Hiển thị các bài đăng có nhãn Thừa Thiên - Huế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thừa Thiên - Huế. Hiển thị tất cả bài đăng

14 thg 9, 2020

Ngắm hoàng hôn từ tháp cao Điều Ngự

Huế có 4 ngôi chùa là quốc tự, 3 ngôi chùa Thiên Mụ, Diệu Đế, Giác Hoàng ở kinh thành, riêng Túy Vân mãi tận Tư Hiền. Năm 1648, chúa Nguyễn Phúc Tần qua vùng đầm Cầu Hai, thấy phong cảnh hữu tình, bèn cho lập một cái am nhỏ làm nơi cầu phúc. Chúa Nguyễn Phúc Chu sau đó nâng cấp thành chùa. Năm 1825, vua Minh Mạng cho dựng lại chùa và hơn 10 năm sau hoàn chỉnh, gồm một chùa (Thánh Duyên), một gác (Đại Từ) và một tháp (Điều Ngự). 

Vọng cảnh Tư Hiền, Cầu Hai từ tháp Điều Ngự là trải nghiệm không nên bỏ qua khi đến Huế. Ảnh: NGUYỄN PHONG 

Ẩm thực Huế và những cặp bài trùng

Hài hòa và ôn nhu là cái đích đến mà ẩm thực Huế luôn hướng tới, với những “cặp bài trùng kinh điển”. 

Bánh lọc, nước mắm mặn và ớt cao sản. Ảnh minh họa 

Thịt heo và tôm chua là sự kết hợp “cổ điển” của ẩm thực Huế, nếu là thịt ba chỉ thì lại càng ngon. Mỗi khi nhà tôi được tặng một thẩu tôm chua, mẹ lại cất công ra chợ mua vài lạng thịt heo về chế biến. Món ăn tuy đơn giản nhưng hao cơm vô cùng, dùng thêm với cơm nóng thì cay “tới nóc”. Thịt heo luộc ăn kèm với nước mắm chanh ớt cũng ngon nhưng đi cùng con tôm mặn mà, rực rỡ mới thật sự tôn vinh được cái béo ngọt và quyến rũ của thịt heo.

5 thg 9, 2020

Bảo tồn di tích núi Bân

Trong không gian trùng điệp rừng thông Tây Nam thành phố Huế, núi Bân và tượng đài Quang Trung mỗi ngày đón bình minh rực rỡ và hàng trăm lượt du khách chiêm bái; đây là một di tích khơi gợi quá khứ hào hùng của triều đại Tây Sơn những năm 1788 - 1802.

Một thời bị lãng quên


Núi Bân (Bân Sơn) cao 43,92m, tổng diện tích 80.956m²; ở cồn Mồ, xóm Hành (thôn Tứ Tây, xã Thủy An nay đổi tên là phường An Tây) - thành phố Huế. Tại đây, ngày 25/11 năm Mậu Thân (tức 22 - 12 năm 1788), Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ cho lập đàn, làm lễ tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế và xuất quân ra Bắc đánh quân Thanh. Từ sự tích ấy, người Huế gọi tên núi là Ba Tầng, Tam Tầng, Ba Vành, Hòn Thiên. Trong sách Hoàng Lê nhất thống chí (bản của Ngô Thì Chí) chép nhầm chữ Bân thành chữ Sam và khi phiên âm, ghi nhầm chữ Bân thành chữ Bàn. Quân sĩ Tây Sơn khi làm Đàn tế trời, xẻ núi Bân thành ba khối hình nón cụt chồng lên nhau; hiện còn lại dấu tích của một tầng thấp nhất, cao khoảng 1m. 

Núi Bân và tượng đài Hoàng đế Quang Trung ngày nay. 

26 thg 8, 2020

Cảnh sắc bình dị ở hồ Khe Ngang

Hồ Khe Ngang (huyện Hương Trà) thu hút nhiều người trẻ nhờ cảnh quan nguyên sơ, sông nước hữu tình.

