Hiển thị các bài đăng có nhãn người Dao. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Dao. Hiển thị tất cả bài đăng

27 thg 12, 2017

Ghi từ đám cưới người Dao đỏ ở Khuổi Đăm

Mỗi một dân tộc đều có phong tục tập quán khác nhau và nghi lễ cưới hỏi cũng vậy. Trong một dịp được tham dự đám cưới của người Dao đỏ ở thôn Khuổi Đăm (xã Quảng Bạch - huyện Chợ Đồn) đã cho chúng tôi những ấn tượng sâu sắc về những phong tục đặc biệt và mang nhiều ý nghĩa.

Theo lời đã hẹn trước với chủ nhà, chúng tôi đến từ sáng sớm. Từ xa đã thấy rạp cưới được đăng phông xanh đỏ rực rỡ, tiếng nhạc vang khắp một vùng, người giúp việc là anh em, hàng xóm tấp nập ra vào. Cũng như bao làng quê khác, ở đây nhà nào có việc là cả xóm cùng nhau hộ từ việc dọn dẹp, bếp núc cho đến công đoạn tiếp khách, đón dâu, tính ra từ khâu chuẩn bị đến sau khi xong xuôi mọi việc đám cưới có khi kéo dài đến 3 ngày. Đây cũng là dịp để tăng thêm tình làng nghĩa xóm nên tất cả đều nhiệt tình như chính công việc của nhà mình vậy.


Cô dâu được đón vào nhà trai 

21 thg 12, 2017

Nghề làm giấy dó của người Dao đỏ

Là tộc người có chữ viết riêng, người Dao sớm đã biết sử dụng chính những nguyên liệu gần gũi quanh mình tạo ra một phương tiện để ghi chép lại những phong tục tập quán, những nghi lễ, những điều cần dạy bảo con cháu, đó là giấy. Làm giấy đã trở thành một nghề truyền thống của cộng đồng người Dao.

Tôi có dịp theo chân chị Triệu Thị Mến ở xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái tới các bản làng của người Dao đỏ. Chị Mến bảo, ngày trước cứ vào tầm tháng 7, tháng 8 nếu vào bản người Dao, dưới sân, trước hiên nhà đâu đâu cũng sẽ thấy bà con phơi khung giấy. Còn bây giờ, cứ thời tiết khô ráo, nắng to là bà con đem giấy dó ra phơi sẽ được giấy trắng đẹp.

Từ xa xưa, người Dao không chỉ dùng giấy đóng thành từng quyển để viết chữ, mà còn dùng vẽ tranh, đục hoa văn để sử dụng trong các nghi lễ truyền thống như: lễ tết, ma chay, cưới hỏi. Người Dao còn làm giấy để hóa, tương tự như người Kinh hóa tiền âm phủ vậy. Mỗi tờ giấy chính là phần cốt để các nghệ nhân thổi hồn nên các tác phẩm tranh tín ngưỡng phục vụ thờ cúng, tục lệ treo tranh trong các nghi lễ, lễ hội.

14 thg 11, 2017

Nét đẹp trong trang phục truyền thống của người Dao Thanh Phán

Trang phục của người Dao Thanh Phán ở Quảng Ninh rất đẹp bởi được thêu từ những sợi len với đủ các màu sắc và hoa văn, ẩn chứa chiều sâu văn hóa độc đáo.

Theo Nghệ nhân ưu tú Diềng Chống Sếnh (thôn 3, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà), một bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Thanh Phán khá cầu kỳ, gồm quần, áo, thắt lưng, mũ đội đầu được thêu tỉ mỉ, tinh tế. Áo dài tay xẻ tà của phụ nữ Dao Thanh Phán,ở bên vạt áo thường được thêu hoa văn sóng nước, hình núi, hình chữ Vạn, hoa hồi 8 cánh, và các đường viền chạy song song, luôn là những cặp màu tương sinh trong thuyết ngũ hành. Áo cắt theo kiểu mở ngực, ống tay dài, gấu áo xẻ hai bên, nẹp cổ to thêu họa tiết trang trí ở phía cổ và trước ngực. Ở phần ngực, gấu áo, tay áo, gấu quần được nối thêm vải màu đỏ, rồi đến một đoạn được khâu bằng các đường chỉ màu trắng. Phần trước ngực được đắp miếng vải thêu những hoạ tiết đặc sắc, bắt mắt. Nội y ở ngực thêu hoạ tiết về mặt trời xen giữa là núi đồi, cỏ cây, hoa lá cách điệu chạy vòng xung quanh.

