, mà còn ít nhiều yêu cả cái tên quê của mình nữa.

Tên quê cũng như tên người, cha ông ta đã ấp ủ bao nhiêu suy tư để đặt nên cái tên đó. Có khi nó rất mộc mạc, như xóm Cây Me, Bến Tre, Đồng Nai, làng Nhô, Chợ Lớn... Có khi nó là cái tên mỹ miều, do cha ông dày công suy nghĩ để gửi gấm bao kỳ vọng hoặc đúc kết lịch sử như Long Khánh, Biên Hòa, Trấn Biên...

Những cái tên được đặt từ xa xưa, từ một xuất xứ nào đó mà đến bây giờ ta vẫn chưa rõ nguồn gốc, như Sài Gòn chẳng hạn, nhưng ai đó vẫn thấy tự hào pha lẫn thân thương khi nói tôi là người Sài Gòn.

Tôi quê ở Long Khánh, sống ở Biên Hòa. Những cái tên này đã có từ xa xưa, đã đi vào ký ức như một phần của quê hương. Tôi nghĩ, bạn cũng như tôi, khi lang thang trên mạng Internet hay khi đọc báo, thoáng thấy những cái tên quê hương này đều dừng lại một chút để xem qua với chút tình cảm thân thương.


14 thg 6, 2011

Đi ăn cưới ở chùa

Hai Ẩu đi ăn cưới. Nơi tổ chức lễ cưới đối diện với trạm dừng chân Bò sữa Long Thành LothaMilk (là điểm các xe đi Vũng Tàu thường ghé, cũng cần nói thêm địa điểm này trước đây thuộc huyện Long Thành, nhưng nay thuộc TP Biên Hòa).

Đi qua tam quan chùa Phật Tích Tòng Lâm này để vào dự lễ cưới.


Photobucket

Dừng xe trong sân chùa.



13 thg 6, 2011

Có một con đường mang tên Phạm Phú Quốc?

Các bạn trẻ ngày nay có thể không biết đến tên ông: Phạm Phú Quốc, nhưng chắc những người cùng lứa với tôi hoặc lớn hơn đều nhớ đến tên này, đặc biệt là một nhạc phẩm rất hay viết về ông của nhạc sĩ Phạm Duy: Huyền sử ca một người mang tên Quốc.

Phạm Phú Quốc là trung tá phi công nổi tiếng của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, sinh năm 1935 tại Quảng Nam. Sự kiện khiến ông được nhiều người biết tới là vụ đánh bom dinh Độc lập vào năm 1962 (thời Ngô Đình Diệm). Phi vụ bất thành, dinh bị sập một góc nhưng Ngô Đình Diệm thoát chết, ông bị bắt cầm tù cho đến ngày đảo chính 1/11/1963.

Ngày 19/4/1965, Phạm Phú Quốc từ Đà Nẵng cất cánh bay đi đánh phá trục lộ giao thông miền Bắc ở khu vực Vinh. Trên đường về ông bị cao xạ miền Bắc bắn hạ, rơi tại Hà Tĩnh.

Thời ấy, sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, chúng tôi ngưỡng mộ Phạm Phú Quốc như một người hùng, đặc biệt là rất xúc động với lời ca bi hùng thống thiết của Huyền sử ca một người mang tên Quốc:


12 thg 6, 2011

Đền thờ Nguyễn Tri Phương ở Biên Hòa

Photobucket

Nguyễn Tri Phương là đại danh thần triều Nguyễn. Ông sinh ngày 21 tháng 7 năm Canh Thân(1800) tại Phong Điền, Thừa Thiên, tuẫn tiết ngày 20 tháng 12 năm Quý Dậu (1873) khi thất thủ thành Hà Nội.