Khe Ngang là hồ nước ngọt nằm lọt thỏm giữa rừng núi, vì gần khu dân cư nên mật độ khách tham quan, check-in khá đông đúc. Bao phủ không gian sông nước là thảm thực vật xanh ngút ngàn, nên thơ vào mọi thời điểm trong năm. 

19 thg 8, 2020

Chùa cổ 400 tuổi bên dòng sông Hương

Nằm bên bờ sông Hương, chùa Thiên Mụ thu hút du khách thăm viếng bởi những câu chuyện lịch sử và kiến trúc độc đáo.

Chùa được xây dựng vào năm 1601, vào đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Chùa còn có tên gọi là Linh Mụ, nằm trên đồi Hà Khê, thuộc phường Kim Long, cách trung tâm TP Huế khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ có hướng nhìn ra dòng sông Hương, đây được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Huế.

Theo sử của triều Nguyễn, trong chuyến du ngoạn, chúa Nguyễn Hoàng đã khám phá ra một nơi có sự kết hợp hài hòa giữa núi và sông - ngọn đồi có chùa Thiên Mụ bây giờ. Người dân địa phương kể lại với chúa Nguyễn Hoàng rằng, nơi đây ban đêm thường có bà lão tóc bạc phơ, mặc áo đỏ quần lục xuất hiện, nói rằng sẽ có người đến đây lập chùa để tụ linh khí, giúp đất nước phát triển hùng mạnh. Nghe chuyện, ông bèn lệnh cho dựng ngôi chùa trên đồi, hướng ra sông Hương và đặt tên Thiên Mụ (thiên là trời, mụ là bà cụ).

Toàn bộ kiến trúc của chùa Thiên Mụ nằm trên một ngọn đồi hình chữ nhật. Từ đây, du khách có dịp chiêm ngưỡng nét đẹp uốn lượn, hiền hòa của dòng Hương thơ mộng. Ảnh: Võ Thạnh.

7 thg 7, 2020

Rạng đông trên Ngư Mỹ Thạnh

Khi bầu trời chuyển màu huyền ảo cũng là lúc nhịp sống mưu sinh của dân vạn đò thôn Ngư Mỹ Thạnh trở nên nhộn nhịp.

Le lói trong bức tranh rạng đông là ánh sáng từ đèn pin đội đầu của ngư dân, đang chiếu rọi trên sọt cá tép vừa đánh bắt. 
Bức ảnh được chụp trên đầm Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, nằm trong bộ ảnh Nhịp sống bình minh Ngư Mỹ Thạnh của nhiếp ảnh gia Kelvin Long (sống và làm việc tại Huế) thực hiện. 

2 thg 7, 2020

Bánh canh cua xứ Huế

Viên chả cua trong bánh canh cua có nguyên liệu cầu kì hơn chả cua trong bún bò, bởi nó là "linh hồn" của cả món ăn.

Mang hương vị đậm đà, ẩm thực Huế luôn để lại nhiều dấu ấn trong lòng du khách. Bên cạnh bún bò Huế nức tiếng, bánh canh cua cũng là món ăn được yêu thích bởi cả du khách và người dân địa phương. Dạo quanh cố đô, du khách dễ dàng bắt gặp nhiều nơi bán bánh canh cua, đa dạng từ cửa hiệu lớn cho đến những gánh hàng rong. Những quán bánh canh có tuổi đời mấy chục năm, hay chỉ vài năm nhưng mỗi nơi đều mang hương vị riêng. 

Tô bánh canh cua nóng hổi, ăn trong tiết trời của mùa hè xứ Huế sẽ toát hết mồ hôi mà vẫn níu chân biết bao du khách. Ảnh: Ngân Dương. 

29 thg 6, 2020

Bánh ép lạ miệng của Huế

Chiếc bánh nhỏ xíu nhưng chứa nhiều điều đặc biệt: vị béo ngậy, dai của bánh, chua giòn đu đủ ngâm, mùi thơm của hành lá, thịt, trứng...

Đến Huế, du khách tò mò khi bắt gặp tấm biển có hai chữ "bánh ép" tại nhiều hàng quán. Bánh này là bánh gì, có ngon hay không, tại sao lại có tên này... là những thắc mắc của du khách.

