Hiển thị các bài đăng có nhãn cầu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cầu. Hiển thị tất cả bài đăng

4 thg 1, 2018

Điều đặc biệt của cầu sắt Bạch Hổ trăm tuổi ở xứ Huế

Cầu sắt Bạch Hổ là một di tích quan trọng gắn với nhiều thăng trầm lịch sử của xứ Huế và cả lịch sử phát triển của ngành đường sắt Việt Nam.

Bắc qua sông Hương ở góc Tây Nam kinh thành Huế, cầu sắt Bạch Hổ là tên thường gọi của cây cầu đường sắt có tuổi đời một thế kỷ ở đất Cố đô

23 thg 12, 2017

Cầu Thuận Phước

Cầu Thuận Phước là cây cầu treo dây võng bắc qua 2 bờ sông Hàn ngay cửa Vịnh Đà Nẵng, nối 2 quận Hải Châu và Sơn Trà thuộc thành phố Đà Nẵng. Cây cầu tạo kết nối tuyến đường ven biển từ Hải Vân đến tận Ngũ Hành Sơn.

Cầu Thuận Phước được khởi công xây dựng vào ngày 16-1-2003 với vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng do thành phố Đà Nẵng làm chủ đầu tư từ nguồn ngân sách. Ảnh: KHẢ THỊNH 

26 thg 10, 2017

Cận cảnh những cây cầu nối trung tâm Hà Nội với các quận, huyện

Hà Nội có những cây cầu đã trở thành biểu tượng, có những cây cầu hiện đại mới xây, định hình giao thông, mở thêm hướng phát triển các khu đô thị mới.

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên, do Pháp xây dựng từ năm 1898 tới năm 1902 hoàn thành.

30 thg 4, 2017

Cầu chữ Y: Từ binh lửa đến mở rộng, phát triển

Cầu chữ Y sắp được nâng cấp xây dựng. Chiếc áo mới sẽ phủ lên cây cầu gắn liền với nhiều giai thoại lịch sử thú vị. 


“Nhất Y, nhì Mống, tam Bông, tứ Đường, năm Nghè, sáu Lợi” là câu vần nói về sáu cây cầu cổ, nổi tiếng của TP.HCM: cầu chữ Y, cầu Mống, cầu Bông, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Thị Nghè và cầu Bình Lợi. Câu vần này không nói rõ về quy mô, thứ tự, trình tự thời gian xây dựng từng cầu. Vì lẽ cầu chữ Y là cầu sinh sau đẻ muộn nhất (1938-1941), nhì Mống (1893-1894), tam Bông (1763), tứ Đường (1925), năm Nghè (khoảng 1725-1750) và sáu Lợi (1902).

2 thg 8, 2016

Nét đẹp cầu Dùng

Trên mảnh đất "nhút mặn chua cà" Thanh Chương, đã một thời giao thông là nỗi ám ảnh. Nỗi cách chia bởi sông nước đi cả vào trong câu hát "Ngại mùa mưa Thanh Chương mình nước lũ". Thế nhưng, giờ đây, về Thanh Chương, một trong những vẻ đẹp cuốn hút chính là những cây cầu. Thay thế cho con đò, rồi đến bến phà Dùng xưa đã lần lượt có tới 2 cây cầu, nối đôi bờ sông Lam...

Sông Lam một thời ngăn cách đôi bờ. 

13 thg 6, 2016

Cây cầu tình yêu lãng mạn bên sông Hàn

Cầu tình yêu bên sông Hàn (Đà Nẵng) là nơi mà nhiều đôi tình nhân có thể "khóa" tình yêu của mình để thể hiện sự vĩnh cửu, thủy chung.

Ngay từ khi mới khánh thành năm 2015, cầu tàu tình yêu đã thu hút nhiều du khách. 

28 thg 3, 2016

Lắc lẻo qua cầu tre Cẩm Đồng

Chùm ảnh ghi lại hình ảnh nông dân thôn Cẩm Đồng, xã Điện Phong, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam qua cầu tre buổi sáng sớm vừa gần gũi vừa sinh động.

Những chiếc cầu tre để người dân thôn Cẩm Đồng qua lại thu hoạch hoa màu 

Để tiện sang sông Vĩnh Điện ra đồng trồng rau, thu hoạch hoa màu... hàng trăm hộ dân thôn Cẩm Đồng cùng nhau làm những chiếc cầu tre để qua sông. Cầu dài hàng chục mét, rộng chưa tới 1m, khá cao so với mặt nước, có tay vịn một bên, trông rất chênh vênh mỗi khi qua lại.