Nơi sinh, nơi mất của ông đều không phải ở Đồng Nai. Thế nhưng ở Biên Hòa, Đồng Nai có ngôi đền thờ ông rất trang trọng. Đền thờ ông nằm bên bờ hữu ngạn sông Đồng Nai. Đi trên cầu Gành từ hướng Biên Hòa về Sài Gòn (chính là cây cầu xảy ra tai nạn đường sắt hôm Tết vừa rồi), nhìn xuống bờ sông ta thấy ngôi đền thấp thoáng sau những lùm cây xanh, bên cạnh sông nước hữu tình. Cảnh trí rất đẹp.


10 thg 6, 2011

Dân gian gọi tên chùa

Chùa bao giờ cũng có một cái tên. Tên nghiêm trang, thành kính. Ấy vậy mà nhiều khi dân gian không chịu gọi (thậm chí không nhớ, không biết) tên chính thức của chùa, mà chỉ thích gọi tên do mình... tự đặt, nhiều cái tên nghe mà giật mình.

1. Tên loài vật:

Nhiều nhất có lẽ là... tên loài vật: Chùa có nhiều con gì thì đặt tên con đó cho chùa. Như chùa Dơi ở Sóc Trăng, chùa Cò ở Trà Vinh, chùa Khỉ ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Hic, như cái chùa Khỉ chẳng hạn, Hai Ẩu vô chùa lạy Phật đàng hoàng mà... hổng biết chùa tên gì.. Hỏi cả đoàn người đang khấn vái sì sụp thì ai cũng nói tên chùa này là... chùa Khỉ, vì khỉ nó giỡn chơi đầy ở chùa. Mãi 2 năm sau, tình cờ đọc tài liệu mới biết tên chùa là chùa Chơn Nguyên.



Photobucket
Chùa Chơn Nguyên ở chân núi Kỳ Vân, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Mặt tiền chùa đơn sơ thế này, không có tên, làm sao biết là chùa Chơn Nguyên?


7 thg 6, 2011

Thì ra là cây sa la

Trong Phật điển, 2 loại cây được xem là linh thiêng và được nhắc đến nhiều nhất là cây bồ đềcây sa la.
 
Đức Phật sinh ở dưới gốc cây sa la trong vườn Lâm-Tì-Ni, và nhập diệt giữa 2 cây sa la tại Câu-Thi-Na.

Đức Phật giác ngộ sau 49 ngày đêm ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề.

Cây bồ đề thì Hai Ẩu thấy rồi, biết rồi vì nhiều chùa có, vả lại hình ảnh lá bồ đề rất quen thuộc qua nhiều tranh ảnh của nhà Phật. Còn cây sa la? Không biết, không thấy.


Mới cách đây mấy hôm, Hai Ẩu còn hỏi han rằng cây sa la nó ra làm sao? Có ở Việt Nam không? Làm sao thấy được?

Ấy, vậy mà hôm nay tìm trên mạng, nhìn thấy hình Hai Ẩu mới chưng hửng, hóa ra mình đã thấy rồi. Chẳng những thấy mà còn thấy ở nhiều nơi, đã chụp nhiều hình nữa chứ!

Gần 2 năm trước, cha con Hai Ẩu đi long nhong, thấy cái cây này, bèn kêu lên: Ngộ quá! Và rồi hai cha con hí hoáy chụp hình


Photobucket


6 thg 6, 2011

Nude trong chùa

Ở Trà Vinh có một ngôi chùa Nam tông Khmer rất nổi tiếng, đó là chùa Samrông Ek.

Chùa Samrông Ek nổi tiếng vì đó là một ngôi chùa cổ, nghe nói là được xây dựng từ năm 1373 (gần 650 năm rồi!).


Nhìn tam quan chùa là thấy ấn tượng ngay nè:


Photobucket


10 thg 5, 2011

Sao gọi tên là núi Chứa Chan?

Ngày xưa, khi Hai Ẩu còn học phổ thông, bọn học sinh thường gọi đùa núi Chứa Chan là Chán Chưa, và giải thích rằng: Vì leo lên núi thì mệt lắm, mà lên tới trên thì... hổng có gì vui, nên mới hỏi lại nhau rằng Chán chưa?


