Hiển thị các bài đăng có nhãn kiến trúc cổ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kiến trúc cổ. Hiển thị tất cả bài đăng

17 thg 3, 2013

Phát hiện thành cổ từ thế kỷ IV tại Quảng Nam

Khu thành cổ nằm sâu dưới lòng đất huyện Duy Xuyên, Quảng Nam vừa được đoàn khảo cổ phát hiện. Đây là khu thành cổ xây dựng bằng gạch được xác định ban đầu là thành cổ bảo vệ kinh đô Sinhapura của Vương quốc Chăm Pa xưa… 

Thành cổ được xây bằng gạch vừa được phát lộ dưới lòng đất tại Duy Trung, huyện Duy Xuyên. 

Đoàn các nhà khảo cổ học thuộc Viện khoa học vùng Nam bộ thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam do thạc sĩ Đặng Ngọc Kính chủ trì phối hợp với các nhà khảo cổ học của Đại học Showa Women’s Unirersity Nhật Bản, tổ chức khai quật trên diện tích khoảng 300 m2 tại khu vườn nhà ông Nguyễn Quang Thiên tại làng Viên Thành, thôn Trung Đông, xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam.


12 thg 2, 2013

Nhà thờ Cam Ly

Độc đáo và bí ẩn là trải nghiệm của chúng tôi khi đến với Nhà thờ Cam Ly trên một ngọn đồi bên thác Cam Ly thuộc phường 5, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. 

Thác Cam Ly đã đi vào thơ, nhạc thì gần đó có một nhà thờ được thiết kế theo lối kiến trúc cách điệu từ mái nhà rông cổ truyền của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên kết hợp hài hòa với kiến trúc phương Tây. Độc đáo là vậy nhưng do không nằm trong tour du lịch của Đà Lạt nên rất ít du khách biết đến, ngay cả người dân trong vùng cũng vô tình “lãng quên” sự tồn tại của nhà thờ Cam Ly.

Sơ Phạm Thị Hà, một trong những thành viên phụ trách nhà thờ cho biết, trước đây, nhà thờ là nơi sinh hoạt tôn giáo của đồng bào các dân tộc K’Ho, Chu Ru, Lạch trong buôn Ma Trang Sơn. Sau đó, đồng bào chuyển về sinh sống ở nhiều buôn khác nhau thuộc các huyện Đức Trọng, Lạc Dương… Nhưng, hàng năm họ vẫn gửi con em mình về đây cho các sơ trong cộng đoàn Mến Thánh Giá Khiết Tâm thường trú bên cạnh nhà thờ giảng dạy.

10 thg 2, 2013

Lăng đá cổ Hiệp Hòa

Các triều đại phong kiến của Việt Nam đã để lại khá nhiều di sản kiến trúc có giá trị, trong đó có hệ thống lăng mộ làm bằng đá của các bậc quan lại. Hiện nay, ở huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang vẫn còn lại 26 khu lăng mộ thuộc loại này và đã sớm được công nhận là Di tích Văn hóa cấp Quốc gia, điển hình như lăng Dinh Hương, lăng họ Ngọ... 

Lăng họ Ngọ (còn gọi là Linh Quang từ) được xây dựng vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697) ở làng Thái Thọ, xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa. Đây là nơi lưu giữ di hài Quận công Ngọ Công Quế, một võ quan nổi tiếng dưới triều vua Lê Hy Tông (1676 - 1705). Lăng được xây khi Quận công Ngọ Công Quế còn sống.

Tượng người và ngựa đá đứng chầu ở lăng họ Ngọ.

9 thg 2, 2013

Tu viện Tả Phìn

Tu viện Tả Phìn (bản Tà Phìn, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) là tu viện bỏ hoang, rêu phong nhưng vẫn đẹp kì bí với những đường nét mang đậm phong cách kiến trúc thời thuộc Pháp.

