Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng

7 thg 1, 2021

Rượu cần M’nông ở Đắk Búk So

Những ngày cuối năm, Tổ hợp tác (THT) sản xuất rượu cần bon Bu N’Drung, xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức đang tất bật ủ hơn 200 ché rượu cần để phục vụ thị trường mùa giáng sinh. Mỗi thành viên đều khẩn trương làm các công đoạn trong quy trình ủ rượu cần như nấu cơm, phơi ché, giã men, trộn trấu… 

Chị Thị Nuy, thành viên trong THT chia sẻ: “Mùa lúa của bon làng mới vừa gặt xong nên các thành viên trong tổ cũng tranh thủ làm rượu cần. Nguyên liệu địa phương giúp làm ra những ché rượu cần chất lượng, thơm ngon, mang hương vị riêng của người M’nông nơi đây”. 

Men rượu cần do chính đồng bào M'nông nơi đây làm bằng lá và vỏ cây rừng 

Canh chua thịt gà của người Ê đê

Khác với người M’nông hay Mạ thường nấu canh măng chua với cá, người Ê đê lại có món canh chua nấu thịt gà đưa lại hương vị thơm ngon và đậm đà. 

Măng chua nấu với thịt gà rất bổ dưỡng, được xem là món ăn sang trọng trong những ngày mưa gió. Gà thường nuôi trong vườn nhà, ăn cỏ cây, bắp lúa nên thịt rất thơm ngọt. Người Ê đê chọn con gà để nấu canh phải không quá già hay quá tơ, trọng lượng đạt từ khoảng 1,5 – 1,9 kg nấu ngon nhất. Lúc này, thịt gà hầm canh sẽ không bị bở, quá mềm hay quá dai mà có độ dai vừa đủ, dễ ăn. Thịt gà sau khi làm sạch đem chặt thành miếng vừa ăn và tẩm ướp thêm chút ít muối. 

Canh măng chua nấu thịt gà của người Ê đê 

Cá khô nấu rau đắng của người Ê đê

Ẩm thực người Ê đê trên địa bàn tỉnh nổi tiếng với các món ăn có vị đắng nấu cùng cá cơm khô mang lại hương vị thơm ngon, đặc biệt. Ngoài nguyên liệu cà đắng hay khổ qua rừng, người Ê đê còn có hai loại lá có vị đắng rất độc đáo thường dùng nấu với cá cơm khô, lá mì và jdam ble (rau đắng). 

Lá mì hay còn gọi là rau sắn có vị đắng được người Ê đê ưa thích. Lá mì dùng nấu phải là lá mì cuống đỏ, thường dùng chế biến thành món canh, lá mì xào hoa đu đủ đực, lá mì xào cá khô… Trong đó, lá mì xào cá khô chế biến giản đơn nhưng ăn rất ngon. 

Món lá mì xào cá khô đặc biệt của người Ê đê 

30 thg 12, 2020

Gà xào măng chua của người Mạ

Ngoài món nướng, người Mạ ở Đắk Nông còn có món thịt gà xào măng chua rất thơm ngon. Đây là món ăn truyền thống đặc trưng của đồng bào Mạ khi có sự kết hợp của 2 nguyên liệu chính từ rừng là gà và măng. Thịt gà xào măng chua ngon đậm đà, dậy mùi thơm của các loại gia vị, ăn với cơm trắng vô cùng hấp dẫn.

Gà rừng nuôi, các loại gà ta thả vườn, gà tre là những thực phẩm để chế biến món ăn đặc biệt này. Gà sau khi mổ sạch được chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn, ướp thịt gà với chút muối, bột ngọt, nghệ, ớt chín đã giã nát trong khoảng thời gian 15 phút cho ngấm gia vị. 