23 thg 3, 2016

Chuyện một chiếc cầu đã gãy

Người ta nói rằng ở Việt Nam có 3 chiếc cầu cổ có đặc điểm giống nhau. Đó là 3 chiếc cầu sắt và cùng theo phong cách thiết kế kết cấu sắt của kiến trúc sư Gustave Eiffel, giống như tháp Eiffel. Có chiếc cầu do chính công ty của Eiffel thiết kế, còn nếu không thì cũng theo phong cách ấy. Ba chiếc cầu ấy là: cầu Long Biên ở Hà Nội, cầu Tràng Tiền ở Huế và cầu Gành ở Biên Hòa.

Cầu Gành có khác một chút, ở chỗ nó thường được gọi tên cho cả 2 chiếc cầu (cùng kết cấu giống nhau, ở gần nhau). Đó là 2 chiếc cầu bắc qua Cù lao Phố. Chiếc cầu từ nội ô TP Biên Hòa bắc qua Cù lao là cầu Rạch Cát (ngắn hơn), chiếc cầu từ Cù lao qua Bửu Hòa, hướng về TPHCM là cầu Gành.


Cầu Gành. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

21 thg 2, 2016

Sài Gòn nhớ những cây cầu

Cùng thời với những cây cầu nổi tiếng của Sài Gòn trước kia như cầu Chà Và, cầu Chữ Y..., cầu Nhị Thiên Đường (còn được gọi cầu Mới) là một trong những công trình tiêu biểu của Sài Gòn xưa.

Gần cuối năm, tôi chuẩn bị cùng mẹ đưa ông táo về trời thì anh Bổn nhờ tôi đưa cho chị Lan lá thơ tình. Ở cùng con xóm nhỏ vùng Chợ Lớn, người học Trường Đại học Kiến trúc, người học Trường Văn khoa nhưng hẹn hò lại nhờ thằng nhỏ 15 tuổi đưa những lá thơ tình sực nức mùi dầu thơm

1. Nhờ vậy, tôi thường xuyên được cho ăn nước đá nhận và cà lem cây của cả anh và chị. Cho nên, dù chờ mẹ đưa cho cái áo mới, tôi vẫn phải làm nhiệm vụ “đưa thơ tình” tất niên để kiếm lì-xì. 

Cầu Nhị Thiên Đường được xây dựng từ năm 1925 Ảnh: hoàng triều 

2 thg 12, 2015

Khánh Hội - cầu quay độc nhất của Sài Gòn

Được người Pháp xây dựng, cầu Khánh Hội vào thời điểm nhất định trong ngày được xoay ngang để tàu thuyền qua lại thông thương trên kênh Tàu Hủ - Bến Nghé.

Cầu Khánh Hội bắc qua kênh Bến Nghé, ngay cửa ngõ sông Sài Gòn và kế bên bến Nhà Rồng, là một trong 11 cầu trọng yếu trên đại lộ Đông Tây - tuyến đường đẹp và hiện đại nhất của thành phố hiện nay. Trong suốt lịch sử hơn 100 năm ra đời, cầu đã hai lần được phát bỏ để xây mới nhằm đảm nhiệm vai trò là trục kết nối chính, từ trung tâm quận 1 thẳng về quận 4, 7 và huyện Nhà Bè...

Cầu Khánh Hội đầu tiên được xây năm 1904, người Pháp gọi là Le pont tournant, nghĩa là cầu quay. Tên gọi này dựa theo thiết kế độc đáo - khi cầu có thể quay khúc giữa vào giờ nhất định trong ngày để mở đường cho tàu thuyền qua lại dễ dàng. Người Sài Gòn gọi bằng cái tên thân thuộc là "cầu quay Khánh Hội" hoặc "cầu Bắc Bình Vương".

Cầu Khánh Hội xoay ngang trong ngày để tàu thuyền qua lại. Ảnh: Panoramio

26 thg 10, 2015

Mùa cỏ lau bên cây cầu trăm tuổi Long Biên

Tháng 10, cây cầu lịch sử Long Biên, Hà Nội lại trở nên thơ mộng bên sắc hoa cỏ lau bạt ngàn hai bờ sông Hồng.

Những ngày này, có dịp đi qua cầu Long Biên ai cũng có thể bắt gặp khung cảnh đẹp mắt của bạt ngàn cỏ lau trắng, vàng hai bên bờ sông. 