Đường đến bản Tả Phìn quanh co uốn lượn cách thị trấn Sa Pa khoảng 12km, đoạn đường ngắn đủ để khách du lịch có thể đi bằng xe máy để thoả sức ngắm nhìn núi rừng Tây Bắc nhất là dịp xuân về. Tu viện cổ này nằm dưới chân núi, được xây năm 1942. Đây từng là nơi tu hành của 12 nữ tu theo lối khổ hạnh thuộc dòng Nữ tu của Hội thánh Kito cải giáo sinh hoạt truyền đạo. Năm 1945, do tình hình chiến tranh, đoàn nữ tu rời về Hà Nội, tu viện vì thế mà bị bỏ hoang thành phế tích cho đến ngày nay. 

Tu viện có nhiều cửa, mỗi loại cửa lại có hình dáng khác nhau, lúc hình vòm, lúc hình chữ nhật.

8 thg 2, 2013

Hoàng thành Thăng Long - một di sản văn hóa vô giá

Di sản Văn hóa Thế giới Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội rộng chừng 18.000m 2 trên tổng số hàng chục nghìn mét vuông tập trung ở khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và khu vực thành cổ Hà Nội. Đây là nơi chứa đựng một di sản văn hóa vô giá không những tiêu biểu cho những tinh hoa văn hóa dân tộc mà còn mang những giá trị có ý nghĩa toàn cầu nổi bật.

Khu di sản gồm một số di tích trên mặt đất, có niên đại sớm nhất là nền điện Kính Thiên thời Lê Sơ với bậc thềm đá và lan can đá chạm rồng làm năm 1467. Cửa Đoan Môn là cửa Nam của Cấm thành Thăng Long, rồi đến di tích thành Hà Nội thời Nguyễn có Cửa Bắc và Kỳ đài (thường gọi là Cột Cờ). Cuối thế kỷ XIX còn để lại một số kiến trúc quân sự của quân Pháp như Chỉ huy sở pháo binh xây dựng trên một phần nền điện Kính Thiên... Rõ ràng qua sự hủy hoại của thời gian, sự tàn phá của chiến tranh và cả hành động phá hoại của con người, di tích trên mặt đất của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn vật không còn mấy. 

Nhưng may mắn là lòng đất còn bảo tồn được nhiều di tích, di vật của các thời kỳ lịch sử như nhiều nhà sử học, khảo cổ học thường nói là "có một Thăng Long - Hà Nội trong lòng đất". Những di tích này dĩ nhiên không toàn vẹn bởi chúng tồn tại dưới dạng các phế tích nhưng vô cùng phong phú và mang tính xác thực rất cao. Điều đáng lưu ý là những giá trị đặc biệt của "Thăng Long - Hà Nội trong lòng đất" lại tập trung cao độ trong khu di sản “Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội”.

Cổng thành Cửa Bắc, một trong những dấu tích còn nguyên vẹn của Hoàng thành Thăng Long xưa. 

7 thg 2, 2013

Nhớ phố Hội sông Hoài

Lặng lẽ bên đôi bờ sông Hoài, phố cổ Hội An với những nếp nhà mái ngói rêu phong đượm màu cổ kính đang ngày lại ngày viết nên những câu chuyện thú vị về một vùng di sản nổi tiếng của Quảng Nam. Thời gian trôi nhanh, vậy là đã hơn 10 năm kể từ ngày khu phố cổ có tuổi đời gần 600 năm này được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới... 