Người Mạ dùng măng chua xào với thịt gà rất thơm ngon 

Nước lá Glah N’kông của người M’nông

Trong quá trình đi rừng, không chỉ đơn thuần lấy củi và hái các loại rau, quả về ăn mà đồng bào M'nông còn đưa những loại cây, rễ, lá rừng về nhà cất trữ làm thuốc phòng khi trong gia đình và bon làng có ai đau ốm mà chữa bệnh. Đơn cử như cây Glah N’kông (theo tiếng M’nông) được xem như một loại trà rừng và là vị thuốc quý của đồng bào nơi đây. 

Với các sản phụ sau khi sinh, người M’nông thường dùng cây Glah N’kông nấu nước uống. Theo kinh nghiệm tích lũy bao đời của người M’nông, thứ nước này có tác dụng đẩy hết các tạp chất, dịch không tốt còn đọng lại trong cơ thể ra ngoài, giúp khí huyết lưu thông. Phụ nữ sau khi sinh phải kiêng khem đủ thứ nhưng khi uống nước này lại có thể ăn uống tự do hơn… 

Lá cây Glah N’kông 

Rượu cần của người Ê đê

Văn hóa ẩm thực của người Ê đê từ bao đời nay vô cùng phong phú và đa dạng, không chỉ độc đáo từ các món ăn mà các thức uống cũng được đồng bào chế biến một cách công phu, hấp dẫn. 

Trong đó, rượu cần là một trong những thức uống như thế, đã tạo nên nét đặc trưng riêng, được nhiều người yêu thích bởi mùi vị thơm nồng khó tả. Tuy nhiên, cách thức uống rượu cần của người Ê đê ở Tây Nguyên không phải ai cũng biết. 

Thưởng thức rượu cần trong lễ hội của đồng bào Ê đê 

23 thg 12, 2020

Món canh thụt môn nước của người M’nông

Đồng bào M’nông gọi môn nước là “rtơh”. Môn nước hay còn gọi là môn ngứa, là một loài môn hoang dại. Từ kinh nghiệm và đôi qua bàn tay khéo léo của người M’nông đã biến loại cây dại này trở thành nguyên liệu cho những món ăn rất hấp dẫn. Trong đó, món canh thụt môn nước là món ăn độc đáo của người M’nông. 

Môn nước mọc hoang ở nơi ẩm thấp như mương nước, vũng đầm, ven sông suối… Môn nước có nhiều loại và môn nước của người M’nông có sự khác biệt so với các vùng khác. 

Cây môn nước của người M'nông tỉnh Đắk Nông có sự khác biệt so với những nơi khác 

Canh bột ngô của người M’nông

Với sự sáng tạo trong ẩm thực của mình, người M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã có món ăn truyền thống chế biến từ ngô là canh bột ngô. Món ăn mang hương vị thơm ngon, đặc biệt và gây thương nhớ nếu một lần được thưởng thức. 

Sau mỗi mùa thu hoạch, ngô lại được đồng bào phơi trên những hiên nhà hay gác bếp, chờ khi thật khô mới đem đi làm canh bột ngô. 

Người M'nông lấy hạt ngô rang chín rồi giã hoặc xay nhuyễn thành bột 

Món gỏi núc nác cá khô của đồng bào dân tộc tại chỗ

Hằng năm, cứ vào mùa hạ và chớm đông, đồng bào M’nông, Mạ hay Ê đê trên địa bàn tỉnh lại vào rừng hái quả núc nác nấu thành nhiều món ăn ngon. Núc nác có thể chế biến bằng cách luộc, xào, nấu canh… Nhưng dồng bào ưa thích nhất có lẽ là món gỏi núc nác cá khô. 

