Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, tại đường Nguyễn văn Huyên, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
21 thg 3, 2016
Lang thang ở Bảo tàng Dân tộc học
Lúc đầu tui không có ý định tham quan Bảo tàng Dân tộc học đâu, vì nó hơi xa chỗ tui đang ở (hồ Hoàn Kiếm) là một lẽ (bảo tàng ở tuốt bên Nghĩa Đô, Cầu Giấy), mà còn là... thấy ghét vì bán vé vào cửa tới 40.000 đ. Phải vậy không đâu, coi thôi chớ muốn chụp hình thì tốn thêm 50.000 đ cho một máy nữa (là máy ảnh du lịch đó nghen, chớ máy chuyên nghiệp chắc tốn nhiều hơn nữa). Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, biết rằng TripAdvisor đã bình chọn bảo tàng này xếp thứ 4 trong top 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á, nên quyết định đi coi cho biết. Mà đã mua vé vô coi chả lẽ hổng chụp hình? Vậy nên... đã tốn tiền cho tốn luôn!
Ái chà, vô rồi mới thấy trang web uy tín về du lịch TripAdvisor bình chọn xứng đáng thiệt (hổng giống như mấy cái bình chọn lôm côm của Việt Nam ta), và mua vé đáng đồng tiền bát gạo thiệt.
Vẻ đẹp kỳ ảo trên bãi biển được mệnh danh 'Maldives của Việt Nam'
Qua ngọn đèo trên dãy núi thuộc bán đảo Phương Mai, bãi biển Kỳ Co hiện ra với vẻ đẹp đủ khiến bất cứ du khách nào cũng phải choáng ngợp với dải cát trắng cong lưỡi liềm giữa một hẻm núi cao vút và màu nước biển trong vắt pha hai màu lục lam.
Khi những bài báo đầu tiên viết về Kỳ Co hồi tháng 8.2015 cùng với những hình ảnh choáng ngợp, ngay lập tức đã khiến dân mê du lịch chú ý và bãi biển chỉ dài khoảng 500m này được đặt cho cái tên khá kiêu hãnh: Maldives của Việt Nam.
Bến Sỏi mùa đốt đồng…
Một ngày "sống thử" đời thôn dã ở vùng biên giới Tây Ninh với hai ông bà già nông dân chính hiệu - nhẹ nhàng, hiếu khách và nhân hậu.
Một căn nhà ven sông nơi Bến Sỏi - Ảnh: Trân Duy
Chuyến xe xuất hành đi viếng chùa ở núi Bà Đen lăn bánh từ 3g sáng. Đến ven núi là vừa hửng sáng, 5g. Vì đi sớm nên chưa đến 9g mọi người đã xuống núi tề tựu.
Một người trên xe đề nghị: “Hay là ghé nhà ông bà Mười ở Bến Sỏi. Cũng gần đây. Mùa này lúa mới gặt xong, cá không nhiều nhưng vịt thì mập lắm, ăn lúa sót”.
Một người trên xe đề nghị: “Hay là ghé nhà ông bà Mười ở Bến Sỏi. Cũng gần đây. Mùa này lúa mới gặt xong, cá không nhiều nhưng vịt thì mập lắm, ăn lúa sót”.
Ghé Cao Bằng đừng quên thử bánh cuốn canh
Nhắc tới ẩm thực Cao Bằng, nhiều người nghĩ ngay tới món bánh cuốn canh lạ miệng, ngon mà dân dã - món ăn được ưa chuộng nhất mỗi buổi sáng ở đây.
Bánh cuốn Cao Bằng có nước dùng, giò và các gia vị hấp dẫn thực khách - Ảnh: Huyền Trần
Ai từng một lần thưởng thức món ăn này sẽ chẳng thể quên được vị ngọt của nước hầm xương, bánh cuốn mềm, thơm lừng và béo ngậy.