Phố cổ Hội An giờ không chỉ là niềm tự hào của người dân Quảng Nam, mà còn là niềm tự hào chung của người dân đất Việt. Hôm nay đây, đi giữa lòng phố cổ, thả bộ qua mấy con phố nhỏ yên ả như Bạch Đằng, Lê Lợi, Trần Phú… với những dãy nhà cổ kính rêu phong thấy như được sống lại với khung cảnh của những nếp nhà nền nếp gia phong của một thời xưa cũ.
Hội An nay, Faifo xưa, từ bao đời nay dường như vẫn thế, vẫn những nếp nhà gỗ lợp ngói âm dương sấp ngửa, những bậu cửa nhẵn bóng vết người ngồi theo năm tháng, những giàn bông giấy nở hoa rụng đỏ cả sân nhà, những hội quán, đình đền khói nhang nghi ngút, những ngõ nhỏ bình yên sâu hút, những giếng nước cổ trong vắt mát lịm giữa trưa hè, và cả những con người phố cổ hiền từ, nền nếp gia phong…


Những buổi chiều về, đứng trên Chùa Cầu cổ kính, ngắm nhìn dòng sông Hoài lững lờ xuôi dần về phía Cửa Đại để hoà mình vào biển Đông bỗng nhớ lại một thời quá khứ vàng son của mấy trăm năm về trước. Thời ấy, phố Hội tấp nập cảnh trên bến dưới thuyền với từng đoàn thương thuyền của người Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, Tây Ban Nha, Ấn Độ… vào ra giao thương buôn bán.


Những dãy nhà cổ mái ngói rêu phong ở phố cổ Hội An. Ảnh: Trang Linh

6 thg 2, 2013

Dấu xưa bên bờ Cổ Chiên

Dinh Long Hồ, dấu tích của thành Long Hồ, nay thuộc thành phố Vĩnh Long. Ảnh: Thủy Bình 

Sông Cổ Chiên là một nhánh lớn của con sông Tiền chảy ngang qua tỉnh Vĩnh Long. Thành phố Vĩnh Long thời Nguyễn là nơi ghi nhiều dấu ấn lịch sử mở cõi về đất phương Nam. Nơi đây còn lưu lại nhiều di tích như thành Long Hồ (xây dựng năm 1813), Văn thánh miếu, Thất phủ miếu, chùa Giác Thiên… 


Theo các tư liệu lịch sử, địa phận tỉnh Vĩnh Long nguyên là đất Tầm Đôn - Xoài Rạp (đất Tầm Đôn còn gọi là xứ Tầm Đôn), vị trí trung tâm của Tầm Đôn xưa thuộc khu vực thành phố Vĩnh Long ngày nay. Năm 1732, Ninh Vương Nguyễn Phúc Chú (1696-1738) đã lập ở phía nam dinh phiên trấn đơn vị hành chính mới là dinh Long Hồ, châu Định Viễn, tức tỉnh Vĩnh Long ngày nay. Nhờ đất đai màu mỡ, giao thông thuận lợi, dân cư đông đúc, việc buôn bán thông thương phát đạt, địa thế trung tâm, dinh Long Hồ trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng thời bấy giờ. Để bảo đảm an ninh quốc gia, chúa Nguyễn đã thiết lập ở đây nhiều đồn binh như Vũng Liêm, Trà Ôn...

Thành đá nhà Hồ

Thành nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành Tây Giai) thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, ở phía Tây thành phố Thanh Hóa. Với hơn 600 tuổi, trải bao mưa nắng, biến cố thăng trầm lịch sử, tòa thành đá này trở thành một chứng tích văn hóa, lịch sử, kiến trúc... đặc biệt của Việt Nam. 

Thành nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành Tây Giai) thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, ở phía Tây thành phố Thanh Hóa. Với hơn 600 tuổi, trải bao mưa nắng, biến cố thăng trầm lịch sử, tòa thành đá này trở thành một chứng tích văn hóa, lịch sử, kiến trúc... đặc biệt của Việt Nam. 

Thành nhà Hồ do Hồ Quý Ly - lúc bấy giờ là Tể tướng - xây dựng vào năm 1397. Tương truyền thành này chỉ xây có ba tháng thì xong.


Ngày xưa, phía bên ngoài tường thành là hào thành với hệ thống kênh, lũy tre bao bọc, mang đậm dấu ấn kiến trúc làng xã của người Việt. Ngày nay nó đã biến đổi thành những cánh đồng cỏ thuận tiện cho việc chăn nuôi.

