3 thg 7, 2025
Không gian giới thiệu nghề làm giấy dó làng Bưởi
Giữa nhịp sống sôi động của phố thị, làng Yên Thái thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội - nơi từng vang vọng tiếng chày giã dó trong quá khứ, nay được đánh thức trong một không gian văn hóa đặc biệt, giới thiệu nghề truyền thống làm giấy dó.
Nhộn nhịp múa lân sư rồng tại Lễ hội vía Bà chúa xứ núi Sam
Những ngày Lễ hội vía Bà chúa xứ núi Sam, trên các tuyến phố của Tp. Châu Đốc không khó bắt gặp những đoàn múa lân sư rồng với tiếng trống, kèn rộn rã.
Tham gia sự kiện diễu hành có khoảng 68 đoàn lân sư rồng đến từ các tỉnh thành phố: Tp Hồ Chí Minh, Tp Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang… Lân sư rồng được ví như là biểu tượng của điều lành, sự thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc. Vào ngày Lễ phục hiện rước tượng Bà các đoàn lân được bố trí diễu hành dọc theo cung đường đỉnh Núi Sam. Điều này không chỉ thu hút người dân trong khu vực mà còn kéo theo du khách từ các vùng xa đến để hòa mình vào không khí trang trọng và sôi động của lễ hội.
Múa lân, sư, rồng là sự kết hợp độc đáo nghệ thuật dân gian. Có thể phối hợp múa lân với sư, múa lân với rồng hoặc phối hợp cả ba linh vật với nhau. Các động tác được sử dụng trong nghệ thuật múa lân, sư, rồng đều mang đậm nét đặc trưng của võ thuật cổ truyền Việt Nam.
Tham gia sự kiện diễu hành có khoảng 68 đoàn lân sư rồng đến từ các tỉnh thành phố: Tp Hồ Chí Minh, Tp Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang… Lân sư rồng được ví như là biểu tượng của điều lành, sự thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc. Vào ngày Lễ phục hiện rước tượng Bà các đoàn lân được bố trí diễu hành dọc theo cung đường đỉnh Núi Sam. Điều này không chỉ thu hút người dân trong khu vực mà còn kéo theo du khách từ các vùng xa đến để hòa mình vào không khí trang trọng và sôi động của lễ hội.
Múa lân, sư, rồng là sự kết hợp độc đáo nghệ thuật dân gian. Có thể phối hợp múa lân với sư, múa lân với rồng hoặc phối hợp cả ba linh vật với nhau. Các động tác được sử dụng trong nghệ thuật múa lân, sư, rồng đều mang đậm nét đặc trưng của võ thuật cổ truyền Việt Nam.
Ngắm kiến trúc độc đáo của nhà thờ lớn nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
2 thg 7, 2025
Lễ sum họp cộng đồng của đồng bào M’nông
Vừa qua, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước đã phối hợp tổ chức tái hiện Lễ sum họp cộng đồng (R'Nglắp bon) của người M'Nông. Đây là một nghi lễ quan trọng, độc đáo và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự gắn kết cộng đồng mạnh mẽ của dân tộc này.
Lễ sum họp cộng đồng mang ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người M’Nông. Đây là dịp cộng đồng cùng cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, đồng thời tăng cường tình đoàn kết giữa các bản làng. Lễ sum họp cộng đồng thường được tổ chức vào đầu mùa mưa, khi vạn vật sinh sôi, đầy ắp nhựa sống.
Khi khách từ các bản làng đến tham dự buổi lễ, đồng bào M’Nông thực hiện nghi thức đón tiếp nồng hậu tại cổng làng. Trong âm hưởng cồng chiêng và những câu hát dân gian, khách được mời quây quần bên nhau như một gia đình lớn trước khi nghi lễ chính bắt đầu.
Phần lễ chính diễn ra quanh cây Nêu được dựng từ sáng sớm trong không khí trang nghiêm. Các lễ vật được chuẩn bị tùy theo điều kiện của làng gồm heo, gà, cơm lam, bánh chuối, rượu cần... và được bày biện trang trọng. Già làng cùng một phụ nữ uy tín được lựa chọn để làm chủ lễ với nghi thức hiến sinh, bôi máu vật tế lên thân cây Nêu, tượng trưng cho sự kết nối với thế giới tâm linh.
Tiếp đó, già làng thực hiện nghi thức khấn cầu no ấm, đặc biệt nhấn mạnh lời nguyện cầu gắn kết, hóa giải mâu thuẫn, khẳng định tình đoàn kết giữa các bản làng và cộng đồng dân tộc anh em. Sau đó, hai vị chủ lễ mời mọi người uống rượu cần và chia cơm lam như lời chúc no đủ, bình an, thịnh vượng.
Sau phần lễ, phần hội diễn ra sôi nổi với tiếng cồng chiêng và tiếng cười rộn rã. Mọi người cùng nắm tay múa hát quanh cây Nêu, hòa mình vào những điệu múa truyền thống và thưởng thức các món ăn dân dã mang đậm hương vị núi rừng.