Bánh ép là đặc sản không thể bỏ qua nếu có dịp thăm cố đô. Món ăn này có nhiều cách chế biến đa dạng nhờ sự sáng tạo của người bán. Bánh được làm từ những nguyên liệu đơn giản là bột lọc, thịt heo, trứng, hành lá... Trước khi ép, chủ quán đã viên sẵn bánh thành từng cục bột nhỏ, phía trên điểm thêm một ít thịt lợn rim, ớt và hành lá. Sau khi khách gọi món, cục bột được chủ quán đặt vào giữa hai tấm gang nóng đỏ rực đã được bôi dầu, đóng lại và dùng hai tay ép khuôn thật chặt trong khoảng 5 - 6 giây. Tiếp đó, họ mở khuôn ra, thêm 1 quả trứng cút sống rồi tiếp tục ép lần 2 trong khoảng vài giây nữa. Trong quá trình ép bánh, chủ quán sẽ lật tấm gang khoảng 2 - 3 lần để bánh được chín đều. 

Những viên bột sống trước khi ép thành bánh. Ảnh: Hương Lan. 

16 thg 6, 2020

Sông nước hữu tình ở đầm Lập An

Cảnh sắc đầm Lập An (Lăng Cô, huyện phú Lộc) được nhiều du khách khen nên thơ, đẹp như bức tranh thủy mặc.


Bộ ảnh cảnh sắc đầm Lập An của Thanh Duy - chàng trai gốc Huế đang học tập tại Đà Nẵng - được nhiều người khen bắt góc tốt, lột tả vẻ lãng mạn, bình yên của thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thanh Duy cho biết mỗi lần về thăm nhà ở huyện Phú Lộc, cậu sẽ dừng lại đầm Lập An để ghi khoảnh khắc đẹp nhất. Ngoài ra, Duy còn giới thiệu bạn bè tham quan tổ hợp Lăng Cô - Lập An - Bạch Mã. 

30 thg 5, 2020

Bí mật phong thủy của cung điện quan trọng nhất triều Nguyễn

Từng chi tiết kiến trúc của điện Thái Hòa, theo thuật phong thủy, đều ẩn giấu ước muốn vương triều sẽ tồn tại muôn đời cùng trời đất, vạn vật...

Nằm ở khu vực Đại Nội của Hoàng Thành Huế, điện Thái Hòa là nơi đặt ngai vàng của nhà Nguyễn, đồng thời là chứng tích ghi dấu sự đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn. Được coi là trung tâm đất nước, cung điện này mang những ý nghĩa phong thủy rất đặc biệt.

Chả yến mạch lá lốt, món chay của sự tiếp nối

Có thật nhiều điều để nhớ về Huế mỗi khi nhắc tới. Với một người đam mê ẩm thực, khó có thể bỏ qua Huế trong những món chay. Từ cầu kỳ cho đến giản đơn thì vẫn phảng phất đầy đủ tính cách Huế. Đôi khi, tôi vẫn ghé những nhà hàng, quán chay để thưởng thức. Nhưng ẩm thực chay xứ Huế trong tôi bắt nguồn từ người chị thuần chất Cố đô mà tôi quen biết.

Món chả yến mạch lá lốt béo dẻo, thơm lành 

“Ăn chay mà ngon thế này thì em ăn cả đời cũng được”. Tôi thốt lên câu đó khi được chị thiết đãi một bữa cơm chay thân mật với rất nhiều sự mới lạ. Trong đó, chú ý nhất là món ăn được làm từ yến mạch lá lốt. Tôi đã mắt tròn mắt dẹt bởi sự kết hợp này.

Canh lá ớt nấu tôm

Lá ớt, thứ tưởng chừng chẳng bao giờ có cơ hội hiện diện trong mâm cơm bỗng chốc trở thành món canh khiến người ta sì sụp húp bất chấp mồ hôi nhễ nhại giữa trưa hè nóng bức.