25 thg 1, 2013

Đến Thanh Oai thăm chùa cổ Bối Khê

Được xây dựng từ thời Trần (khoảng năm 1338), chùa Bối Khê là ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo nhất còn sót lại ở miền đất Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Không những vậy, đây còn là ngôi chùa có hệ thống địa đạo từ thời kháng chiến chống Pháp còn tồn tại đến nay.

Toàn cảnh mặt tiền chùa nhìn từ trên tam quan chùa

Cuối tuần, trên chiếc xe đạp cũ, tôi rong ruổi về miền đất Thanh Oai để tìm đến chùa Bối Khê (còn gọi là chùa Đại Bi).

22 thg 1, 2013

Khám phá Thành nhà Hồ - di sản văn hóa thế giới

Thành nhà Hồ nằm trên địa bàn xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), từng là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của nước ta. Dù chỉ tồn tại trong thời gian bảy năm (1400- 1407) dưới triều nhà Hồ, nhưng đây là một công trình kiến trúc độc đáo, một biểu tượng kiệt xuất của những công trình thành cổ.



Mặt ngoài cổng phía bắc Thành nhà Hồ

21 thg 1, 2013

Hồi quang xưa trong Tử cấm thành…

Khách nhìn những tấm hình chụp dấu xưa kinh thành Huế, thấy lầu Ngũ Phụng lộng lẫy, điện Thái Hòa uy nghi, Tả Vu, Hữu Vu trầm mặc bên cội ngô đồng sẽ khó hình dung sau bức tường Tử Cấm Thành lại là "tang thương ngẫu lục” của bom đạn chiến tranh, cỏ xanh bời bời bên những nền móng đá Thanh - dấu vết xa xưa của những cung điện đã thành cát bụi : Càn Thành, Khôn Thái, Trinh Minh… 


Về đêm, những dãy trường lang nhuốm màu hoài niệm trong ánh sáng đèn lồng…

Tử Cấm Thành là vòng tường thành thứ 3 của Kinh đô Huế, giới hạn khu vực làm việc, ăn ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia. Tử Cấm thành nguyên gọi là Cung Thành, được khởi công xây dựng từ năm Gia Long thứ 2 (1803), năm Minh Mạng thứ 2 (1821) đổi tên thành Tử Cấm Thành. Khu vực điện Khôn Thái, điện Trinh Minh... là nơi ăn ở sinh hoạt của hoàng quí phi và các phi tần mỹ nữ thuộc Nội Cung.


Trấn Hải thành - một di tích bị bỏ quên

Từ Huế đi về Thuận An, bãi biển du lịch nổi tiếng của Thừa Thiên - Huế, qua cầu Thuận An, rẽ về phía tay phải chừng 100 mét, sẽ thấy dấu tích của một thành cổ nhỏ trông tựa một lâu đài hoang trong truyện cổ tích. Đó là Trấn Hải thành - một bộ phận trong quần thể di tích cố đô Huế - Di sản văn hóa thế giới (1993) và được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia từ năm 1998.


Ngôi thành cổ này nằm ngay trên bãi biển thuộc thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang), cách trung tâm thành phố Huế chừng 13 cây số đường bộ. Trấn Hải thành xây dựng từ năm 1813, dưới thời vua Gia Long, có nhiệm vụ phòng thủ mặt biển và kiểm soát mọi tàu thuyền ra vào cửa biển để bảo vệ kinh đô



Thảnh thơi bên lầu Tứ phương vô sự

Thuộc quần thể kiến trúc Đại nội, lầu Tứ phương vô sự được vua Khải Định cho xây vào năm 1923, là một công trình kiến trúc hai tầng, giao thoa giữa hai nền kiến trúc Á - Âu, được dùng làm nơi học tập cho các hoàng tử và công chúa cuối triều Nguyễn. 