Nghệ nhân ưu tú Diềng Chống Sếnh, thôn 3, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà (thứ hai, phải sang), hướng dẫn kinh nghiệm may, thêu trang phục dân tộc Dao Thanh Phán. 

13 thg 11, 2017

Sông Moóc - "Sa Pa thu nhỏ"

Nằm ở lưng chừng núi, bản Sông Moóc, xã Đồng Văn (huyện Bình Liêu) được bao bọc bởi núi cao, mây phủ, chập chùng ruộng bậc thang dát một màu lúa chín, thấp thoáng những ngôi nhà cổ và thác nước hiền hòa xa xa... Cảnh quan trong lành, yên bình, hoang sơ đặc trưng này, được du khách, "phượt thủ" ví là "Sa Pa thu nhỏ" của vùng cao Bình Liêu.

Sông Moóc, "bản lưng chừng núi..." với cảnh quan nên thơ, không khí trong lành. 

Bản Sông Moóc có diện tích tự nhiên trên 375ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 69ha. Nằm ở độ cao trên 1000m, toàn bộ bản nằm trên sườn hệ thống núi Phiêng Chè-Cao Ba Lanh. Do đó, bản Sông Moóc phân hóa độ cao rõ rệt, nơi thấp nhất chỉ cao hơn mực nước biển khoảng 300m, nhưng nơi cao nhất lại hơn mực nước biển trên 700m.

3 thg 11, 2017

Về Dền Sáng thăm làng nghề chạm bạc truyền thống

Ðến Dền Sáng (Bát Xát), du khách không chỉ được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sơ, mà còn được tìm hiểu bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Dao qua nghề chạm bạc truyền thống.

Nằm yên bình bên dòng suối Tình, giờ đây, làng nghề chạm bạc truyền thống Nậm Dạng, xã Dền Sáng được du khách biết đến như một điểm du lịch hấp dẫn.

Du khách thích thú với nghề chạm bạc truyền thống của người Dao ở Dền Sáng. 

7 thg 10, 2017

Ngày hội văn hóa dân tộc Dao

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Dao trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững đất nước”, Ngày hội văn hoá dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất vừa diễn ra tại tỉnh Tuyên Quang là dịp tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, góp phần bảo tồn và phát huy những di sản quý báu của người Dao. 

Ngày hội văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Tuyên Quang và các tỉnh có đồng bào dân tộc Dao cư trú phối hợp tổ chức. Tham dự Ngày hội có 12 đoàn nghệ nhân, diễn viên, vận động viên từ: Lai Châu, Bắc Kạn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hà Giang, Cao Bằng, Thanh Hóa, Hà Nội, Sơn La và Tuyên Quang. 

Phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, văn hóa các dân tộc thiểu số là di sản quý giá góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Ngày hội văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất là một hoạt động văn hóa có ý nghĩa to lớn, thiết thực nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, thể hiện sự quan tâm, chăm lo của các cấp, các ngành, các địa phương đến đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Dao. 

Lễ khai mạc Ngày hội văn hoá dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất diễn ra tại Tp. Tuyên Quang. 

2 thg 3, 2017

Quyến rũ vùng cao Bình Liêu

Những con đường từ xa chỉ như một sợi chỉ. Những thác nước hùng vĩ với hình bóng cô gái Dao Thanh Phán đội mũ sặc sỡ... là điểm khác biệt nếu đến thăm vùng cao Bình Liêu của tỉnh Quảng Ninh. 

Biển mây ở vùng núi rừng Bình Liêu - Ảnh: Nguyễn Hường 

Huyện vùng cao Bình Liêu nằm sát biên giới Việt - Trung, phía đông bắc Tổ quốc. Từ trung tâm thị trấn Bình Liêu, lên tới gần đỉnh núi Mã Thông Thuận, ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, thiên nhiên đất trời bắt đầu hiện ra bao la, hút tầm mắt.

4 thg 4, 2016

Lễ hội cầu mùa – nét văn hóa đặc sắc của người Dao, Yên Bái

Lễ hội cầu mùa đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, làm phong phú đời sống tinh thần của đồng bào Dao (Yên Bái).