Núi Chứa Chan. Ảnh: Nguyễn Tùng Lâm (dulichbui.org)

Một truyền thuyết giải thích tên núi Chứa Chan như sau:


Vào thế kỉ 17, có một vị quan người Việt là Việt Hùng, trong lúc giao chiến với quân Khmer, ông bị bắt cùng với người vợ của mình. Ông bị giam lỏng ở miền núi này và lập ở đây một ngôi miếu ăn chay tịnh. Còn vợ ông vì có nhan sắc nên đã bị vua khmer ép làm vợ lẽ mặc dầu biết bà đang mang thai. Sau đó, bà sinh dựoc một con gái, đặt tên là Mai Khanh. 18 năm sau, khi cô gái lớn lên, bà đã kể sự thật về cha cô cho cô nghe. Cùng với một người nô bộc của mình cô quyết định đi tìm cha. Hai cha con gặp nhau trong niềm vui sướng, và họ quyết định bỏ trốn , họ bị người Khmer truy đuổi gắt gao. Trong lúc hoảng loạn, cả ba người đã gieo mình tự vẫn ở ngọn núi này. Người dân ở đây đã lập miếu thờ ba người, hiện nay trong chùa có 3 tượng được mọi người gọi là ông vàng, cô bạc và cậu chì là để chỉ ba người này. Biết được câu chuyện thương tâm đó, người dân ở đây đặt tên cho ngọn núi này là núi chứa chan để nói lên tình cảm chan chứa của gia đình họ.

Hì, tôi nghĩ đây là chuyện do các đơn vị hướng dẫn du lịch chế ra kể cho du khách để thêm phần thi vị. Chuyện 3 người trong gia đình vị quan và cái chết của họ cùng với 3 pho tượng thờ có thể có thật, nhưng ghép câu chuyện này với tên núi thì hơi khiên cưỡng. Nhưng không sao, có những truyền thuyết như vậy thì chuyến đi du lịch càng thêm lý thú mà...

Cách giải thích sau đây có lẽ là khoa học và hợp lý nhất:
Trong bài viết Nguồn gốc và ý nghĩa một số địa danh ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Lê Trung Hoa lý giải về địa danh Chứa Chan như sau: Trong tiếng Chăm, từ chỉ núi là chơk và núi non là Chơk Chăn. Người Chăm cũng dùng một từ của tiếng Gia Rai và tiếng Êđê là Chư và gọi núi Chứa Chan là Chư Chan. Trong Sổ tay địa danh Việt Nam (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002), Đinh Xuân Vịnh ghi: Chử Chân (hoặc Chứa Chan): còn gọi là núi Gia Ray. Có lẽ Chử Chân là biến thể của Chư Chan. Chan (hay Chăn, Chân) trong tiếng Chăm hiện đại đã mất nghĩa, có thể vốn là tên người, tên cây hoặc tên thú. Theo suy luận của tác giả bài viết trên, địa danh Chứa Chan bắt nguồn từ từ tổ Chư Chan của tiếng Chăm theo con đường tạm gọi là“mượn âm”.Người Chơro ở Bảo Chánh (huyện Xuân Lộc) gọi núi Chứa Chan là Gung Char với nghĩa là “núi Lớn”.

Nhưng giải thích theo cách này thì nghe không nên thơ như cách trên, phải không ạ? Còn cách giải thích của Hai Ẩu thì... ẩu hơn, phải không ạ?

Chứa chan: Chùa chảnh

Ngôi chùa ở trên đỉnh núi Chứa Chan (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai), ngọn núi cao thứ nhì ở Nam bộ, cao 837 met (sau núi Bà Đen ở Tây Ninh). Chùa có tên là Bửu Quang tự, dân gian thường gọi là chùa Gia Lào.


Photobucket

Kiến trúc chùa không đặc sắc lắm, cũng không phải là ngôi chùa cổ (chùa được xây dựng từ đầu thế kỷ XX), nhưng ở trên ngọn núi cao, phong cảnh hữu tình - lại nổi tiếng linh thiêng nên thu hút rất đông khách hành hương từ các nơi.