Canh lá ớt nấu tôm khiến bữa cơm thêm thú vị 

Trưa cuối tuần, cả nhóm về nhà ông anh đồng nghiệp sát bên dòng Bồ giang đoạn thuộc địa phận TX. Hương Trà đổi gió. Quý khách, nên khi vừa yên vị trong khu vườn rợp bóng cây đã nghe sau bếp lao xao tiếng gà, tiếng dao thớt loảng xoảng.

Cay nồng càng cúm rang muối ớt

Càng cúm rang muối ớt có vị mặn mặn của biển vị cay của ớt, hòa với mùi thơm, vị ngọt, béo của càng cúm tươi tạo nên hương vị khá lạ. Món này ăn chơi cũng được mà làm mồi nhậu thì hơi bị tốn bia…

Càng cúm cay cay, đậm đà vị biển 

Ngày nghỉ, hai vợ chồng không đi ra ngoài ăn uống như mọi khi mà rủ thêm vợ chồng đứa em về quê nội chơi, luôn tiện mở “tiệc” tại gia để “trốn dịch”. Biết con, cháu về nên mẹ chồng chuẩn bị nào gà, vịt, đủ các kiểu.

29 thg 5, 2020

Lăng Khải Định - Kiệt tác nghệ thuật khảm sành xứ Huế

Trong số các loại hình nghệ thuật trang trí kiến trúc cung đình Huế, khảm sành sứ được đánh giá có vai trò và vị trí quan trọng hàng đầu trong việc tạo nên diện mạo tiêu biểu cho kiến trúc cung đình triều Nguyễn. Đại diện cho trào lưu nghệ thuật này chính là lăng Khải Định, một kiệt tác nghệ thuật khảm sành sứ của xứ Huế. 

Nghề khảm sành sứ có ở Huế vào khoảng thế kỉ XVII, ban đầu lưu truyền trong dân gian, sau mới được ứng dụng nhiều trong kiến trúc cung đình. Theo Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, nghệ thuật khảm sành sứ rất nổi tiếng trong trang trí kiến trúc cung đình Huế, đặc biệt là thời Nguyễn, nổi bật nhất là giai đoạn cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20.

Thời kì này nhiều công trình kiến trúc cung đình ở Huế đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật khảm sành sứ, tiêu biểu như: điện Thái Hòa, điện Kiến Trung, Thái Bình lâu, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, cung An Định… nhưng độc đáo và xứng đáng được xếp vào hàng kiệt tác thì chính là lăng Khải Định.

Lăng Khải Định còn gọi là Ứng Lăng, là lăng mộ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, toạ lạc trên núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế, nay thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sân chầu lăng Khải Định. Ảnh: Thanh Hòa

Bánh ít ngũ sắc - bắt mắt, dẻo thơm

Bánh ít mẹ làm, lúc nào màu sắc cũng phong phú. Tôi hay gọi bánh ít của mẹ là bánh ngũ sắc. Lần nào mẹ làm bánh xong, nhìn những chiếc bánh rực rỡ nằm trong đĩa, đẹp đến nỗi tôi chẳng nỡ ăn.

Thơm ngon bánh ít ngũ sắc 

Tôi chưa thấy ai đam mê màu sắc như mẹ tôi. Những bữa cơm mẹ nấu, dù có khi chỉ là rau dưa qua bữa, nhưng bao giờ cũng rực rỡ sắc màu. Nhờ đẹp mắt, nên độ ngon miệng càng tăng cao. Trong mấy thứ bánh trái dân dã mẹ hay làm, tôi thích bánh ít nhất. Bánh ít ngoài hàng thường có màu trắng, nhân tôm thịt, hoặc bánh ít lá gai màu đen nhân đậu xanh ngọt lịm, thì bánh ít của mẹ tôi có đến 5 màu rực rỡ. Đã ngon lại còn đẹp. Cái đẹp của những khối màu tự nhiên, vừa rực rỡ, lại ngọt lành. Để làm được điều đó, mẹ cũng kỳ công ghê lắm.