Thầy cúng làm lễ, lấy nước phun vào lúa ngô với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, ngô nặng hạt, lúa trĩu bông. Ảnh: baotintuc

Lễ cầu mùa được đồng bào Dao nơi đây duy trì từ nhiều đời nay và dần trở thành bản sắc văn hóa của dân tộc. Lễ cầu mùa được tổ chức hằng năm tại gia đình có uy tín, gia đình thu hoạch được nhiều thóc, nhiều ngô nhất trong năm và đã được lựa chọn từ trước. Lễ vật dâng cúng các vị thần trong lễ cầu mùa thường có lợn, gà, lúa, ngô...

11 thg 2, 2016

Tục treo tranh Tết của người Dao

Cùng với việc chuẩn bị lương thực, thực phẩm và vật dụng cần thiết cho ngày Tết Nguyên đán thì một nghi thức không thể thiếu của người Dao ở Nậm Lành (Yên Bái) là phải treo tranh trên bàn thờ.

Ông Lý Hữu Vượng, thầy cúng duy nhất vẽ tranh ở Nậm Lành. Ảnh:Tuệ Lâm.

Những ngày cận Tết, không khí ở xã Nậm Lành (Văn Chấn, Yên Bái), nơi phần đông đồng bào dân tộc Dao sinh sống, khá rộn rã với việc chuẩn bị thực phẩm, bánh trái. Trong đó có một nghi thức không thể thiếu là vẽ tranh treo bàn thờ. Đây là nét văn hoá lâu đời, phản ánh sống động đời sống tâm linh và cuộc sống ấm êm no đủ của gia đình người Dao mỗi khi Tết đến xuân về.

4 thg 1, 2016

Lễ hội Nhảy lửa của người Dao đỏ tại Hà Giang

Lễ hội Nhảy lửa được tổ chức cuối năm và đầu xuân là nét sinh hoạt văn hóa tinh thần hết sức phong phú và độc đáo của đồng bào Dao đỏ.

Lễ nhảy lửa thường được tổ chức vào cuối năm và đầu xuân. Lửa mang lại sự ấm áp, mừng cho một vụ thu hoạch hoa màu vừa kết thúc và cầu thần linh phù hộ cho an khang thịnh vượng cũng như xua đuổi tà ma, bệnh tật. 

1 thg 10, 2015

Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao tại Viễn Sơn

Tại lễ hội quế Văn Yên, người dân xã Viễn Sơn đã tái hiện nghi lễ cấp sắc 12 đèn của dân tộc Dao đỏ.

Ngày 25 - 26/9, người dân xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên (Yên Bái) tưng bừng trong không khí lễ hội quế Văn Yên. Tiêu điểm của lễ hội lần này là tái hiện nghi lễ cấp sắc 12 đèn của dân tộc Dao đỏ. Sự kiện được người Dao đỏ coi là đại lễ của dân tộc. 

17 thg 9, 2015

Theo chân phụ nữ Dao đỏ khám phá văn hóa bản Tả Phìn

Hãy một lần đặt chân đến với Tả Phìn, theo chân những phụ nữ Dao đỏ để có thêm nhiều trải nghiệm hoàn toàn khác cuộc sống hiện tại của chúng ta. 

Đường về bản Tả Pìn - Ảnh: Mỹ Phượng 

Mông, Dao đỏ, Giáy là ba dân tộc thiểu số sinh sống đông nhất ở huyện Sa Pa, Lào Cai. Mỗi dân tộc mang trong mình những nét đặc sắc về văn hóa và sức hấp dẫn riêng có. ​Trong đó phải kể đến bản Tả Phìn - nơi quần tụ rất đông dân tộc Dao đỏ với phong tục truyền thống rất đáng để du khách ghé tới tìm hiểu.

26 thg 2, 2015

Thưởng thức bánh chưng gù độc đáo của người Dao đỏ

Cuộc sống có nhiều đổi thay, nhưng trong cộng đồng người Dao đỏ Yên Bái, chiếc bánh gù vẫn được thế hệ này truyền lại cho thế hệ khác.

Đối với đồng bào Dao đỏ ở Yên Bái, đón Tết cổ truyền, ngoài những lễ vật như xôi, thịt, rượu thì không thể thiếu những chiếc bánh truyền thống của dân tộc.