22 thg 10, 2015

Ba Cẳng - cầu đi bộ đầu tiên ở Sài Gòn

Cầu do người Pháp xây dựng, có ba hướng, hình vòm và gắn liền với một phần lịch sử khu Chợ Lớn xưa.

Cầu Ba Cẳng tọa lạc ở góc đường Bãi Sậy (xưa là nhánh kênh Hàng Bàng, quận 6) và đường Vạn Tượng, ngay khúc rẽ phải ra kênh Tàu Hủ. Hai chân nằm ở bến Bãi Sậy và bến Nguyễn Văn Thành, còn chân kia ở bến Vạn Tượng. Cầu có từ thời Pháp thuộc nhưng đã bị "xoá sổ" hồi năm 1990 do bị sập. 

Cầu Ba Cẳng bắt qua 3 hướng khác nhau. Ảnh: Flickr 

22 thg 1, 2015

Cầu ngói Phát Diệm, Ninh Bình

Cây cầu ngói Phát Diệm ở huyện Kim Sơn, Ninh Bình từng được in trên bộ tem bưu chính Việt Nam, bên cạnh cầu ngói Thanh Toàn (Thừa Thiên Huế) và cầu ngói chợ Lương (Nam Định).

Được xây dựng vào năm 1902, tính đến nay cầu ngói Phát Diệm đã có lịch sử hơn 100 năm.

2 thg 10, 2014

Trường Tiền thơ mộng giữa đôi bờ sông Hương

Nằm soi bóng bên sông Hương thơ mộng, cầu Trường Tiền đã trở thành biểu tượng văn hóa của xứ kinh kỳ thâm trầm, cổ kính. Đây là điểm du lịch hấp dẫn mà bất cứ du khách nào đến Huế cũng đều muốn ghé thăm, thả bộ trên cây cầu lịch sử, ngắm dòng Hương giang nước biếc lững lờ trôi.


Cầu Trường Tiền (Tràng Tiền) dài 402,6m với 6 nhịp dầm thép hình vành lược bắc qua sông Hương. Theo một số tài liệu ghi lại, vị trí của cầu Trường Tiền hiện tại từ thời vua Lê Thánh Tôn đã có cây cầu bằng song mây bó chặt. Đến đời vua Thành Thái (1899) cây cầu sắt đã hoàn thành. Trải qua hơn trăm năm, dẫu nhiều lần được tu sửa, đổi tên nhưng với những người yêu Huế, cây cầu bắc ngang dòng Hương giang này vẫn là biểu tượng của xứ kinh kỳ. 

24 thg 6, 2014

Cầu Mống Vĩnh Hội

Nửa thế kỷ trước, bà con thân thuộc của gia đình tôi chỉ có một người cư trú tại Sài Gòn, đó là cậu Hai. Nhà cậu ở đường Bến Vân Đồn, Vĩnh Hội, quận 4. Hồi đó sống ở Long Khánh, mỗi năm đến hè, đứa trẻ con là tôi được thưởng một chuyến "đi Sài Gòn chơi" là sướng lắm. Đi Sài Gòn, chỗ trú ngụ là nhà cậu Hai.

Vĩnh Hội nghèo, khác xa lắm với trung tâm Sài Gòn ở quận 1, chẳng có chỗ nào đi chơi. Chiều chiều, có khi tản bộ, tôi được cậu đưa tới một nơi có chiếc cầu đen thui ở gần nhà, gọi là cầu Mống. Cầu lạ, có vẻ cổ xưa, không hề giống với những chiếc cầu khác ở Sài Gòn. Có điều nó chẳng có gì đáng để thu hút một đứa nhỏ chưa tới 10 tuổi ham vui. Chỉ là một hình ảnh ghi lại trong ký ức.

Năm 1977, tôi vào đại học. Năm đầu tiên ở trọ bên nhà cậu Hai. Lại thỉnh thoảng gặp hình ảnh chiếc cầu đen thui lầm lũi. Hồi đó thông tin không nhiều như bây giờ, người lớn cũng chỉ gọi tên cầu là cầu Mống chứ chẳng nói gì thêm. Và một cậu thiếu niên 18 tuổi mới vào đại học cũng chẳng hề quan tâm đến chiếc cầu cổ xưa ấy làm gì. Chỉ là một lần nữa, hình ảnh này ghi lại trong ký ức.

