8 thg 3, 2011

Lá rụng về cội (Thăm mộ đốc phủ Võ Hà Thanh)

Võ Hà Thanh sinh năm 1876 xuất thân từ một gia đình nghèo ở Quảng Ngãi, theo cha vào Biên Hòa từ khi còn nhỏ. Sinh thời, ông làm đủ mọi nghề để sinh sống: làm thuê, mở hầm khai thác đá, làm nghề xây dựng, lập đồn điền cao su… và dần dần trở nên giàu có, trở thành chủ đồn điền lớn của Tỉnh Biên Hòa, trở thành đốc phủ sứ và được chính phủ Pháp tặng thưởng Bắc đẩu bội tinh đệ ngũ đẳng.

Sau khi tìm về ngôi nhà nổi tiếng một thời của ông (xin đọc Cuốn theo chiều gió) - nay là nhà thờ họ - tôi lần dò tìm đến mộ ông để kính viếng một bậc lão thành.

Trên đường vào Văn miếu Trấn biên, nhìn bên tay phải có một tấm bảng khiêm tốn đề "Nghĩa trang Võ Hà". Nghĩa trang này chôn cất nhiều người trong dòng họ Võ Hà, trong đó có mộ ông: Đốc phủ sứ Biên Hòa Võ Hà Thanh.


Photobucket



7 thg 3, 2011

Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai


Câu khẳng định trên không sai, nhưng sẽ chính xác hơn nếu viết đầy đủ thế này:

Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai trong khoảng thời gian từ 1976 đến 1982.

Thật vậy, tỉnh Đồng Nai được thành lập năm 1976, khi đó Đồng Nai có 1 thành phố, 1 thị xã, 9 huyện và 1 quần đảo.


Chùa Cô Hồn

Người dân thường gọi tên ngôi chùa theo cái tên rất dân dã, do dân gian tự đặt. Ở Biên Hòa, bạn nói tên chùa Đại Phước thì ít người biết, nhưng nói chùa Ông Tám là người ta biết ngay, hoặc chùa Đại Giác thường được gọi là chùa Phật Lớn. Tương tự như vậy, có một ngôi chùa người dân thường gọi là chùa Cô hồn, dù tên chính thức của chùa là Bửu Hưng Tự.

Chùa Cô hồn nằm gần cổng sân bay Biên Hòa, trên đường Phan Đình Phùng, phường Quang Vinh.

So với các ngôi chùa ở Biên Hòa, chùa Cô Hồn có quy mô nhỏ, kiến trúc được xây theo lối chữ nhị. Phía trước là gian chính điện được bày trí hệ thống tượng thờ Phật khá phong phú. Chùa được xây bằng vật liệu kiên cố, bốn bên là tường gạch, mái ngói lợp vẩy cá. Giá khung kiến trúc của chùa bằng gỗ, phía trên bàn thờ chánh được tôn cao tạo nên khoảng lầu trống thông thiên.

Nhìn chung kiến trúc và quy mô của chùa không có gì đặc sắc. Đây cũng không phải là ngôi chùa cổ, vì mới được xây dựng từ 1920. Điều đặc biệt chính là xuất xứ của chùa và tên gọi chùa Cô Hồn.




25 thg 2, 2011

Cuốn theo chiều gió

1. Tổ đình Bửu Long và cư sĩ Võ Hà Thuật
 
Chuyện bắt đầu từ những tấm ảnh của bạn lovetolive59 chụp ở Tổ Đình Bửu Long. Thoạt đầu tôi nghĩ đó là Bửu Long ở Biên Hòa, Đồng Nai, và rất ngạc nhiên vì sao mình ở Biên Hòa bao nhiêu lâu mà lại không biết nơi này.


Photobucket
Tổ đình Bửu Long. Ảnh: lovetolive59

Thế rồi tôi cũng được giải đáp: Tổ Đình Bửu Long này ở... quận 9, TPHCM chứ không phải ở Bửu Long.

Tôi lại tiếp tục thắc mắc: Chữ Bửu Long trong tên gọi của tổ đình này có liên quan gì đến Bửu Long - Biên Hòa không nhỉ?


21 thg 2, 2011

Thành cổ Biên Hòa

Du khách đi Nha Trang khi gần đến trung tâm thành phố sẽ qua một nơi gọi là Ngã ba Thành, vì vậy khi dạo chơi ở thành phố Biên Hòa sẽ ngạc nhiên khi nghe nói: Tới Ngã ba Thành rồi!

Ồ, ở Biên Hòa cũng có Ngã ba Thành, nhưng đó là Thành Kèn (chứ không phải thành Diên Khánh ở Nha Trang). Gọi là ngã ba Thành vì nơi đó có một ngôi thành cổ, rất cổ - có thể coi là cổ nhất của Nam bộ.

Thành cổ Biên Hòa nằm ngay giữa thành phố Biên Hòa hiện đại. Bơ vơ. Điêu tàn.



20 thg 2, 2011

Bánh cúng - bánh cấp

Photobucket

Các bạn có biết 2 thứ bánh trong hình trên là bánh gì không?

Đó là loại bánh làm bằng nếp giống như bánh tét, bánh chưng nhưng không có nhân, và kích thước nhỏ hơn rất nhiều.

Chúng có tên là bánh cúng (cái bánh dài) và bánh cấp (cái hình chữ nhật).