Núc nác là cây rừng thân gỗ, cao khoảng 10 m, cây lâu năm có thể cao hơn. Loại cây này vừa ăn được hoa, lá, vừa ăn được quả. Núc nác bắt đầu ra hoa vào mùa hạ. Quả kết thành từng chùm, hình nang mỏng, dài khoảng 50 – 60 cm, có hai mặt lồi, lưng có cạnh chạy dọc theo chiều dài quả. Nhìn bề ngoài, quả núc nác dài và dẹt như trái phượng vĩ. Hạt dẹt có cánh mỏng, trên hạt có khá nhiều đường gân nhỏ đi về nhiều hướng riêng biệt… 

Quả núc nác được đồng bào M'nông hái từ rừng 

22 thg 12, 2020

Lý giải tên gọi Âm Phủ của chợ đêm Đà Lạt

Chợ Âm Phủ là điểm đến quen thuộc của du khách nhưng chắc hẳn không phải ai cũng biết câu chuyện đằng sau tên gọi này. 

Chợ đêm Đà Lạt ngày nay, hay còn được gọi là chợ Âm Phủ. 

Vào những năm 70 của thế kỷ 20, tại trung tâm thành phố Đà Lạt bắt đầu hình thành một chợ rau tự phát về đêm. Những hộ có nhà vườn vào mùa thu hoạch thường phải gánh rau củ nhiều cây số đến chợ bán. Những năm sau đó, dịch vụ xe ngựa nhận chở rau ra chợ khá thịnh hành. Khu chợ rau này bắt đầu họp từ khoảng 23h và kéo dài tới sáng sớm.

2 thg 12, 2020

Tượng gỗ Tây Nguyên

Tây Nguyên – Vùng đất giàu truyền thống văn hóa dân gian, ở đó có không gian văn hóa Cồng chiêng, có một trường ca sử thi, có hàng nghìn lễ hội hội truyền thống đặc sắc mà còn có một kho tàng tượng gỗ vẫn âm thầm hiện hữu trong đời sống đồng bào hàng nghìn đời nay. Đến Tây Nguyên, các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian thường tìn đến nghệ thuật điêu khắc tượng gỗ, vì ở đó, có cồng chiêng, có sử thi và có cả tiến trình phát triển và đời sống tâm linh đặc sắc và phong phú của nhân dân các tộc người sinh sống trên vùng đất đỏ Bazan. 
Chủ trương “Bảo tồn các giá trị văn hóa để phát triển kinh tế, du lịch” cũng được các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum triển khai đồng bộ. Tượng gỗ nhà mồ Tây Nguyên không chỉ còn nằm im lìm trong những nhà mồ linh thiêng mà đã xuất hiện tại các bảo tàng, các địa điểm công cộng, các khu du lịch cộng đồng.

Người Ba Na có câu “Tháng nghỉ làm nhà mồ”. Tháng nghỉ đó là mùa hội, mùa vui, mùa “uống tháng, ăn năm, trâu đâm, lợn mổ”. Sau 30 năm dọc ngang Tây Nguyên tôi nhận thấy rằng, không chỉ người Ba Na mà còn là người Gia Rai, Ê Đê, Cơ Tu… và nhiều tộc người khác ở Tây Nguyên làm tượng nhà mồ để tổ chức lể bỏ mả hay lễ bỏ ma. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà lễ bỏ mả lại là lễ hội lớn nhất, vui nhất, mang tính văn hóa nhất và mang tính cộng đồng nhất của người vùng Tây Nguyên. Chính tượng nhà mồ - những tác phẩm nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc dân gian độc đáo được ra đời vào những lễ hội thường niên này.

25 thg 11, 2020

Nơi du hành về Đà Lạt thời quá khứ

Bảo tàng Lâm Đồng lưu giữ trên 15.000 hiện vật, tái hiện sinh động thiên nhiên, lịch sử và con người ở thành phố ngàn hoa.

Bảo tàng Lâm Đồng tọa lạc tại khu đồi “Biệt thự mùa đông” (phường 10, TP. Đà Lạt) rộng 3ha, trong khuôn viên dinh thự của ông Nguyễn Hữu Hào xây tặng con gái là Nam Phương Hoàng hậu. Nơi đây đang lưu giữ hơn 15.000 hiện vật về thiên nhiên, khảo cổ học, con người và lịch sử phát triển của địa phương.