Chả vịt gói lá mướp

Phải khách thật quý mệ ngoại tôi mới ra tay chuẩn bị món này. Bởi món này rất công phu, tôi nhớ ngày nhỏ, phải “năm thì mười họa” mới được ăn một lần. Nhưng, tôi khẳng định rằng, chỉ cần ăn một lần thôi, chắc chắn bạn sẽ nhớ mãi bởi hương vị của món này đọng lại rất lâu trong ký ức.

Chả vịt cuốn lá mướp hấp thơm nức, ngọt lịm 

Vịt được ôn mệ nuôi. Mỗi khi chị em chúng tôi về, ông ngoại tôi sẽ đi bắt vịt và nấu nước sôi làm thịt, còn tôi và em gái theo mệ ngoại tôi ra vườn hái lá mướp. Giàn mướp có rất nhiều hoa vàng, trong khi mệ tôi chọn những lá mướp non không bị sâu để hái thì chị em chúng tôi thi nhau hái những bông mướp vàng rực đó.

Lạp cá đãi khách quý

Người Tà Ôi (huyện A Lưới) chỉ làm món lạp cá mỗi khi đến dịp lễ tết, hay nhà có khách quý. Bởi con cá làm lạp phải dùng con cá to, chứ không dùng con cá nhỏ vẫn thường bắt được trên suối mỗi khi lên nương, lên rẫy. Vậy nên, hiếm khi món lạp cá xuất hiện trên mâm cơm ngày thường của người đồng bào.

Hấp dẫn lạp cá 

28 thg 5, 2020

Dân dã mà ngon

Ngồi với ông anh, là võ sư có tiếng ở Huế. Các cuộc thi đấu võ ở Huế hoặc thi lên đai anh thường được mời làm giám khảo. Võ sư nhưng lại yêu thơ, làm thơ. Hay dở là tùy người thưởng thức, nhưng có một điều chắc chắn là thơ anh đã từng đạt giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô - một giải thưởng 5 năm tổ chức một lần. Thế thì gọi văn võ song toàn cũng chẳng phải ngại ngùng gì!


Một người điềm đạm như thế nên ngồi với anh thật là thú vị. Nghe được nhiều chuyện, học được nhiều điều. Cuộc chuyện trò hôm qua nghe được hai điều mà làm tôi ngẫm nghĩ: chuyện ăn chay và chuyện dưa muối. Ăn chay thì ở đâu cũng có, nhưng ăn chay ở Huế được nâng lên tầm nghệ thuật. Một điều nữa, người theo đạo Phật ăn chay đã đành, nhưng rất nhiều người Huế không theo Phật cũng ăn chay rằm, ba mươi, mùng một. Và, ngày này họ tránh sát sinh.

Muôn món ngon từ mướp đắng

Nhớ có lần ăn tết quê xong, trên đường từ làng cũ về lại phố, ngang qua chợ An Lỗ, một ngôi chợ khá lớn ven Quốc lộ 1A, vợ tôi thấy một rổ mướp đắng tươi xanh của một mệ già vừa hái từ vườn nhà mang ra chợ bán liền mua ngay. Đi một đoạn, nàng mới chợt giật mình: “Ui chao, đầu năm mà mua mướp đắng!”. Tôi cười: “Mướp đắng người miền Nam còn gọi tên khác là khổ qua. Đầu năm mà ăn khổ qua là may mắn đang đến đó!”.

Mướp đắng xào trứng, món ăn dân dã. Ảnh: TL 

Hao cơm với cá trích nướng rim ngọt

Vị mặn mà của cá quyện cùng vị ngọt thơm của gia vị khiến món cá trích nướng rim ngọt trở nên đậm đà, ngon miệng, hao cơm.

Cá trích nướng rim ngọt, món hao cơm 

“Mấy ngày ni trời trở nên ba bây không đi biển, không có cá tươi nên mạ đưa lên cho ít cá trích nướng phơi khô. Cá ni xé thịt mà rim lên ăn ngon lắm đó”. Vừa nói mạ vừa vào bếp “thực hành” luôn “món mới”.