Cầu Mống ngày xưa

5 thg 5, 2014

Cầu Chẹt Sậy

Dân Bến Tre không xa lạ với cầu Chẹt Sậy. Đây là chiếc cầu bê tông cốt thép bắc qua kinh Chẹt Sậy trên tỉnh lộ 885, nối TP Bến Tre với huyện Giồng Trôm. Thế nhưng dân xứ lạ tới đây (như tui chẳng hạn) thì thấy có 2 chuyện ngồ ngộ.

Thứ nhất là cái tên Chẹt Sậy (thật ra ở nước ta có nhiều địa danh ngộ lắm). Tra tìm thì được giải thích thế này: Chẹt là chỗ hẹp. Áo chẹt là áo bó sát người, quần ống chẹt là quần có ống bó sát người. Kinh Chẹt Sậy là con đường nước xuyên qua rừng sậy um tùm, bị che khuất. Còn cầu Chẹt Sậy là chiếc cầu bắc qua kinh Chẹt Sậy.


Cầu Chẹt Sậy ngày xưa

9 thg 2, 2014

Những chiếc cầu ở miền Tây

Hai Ẩu làm hướng dẫn viên cho du khách nước ngoài tham quan miền Tây Nam bộ. Chỉ những chiếc cầu tre lắc lẻo, Hai Ẩu nói:

Cầu tre là nét đặc trưng của miền Tây Nam bộ. Đó là những thân tre được bắc qua kinh, qua rạch để làm cầu. Hình ảnh chiếc cầu tre thân thương đã đi vào ca dao, lời ru của má, như:


Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi

Cầu tre còn đi vào lời ca, như

Làng tôi, nghe đu đưa mấy nhịp cầu tre
Làng bên, băng qua kinh nối tình miền quê.


12 thg 12, 2013

Chiếc cầu hợp tác giữa 3 nước

Xe đang ở địa phận huyện Cái Bè (Tiền Giang) trên quốc lộ 1, hướng về cầu Mỹ Thuận. Bác tài quay qua nói với tôi:
  • Mình sắp tới chiếc cầu do 3 nước hợp tác.
Tôi nghĩ anh ta muốn nói tới cầu Mỹ Thuận, và như vậy là sai, vì cầu Mỹ Thuận do kỹ sư và công nhân của 2 nước là Úc và Việt Nam hợp tác thiết kế, thi công thôi.

Tôi bảo anh ta lầm rồi, nhưng anh ta lắc đầu, nói:
  • Không phải cầu Mỹ Thuận. Ông cứ ngồi yên đó đi, lát nữa tới nơi tui chỉ cho!
Ở khu vực đó của huyện Cái Bè, tên các xã thường có chữ Mỹ, như xã Mỹ Trung, xã Mỹ Tân, xã Mỹ Lợi thì chia thành 2 là Mỹ Lợi A và Mỹ Lợi B, Mỹ Đức cũng chia thành 2 là xã Mỹ Đức Đông và xã Mỹ Đức Tây... Các bạn đã từng đi miền Tây trên tuyến quốc lộ 1 đều biết là từ ngã ba Trung Lương tới Vĩnh Long không hề có chiếc cầu nào lớn ngoài cầu Mỹ Thuận, vậy thì lấy đâu ra chiếc cầu do 3 nước hợp tác xây dựng?

Cầu Gành chứ không phải cầu Ghềnh

Biên Hòa có chiếc cầu nổi tiếng là cầu Gành. Đây là chiếc cầu cổ xưa nhất thành phố Biên Hòa có tuổi đời hơn 100 năm, và do kiến trúc sư lừng danh Eiffel của Pháp thiết kế. Hình ảnh chiếc cầu sắt cổ kính này gần như đã thành biểu tượng của Biên Hòa.


Cầu Gành - Ảnh: PHN

Khốn khổ thay, tên cầu đã bị gọi sai thành cầu Ghềnh gần bốn mươi năm nay. Vì đâu nên nỗi như vậy? Bạn hãy đọc đoạn trích bài viết sau của nhà văn Khôi Vũ (Nguyễn Thái Hải) nhé:

10 thg 10, 2013

Cầu ngói Thanh Toàn lặng lẽ trong chiều Huế

Đây là một trong ba cây cầu mái ngói ở Việt Nam được làm bằng gỗ theo lối “thượng gia, hạ kiều”.

Cầu ngói Thanh Toàn (thuộc làng Thanh Thủy, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy) cùng với cầu ngói Kim Sơn (Ninh Bình) và cầu ngói Hải Hậu (Nam Định) đã từng được Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế chọn để phát hành bộ tem đặc biệt “Cầu mái ngói” nhân dịp Festival Huế 2012.