Việc tái hiện Lễ sum họp cộng đồng không chỉ nhằm nỗ lực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa M’Nông mà còn là cầu nối lan tỏa tinh thần đại đoàn kết giữa các dân tộc anh em. Trong không gian đậm đà bản sắc văn hóa, qua những nghi thức linh thiêng và khoảnh khắc sum họp chân tình, người M’Nông đã gửi gắm một thông điệp sâu sắc: đoàn kết, sẻ chia và trân trọng cội nguồn là nền tảng vững chắc cho một tương lai bền vững và phát triển.
Lễ hội Tâm r’nglắp bon góp phần thắt chặt tình cảm giữa đồng bào M’Nông và các dân tộc anh em.
Lễ sum họp cộng đồng mang ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người M’Nông. Đây là dịp cộng đồng cùng cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, đồng thời tăng cường tình đoàn kết giữa các bản làng. Lễ sum họp cộng đồng thường được tổ chức vào đầu mùa mưa, khi vạn vật sinh sôi, đầy ắp nhựa sống.
Người M’Nông chuẩn bị lễ vật dâng lên các vị thần dưới cây Nêu trong nghi thức cúng.
Khách được chào đón bằng dàn cồng chiêng ngay từ cổng làng
Không khí đón khách diễn ra nồng hậu, thân tình
Già làng và phụ nữ uy tín được chọn làm chủ lễ
Máu vật tế được bôi lên thân cây Nêu, biểu tượng kết nối con người với thần linh
Khách và chủ cùng tham gia nghi lễ cúng chính
Khách ngồi quây quần cùng dân làng, chuẩn bị bước vào nghi lễ chính.
Tiếp đó, già làng thực hiện nghi thức khấn cầu no ấm, đặc biệt nhấn mạnh lời nguyện cầu gắn kết, hóa giải mâu thuẫn, khẳng định tình đoàn kết giữa các bản làng và cộng đồng dân tộc anh em. Sau đó, hai vị chủ lễ mời mọi người uống rượu cần và chia cơm lam như lời chúc no đủ, bình an, thịnh vượng.
Sau phần lễ, phần hội diễn ra sôi nổi với tiếng cồng chiêng và tiếng cười rộn rã. Mọi người cùng nắm tay múa hát quanh cây Nêu, hòa mình vào những điệu múa truyền thống và thưởng thức các món ăn dân dã mang đậm hương vị núi rừng.
Thiếu nữ M’nông trình diễn điệu múa truyền thống.
Cồng chiêng vang rền trong ngày lễ trọng đại
Lễ sum họp cộng đồng (R'Nglắp bon) thể hiện sự gắn kết cộng đồng mạnh mẽ của dân tộc M'Nông
Thực hiện: Việt Cường
Làng chài hoang sơ quanh Mũi Vi Rồng
Làng chài Tân Phụng, Phù Mỹ, giữ nét hoang sơ, yên bình, thích hợp cho du khách tìm kiếm không gian biển tĩnh lặng, tránh đông đúc.
Nét cổ kính của nhà thờ đá gần 120 tuổi ở Đà Nẵng
Được xây dựng bằng đá, trải qua thời gian gần 120 năm, nhà thờ cổ Tùng Sơn vẫn giữ nguyên vẹn nét cổ kính, độc đáo.
Tường vi nở rộ trên đường quê Quảng Nam
Đoạn đường trồng tường vi đi qua cánh đồng xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên nở rộ, thu hút hàng nghìn lượt khách check in ngày cuối tuần.
1 thg 7, 2025
Quán cà phê trang trí gần 1.000 con gấu hút khách tại TP HCM
Quán cà phê nằm ở quận Gò Vấp trang trí nhiều gấu bông, thu hút hàng trăm khách check in mỗi ngày.
Hai tuần nay, quán cà phê trên đường Phan Văn Trị thu hút hàng trăm lượt khách tham quan, chụp hình với gấu bông. Quán mở cửa từ tháng 11/2024, ban đầu được thiết kế theo phong cách hoài cổ, nhưng đầu tháng 6/2025, chủ quyết định chuyển sang mô hình cà phê gấu để thu hút giới trẻ trong dịp hè.
Từ khi đưa gấu vào trang trí, quán là một trong những điểm check in "hot" của giới trẻ Sài Gòn.
Từ khi đưa gấu vào trang trí, quán là một trong những điểm check in "hot" của giới trẻ Sài Gòn.
Măng nộm hoa ban
Hoa ban là một trong những biểu tượng đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, thường có hai màu tím và trắng. Hoa ban còn được dùng làm nguyên liệu để cho ra món măng nộm hoa ban, một món ngon dân dã của người Thái ở Lai Châu. Món măng nộm hoa ban hội tụ đủ vị: đắng, chua, cay, mặn, ngọt, bùi.
Chiêm ngưỡng thánh đường Hồi giáo Masjid Nourul Ehsaan tuyệt đẹp ở Xuân Lộc
Thánh đường Hồi giáo Masjid Nourul Ehsaan, tọa lạc tại ấp 4, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, là một công trình tôn giáo nổi bật, không chỉ là điểm hành lễ tôn nghiêm mà còn là không gian giữ gìn bản sắc, văn hóa và tinh thần đoàn kết bền chặt của cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi tại địa phương.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)