20 thg 3, 2016
Ngắm những con đường ngắn nhất Sài Gòn
Bộ ảnh độc đáo chụp lại những con đường ngắn nhất ở Sài Gòn của chàng trai 29 tuổi Trần Đặng Đăng Khoa nhận được rất nhiều lời khen ngợi.
“Trước đây tôi luôn tự hỏi rằng con đường ngắn nhất Sài Gòn là ở đâu, đặc biệt là sau khi đọc bài viết Những con phố ngắn nhất Hà Nội trên báo mạng thì cái sự tò mò ấy lại dâng cao hơn nữa. Liệu ở Sài Gòn có con đường nào phá được “kỷ lục" của Hà Nội hay không?”, Đăng Khoa chia sẻ về ý tưởng thực hiện bộ ảnh.
Đăng Khoa chỉ mất 4 ngày để thực hiện bộ ảnh nhưng anh mất gần nửa năm để tìm thông tin trên mạng, trong sách báo, mò tìm trên Google maps, tính cự li, lộ trình… để tìm ra những con đường ngắn nhất của Sài Gòn.
Mặc dù không phải là người Sài Gòn, nhưng Đăng Khoa chia sẻ anh hay đi du lịch khám phá Việt Nam và nhiều nước, đồng thời có kỹ năng tìm kiếm thông tin, xem bản đồ nên anh "mò đường" rất tốt.
Bộ ảnh này được Đăng Khoa thực hiện như kỷ niệm dấu mốc 10 năm anh "nương thân" ở Sài Gòn.
“Trước đây tôi luôn tự hỏi rằng con đường ngắn nhất Sài Gòn là ở đâu, đặc biệt là sau khi đọc bài viết Những con phố ngắn nhất Hà Nội trên báo mạng thì cái sự tò mò ấy lại dâng cao hơn nữa. Liệu ở Sài Gòn có con đường nào phá được “kỷ lục" của Hà Nội hay không?”, Đăng Khoa chia sẻ về ý tưởng thực hiện bộ ảnh.
Đăng Khoa chỉ mất 4 ngày để thực hiện bộ ảnh nhưng anh mất gần nửa năm để tìm thông tin trên mạng, trong sách báo, mò tìm trên Google maps, tính cự li, lộ trình… để tìm ra những con đường ngắn nhất của Sài Gòn.
Mặc dù không phải là người Sài Gòn, nhưng Đăng Khoa chia sẻ anh hay đi du lịch khám phá Việt Nam và nhiều nước, đồng thời có kỹ năng tìm kiếm thông tin, xem bản đồ nên anh "mò đường" rất tốt.
Bộ ảnh này được Đăng Khoa thực hiện như kỷ niệm dấu mốc 10 năm anh "nương thân" ở Sài Gòn.
Chung cư Đỗ Văn Sửu ngay bên đường Đỗ Văn Sửu
Đến Hải Phòng phải ăn bánh đa cua
Bánh đa cua như hơi thở của thành phố Cảng này, nếu chưa ăn thử, tôi tin chắc có người mang nỗi tấm tức cho đến khi về chốn cũ.
Bánh đa chỗ chị C lại hơn về khoản tôm và chả lá lốt ăn kèm. Người Hải Phòng rất sành ăn, có quán bánh đa bán sáng, có quán chỉ bán tối, thế mà quán nào cũng đông nghịt người. Chứng tỏ, ngon, dở như thế nào của mỗi tô đều tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người ăn.
Bánh đa cua là một niềm tự hào của người Hải Phòng
Bánh đa cua ở đâu ngon nhất Hải Phòng? Thật là khó quá. Bánh đa chỗ chị A thì nước chan rất thơm, trứng và thịt cua rất dày. Bánh đa chỗ chị B nhiều rau tươi.
Bánh đa chỗ chị C lại hơn về khoản tôm và chả lá lốt ăn kèm. Người Hải Phòng rất sành ăn, có quán bánh đa bán sáng, có quán chỉ bán tối, thế mà quán nào cũng đông nghịt người. Chứng tỏ, ngon, dở như thế nào của mỗi tô đều tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người ăn.