Xung quanh công trình này là các vườn cảnh đối xứng, tạo nên nét hài hòa giữa kiến trúc và cảnh quan của khu vực. Tuy nhiên, dưới tác động của khí hậu khắc nghiệt và sự tàn phá của chiến tranh, đặc biệt giai đoạn Xuân Mậu Thân 1968, công trình này chỉ còn là một phế tích, bị cỏ cây xâm thực, nứt đổ và sụt lún trầm trọng. 



Dấu vết còn lại của di tích xưa


19 thg 1, 2013

Tháp Bánh Ít


Trên quốc lộ 1A, theo hướng bắc-nam, qua khỏi cầu Bà Di thuộc địa phận thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, nổi bật trên nền trời xanh là những ngôi tháp cổ sừng sững trên ngọn đồi nằm phía bên tay trái. Khi nghiên cứu quần thể kiến trúc này, người Pháp ghi tên tháp là Tour d’Argent (tháp Bạc), nhưng người địa phương xưa nay vẫn gọi đó là tháp Bánh Ít. Đây là cụm quần thể tháp cổ Chăm Pa có nhiều tháp nhất hiện còn trên đất Bình Định.


Quần thể tháp Bánh Ít được xây dựng khoảng gần 1.000 năm trước, dưới thời hai quốc vương Harivarman IV và V; trong giai đoạn phong cách kiến trúc Champa chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định. Cụm tháp hiện có 4 ngọn, nhưng căn cứ vào dấu tích còn lại, số lượng hạng mục ở đây còn nhiều hơn và đã đổ nát. Quả đồi dốc thoai thoải về phía Đông. Trên đường đi tới tháp chính, ngang qua những dấu vết đổ nát của hai lớp tường xây bằng gạch, đá ong là tháp cổng. Qua tháp cổng là một khoảng sân, nơi đây còn dấu tích vòng tường thành bao quanh khu trung tâm.



15 thg 1, 2013

Lầu Ông Hoàng thành phế tích


Nằm cách trung tâm TP Phan Thiết khoảng 7 km về hướng đông bắc, trên khu vực đồi Bà Nài, sau gần trăm năm được phát hiện, xây dựng và nổi danh với những bài thơ của thi sĩ bạc mệnh tài hoa Hàn Mặc Tử, di tích lầu Ông Hoàng nay đã ngủ quên trong nhịp sống hối hả của dòng đời.

Lầu cao 105m so với mặt nước biển, đỉnh đồi là vị trí đẹp nhất TP Phan Thiết ngày nào giờ chỉ là một bãi hoang tàn.


Lầu Ông Hoàng giờ chỉ là một bãi hoang tàn 

14 thg 1, 2013

Phủ thờ dòng họ Cao Triều


Thời đàng cựu, chính sách chiêu mộ lưu dân vào Nam khẩn hoang của các chúa Nguyễn là: Ai có nhân lực, vật lực… đủ sức khai hoang thì cứ tự do mà trưng khẩn và nếu khai phá được một diện tích đất đai đủ điều kiện thành lập làng mới thì cho người đó làm trưởng làng. Đến khi người Pháp đô hộ, chính quyền thực dân vẫn giữ chính sách nêu trên. Thực tế, để thu thuế nhanh, toàn quyền Đông Dương đã ký nhiều Nghị định cấp cho những người giàu có hàng ngàn mẫu, với điều kiện người chủ đất chịu trách nhiệm nộp thuế cho nhà nước. Chính sách điền địa nêu trên đã thành sự ưu ái cho một nhóm người có tiền tài và quyền lực. Thế cho nên ruộng đất chỉ tập trung vào tay một nhóm người rất nhỏ.

10 thg 1, 2013

Di tích cổ ở Sa Đéc

Từ TPHCM về đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), qua khỏi cầu Mỹ Thuận vượt sông Tiền, rẽ trái chừng 15km sẽ đến thị xã Sa Đéc. Trước năm 1975, đây là thủ phủ của một tỉnh cùng tên, sau đó trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Tháp cho đến năm 1994, trung tâm hành chính tỉnh Đồng Tháp chuyển sang Cao Lãnh.