Bánh chưng gù – một loại bánh truyền thống của dân tộc thường được bà con người Dao đỏ ở Yên Bái làm để thờ cúng tổ tiên, mang biếu ông bà. Theo quan niệm của người Dao đỏ, bánh chưng gù tượng trưng cho người Phụ nữ Dao chịu thương chịu khó, khi lên nương thường gùi chiếc gùi truyền thống của mình để hái lúa, lúc chị em cúi xuống sẽ tạo thành một đường cong trên lưng.

Ảnh minh họa: Báo Bắc Kạn

20 thg 11, 2014

Gặp thầy cúng miền Tây Bắc

Cuối tháng 9, tôi theo hai người bạn đi thăm vài làng bản ở Tuyên Quang theo chương trình nghiên cứu những thầy then, thầy tào (*) và tranh thờ miền núi của họ.

Tác giả cùng thầy Thạch Đức Điện (phải), người Cao Lan 

16 thg 12, 2013

Trang phục tinh tế của phụ nữ Dao Tiền

Với màu chàm và đen chủ đạo, trang phục của người Dao Tiền được thêu hoa văn ở tà áo, gấu áo rất nhã nhặn và tinh tế.

Không rực rỡ như các trang phục của các dân tộc Dao khác, người Dao Tiền thường chọn màu chàm và đen làm gam màu chủ đạo. Phụ nữ Dao Tiền rất coi trọng chuyện ăn mặc, vì vậy trang phục của họ rất nhã nhặn nhưng không kém phần tinh tế, ngay cả trẻ nhỏ đã được bố mẹ mặc cho những bộ quần áo được thêu khéo léo và cầu kỳ.

Để hoàn thành một bộ trang phục, người phụ nữ Dao Tiền phải trải qua những công đoạn rất công phu và tỉ mỉ, có khi mất cả tháng trời mới xong. Thường vào những lúc nhàn rỗi, họ bật bông, se sợi để dệt vải, tự may quần áo cho mình và cho chồng con. 

Cô gái Dao xinh xắn. Ảnh: dantocviet. 


15 thg 8, 2013

Về Bình Liêu nghe điệu hát then

Bình Liêu là một huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Ninh, phía bắc giáp với Trung Quốc. Là một huyện còn nghèo, dân cư trong vùng chủ yếu gồm các dân tộc: Tày, Sán Chỉ, Dao… Trong đó người Tày chiếm khá đông dân số.

Tác giả (dân tộc Tày) trong trang phục truyền thống và cây đàn tính. 

Người Tày thường sống ở vùng thung lũng, nơi có các con suối chảy róc rách và những mảnh ruộng bậc thang thoai thoải, đang mùa cấy, từ xa nhìn lại như một tấm thảm tầng xanh màu mạ non. Địa hình nơi đây hiểm trở với những ngọn núi cao trùng điệp. Vào những ngày trời mưa bão, có thể nhìn thấy những làn sương mờ trôi lãng đãng trên các ngọn núi. Mùa này, đến với Bình Liêu ta còn có thể ngắm các dòng suối đổ từ trên núi cao xuống những vùng thấp hơn. Phong cảnh thiên nhiên hài hoà, không khí khá mát mẻ là một điều kiện lý tưởng cho những người ưa khám phá. Một buổi dã ngoại tắm suối có thể sẽ khá thú vị.


19 thg 2, 2013

Lễ Lập Tĩnh của người Dao Tiền

Theo tục lệ, con trai dân tộc Dao Tiền từ 10 tuổi trở lên phải trải qua cuộc sinh hạ lần thứ hai trong đời thông qua nghi lễ Lập Tĩnh (hay còn gọi là Lễ dặt tên) để trở thành một người đàn ông đích thực của cộng đồng.

Năm nay, anh Triệu Văn Hạnh ở thôn Suối Khem (xã Phiêng Luông – Mộc Châu – Sơn La) làm lễ Lập Tĩnh cho con trai mình là Triệu Văn Long.

Anh Hạnh cho biết, để chuẩn bị làm lễ Lập Tĩnh cho con trai, nhà anh phải chuẩn bị từ rất lâu, lợn gà phải nuôi đầy chuồng, thóc gạo phải đầy bồ để bà con dân bản đến giúp đỡ và chứng nhận.

Già bản Phiêng Luông xem ngày để tổ chức Lễ Lập Tĩnh.