Ai về với chợ Cầu Hai…
Cầu Hai là ngôi chợ nằm bên hệ thống đầm phá thơ mộng bậc nhất của Thừa Thiên - Huế, là nơi mua bán tấp nập các loại hải sản nước ngọt và nước lợ khiến cho ai đã một lần qua đó đều không khỏi… thèm muốn!
Tôi vẫn thường nghe mẹ kể, ngày trước giải phóng, chợ Cầu Hai đã hiện diện với vị trí cách ngôi chợ mới bây giờ tầm 1-2 km. Nơi này bày bán đủ thứ hải sản tươi đánh bắt được ở phá Tam Giang và đầm Cầu Hai nên người từ Đà Nẵng ra hay Huế trở vô đến Truồi cũng đều giành chút thời gian đi chợ mua các loại cá tươi, tôm đất, cua gạch…để về chế biến các món ăn đặc biệt, thường là dịp cuối tuần.
19 thg 3, 2016
Tháng 3 về An Giang ngắm hoa ô môi khoe sắc
Ô môi của miền Tây Nam bộ tuy không sang chảnh như hoa hồng nhưng lại đẹp dịu dàng và rực rỡ không thua mai anh đào của Đà Lạt.
Có nhiều lý giải về cái tên ô môi, người thì bảo là vì khi ăn quả hái từ trên cây, môi sẽ chuyển từ màu đỏ sang màu đen thẫm (đen trong tiếng Hán là ô). Có người thì cho rằng do bên trong trái chứa nhiều ô mà mỗi ô là một phần thịt của trái, nên gọi là ô môi. Cây ô môi có nguồn gốc từ Nam Mỹ, thuộc họ Vang, thân cao lớn từ 10 đến 20 m, cành lá xum xuê và cụm hoa chỉ nở rộ khi lá đã rụng. Hoa ô môi mọc thành từng chùm, xếp thưa và có màu hồng phơn phớt, buông thõng một cách hững hờ trên những kẽ lá đã rụng.
Có nhiều lý giải về cái tên ô môi, người thì bảo là vì khi ăn quả hái từ trên cây, môi sẽ chuyển từ màu đỏ sang màu đen thẫm (đen trong tiếng Hán là ô). Có người thì cho rằng do bên trong trái chứa nhiều ô mà mỗi ô là một phần thịt của trái, nên gọi là ô môi. Cây ô môi có nguồn gốc từ Nam Mỹ, thuộc họ Vang, thân cao lớn từ 10 đến 20 m, cành lá xum xuê và cụm hoa chỉ nở rộ khi lá đã rụng. Hoa ô môi mọc thành từng chùm, xếp thưa và có màu hồng phơn phớt, buông thõng một cách hững hờ trên những kẽ lá đã rụng.
Miệt Vĩnh Trạch (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là nơi lý tưởng nhất để du khách dừng chân ngắm sắc hoa ô môi. Ảnh: Hiếu Nguyễn Vja.
Lễ Hội đu tiên làng Gia Viên, Huế
Lễ hội đu tiên là một trong những nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc vẫn được bà con thôn Gia Viên, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền gìn giữ.
Hàng năm, cứ đến ngày mồng 4 Tết Âm Lịch, người
dân thôn Gia Viên, xã Phong Hiền lại tề tựu về đình làng của thôn để
thưởng thức và tham gia vui chơi lễ hội đu tiên truyền thống.
Ngắm xứ Huế huyền ảo, mộng mơ trong sương mờ
Huế có những sáng mờ sương, sương giăng kín những tuyến phố, bầu trời như sà xuống tận đầu người, xứ Huế vốn mộng mơ càng thêm huyền ảo.
Những ngày đầu năm ở Huế, có những buổi sáng mờ sương huyền ảo
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)