Kiến An cung, còn gọi là chùa Ông Quách. Ảnh: Hoàng Thám

Dù chỉ là một thị xã nhỏ nằm bên bờ Sa giang nhưng có lịch sử hình thành khá lâu đời nên Sa Đéc có rất nhiều đình chùa, nhà cổ, làng nghề nổi tiếng. Kiến An cung hay còn gọi là chùa Ông Quách nằm ngay tại trung tâm thị xã do những người Hoa từ tỉnh Phúc Kiến di cư sống tại Sa Đéc xây dựng từ năm Giáp Tý (1924) và khánh thành vào mùa thu Đinh Mùi (1927).


22 thg 10, 2012

Bãi đá cổ Xín Mần

Cùng với bãi đá cổ ở Sapa - Lào Cai, một bãi đá cổ khác cũng được công nhận là di sản quốc gia nhưng còn rất ít người biết đến. Đó là bãi đá cổ Nấm Dẩn ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Với những hình dáng kỳ lạ, cùng với nhiều nét chạm khắc bí ẩn, bãi đá này thực sự là điểm đến với mỗi du khách khi đặt chân đến Xín Mần - Hà Giang.



Từ thị trấn Cốc Pài huyện Xín Mần, xuôi về phía Nam 18km, chúng ta có thể đặt chân đến bãi đá cổ Nấm Dẩn. Những di tích cự thạch này nằm giữa dãy núi Tây Đản phía Bắc và dãy núi đồi Nấm Dẩn phía Nam, trải dài theo con suối. Rải rác, lên cao dần là những khối đá có hình dáng lạ kỳ. Khối thì vuông dài như 1 chiếc phản rộng, có khối lại là đá đen khổng lồ giữa mặt đen tương đối phẳng nổi lên những mảng đá trắng đục như 1 tấm bản đồ bí ẩn...

21 thg 10, 2012

Khám phá khu mộ cổ Đống Thếch

Nằm giữa núi rừng thâm u, những cột đá gần 400 năm tuổi vẫn đứng trơ gan cùng tuế nguyệt. Đó là điểm độc đáo của khu mộ cổ Đống Thếch (xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi, Hòa Bình) - một “kho báu” mang đậm bản sắc văn hóa xứ Mường Động.


Các cột đá được dựng theo theo quy luật, ẩn dưới mỗi nấm mộ là những đồ tùy táng có giá trị khảo cổ học… - Ảnh: Tiến Thành


Có câu “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động” để chỉ sự giàu có và độc đáo trên mỗi mảnh đất xứ Mường. Mường Động là một trong những mảnh đất ấy. Với đam mê khám phá những vùng đất mới, từ Hà Nội, theo quốc lộ 21B chúng tôi đi ngược lên huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình - cái nôi trung tâm của văn hóa Mường Động.


20 thg 10, 2012

Di tích thành cổ Châu Sa

Châu Sa hay thành Hời là tên một thành do người Chăm tạo dựng, tọa lạc tại khu vực hạ lưu, tả ngạn sông Trà Khúc, thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Tòa thành cổ nằm cách TP. Quảng Ngãi 7 km về phía đông bắc, cạnh tuyến quốc lộ 24B, từ Quán Cơm (giáp QL số 1) đi cảng biển Sa Kỳ; phía nam giáp sông Trà Khúc, phía bắc giáp sông Hàm Giang, phía đông giáp cánh đồng Dinh, phía tây giáp núi Bàn Cờ.

Trên khắp cõi Việt Nam, đây là thành đất duy nhất mà người Chăm còn để lại với những dấu tích cho phép nhận diện khá rõ vị trí, quy mô, bố cục cũng như vai trò của tòa thành đối với vùng đất có thể là một tiểu quốc của họ, nay thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.


Bia di tích thành cổ Châu Sa