Để hình dung về thành phố ngàn hoa hơn 100 năm trước, du khách hãy đến gian trưng bày "Đà Lạt xưa và nay". Các hình nộm mô phỏng một số hoạt động đời thường của cư dân địa phương, trong thời gian người Pháp đang quy hoạch Đà Lạt thành đô thị từ những năm 1890. Điểm nhấn khu này là cỗ xe ngựa được sưu tầm và phục dựng theo mẫu phương tiện giao thông phổ biến hồi đó.

Các hình nhân với trang phục khác nhau đại diện cho tầng lớp bình dân từ mọi miền di cư vào sinh sống ở TP. Đà Lạt vào thế kỷ trước, sống bằng nhiều nghề như bán hàng chợ, đánh xe, trồng và bán hoa màu... Phía ngoài cùng bên phải là đồng phục nữ sinh với áo len mặc ngoài bộ áo dài, đến giờ vẫn được nhiều trường học ở Đà Lạt duy trì.

Đà Lạt được biết đến là điểm nghỉ dưỡng, định cư của nhiều người Pháp và tầng lớp thượng lưu Việt Nam. Đa số những hiện vật trưng bày trong không gian "Đà Lạt xưa và nay" đều có xuất xứ phương Tây hoặc có thiết kế tinh xảo, chức năng hiện đại, thường được dùng trong các gia đình giàu có.

Cơi đựng trầu, kim chỉ bằng gỗ khảm trai và ống đựng vôi bằng đồng là vật dụng của tầng lớp quý tộc thời Nguyễn, được sử dụng ở Đà Lạt đến những năm 1950. Ảnh: @koganei_kr

Tủ thờ của một gia đình quý tộc người Việt tại Đà Lạt trong những năm 1930 - 1950 được bảo tàng sưu tầm, phần nào phản ánh bối cảnh sống giao thoa giữa truyền thống và hiện đại ở Đà Lạt thế kỷ trước.

Du khách Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (TP HCM) cho biết con gái chị rất thích tìm hiểu lịch sử, văn hóa, và hai mẹ con đã tham quan các bảo tàng ở thành phố ngàn hoa. "Để tìm hiểu về quá khứ của Đà Lạt, Bảo tàng Lâm Đồng là nơi tái hiện rõ nét nhất", chị Ánh Nguyệt nhận xét.

Bên cạnh hiện vật, bảo tàng cũng trưng bày nhiều ảnh chụp các địa điểm xưa cũ còn tồn tại ở địa phương như quảng trường Hòa Bình, chợ Đà Lạt, ga xe lửa, đồi chè Cầu Đất hay những con đường, tư dinh rải rác trong thành phố.

Đi hết bảo tàng, du khách cũng có thể tham quan những hiện vật và hình ảnh đặc thù của Đà Lạt trong những năm kháng chiến và đổi mới, cho đến ngày nay. Bảo tàng Lâm Đồng mở cửa các ngày trong tuần vào 7h30 - 11h30 và 13h30 - 16h30. Phí tham quan 22.000 đồng/ người.

Tâm Linh

22 thg 10, 2020

Khách sạn 'nhà kính' ở Đà Lạt

Công trình mang phong cách nhà kính cách trung tâm Đà Lạt 4 km, cung cấp dịch vụ lưu trú và quán cà phê cho mọi du khách.

Tổ hợp khách sạn và quán cà phê The LOOP tọa lạc ở đường An Sơn, phường 4, TP. Đà Lạt. Công trình có khuôn viên hình tròn, bao quanh bởi những tấm che trong suốt, mang màu trắng chủ đạo, tựa những nhà vườn trồng cây ở địa phương.

11 thg 10, 2020

Quê hương anh hùng Núp

Làng kháng chiến Stơr ở xã Tơ Tung, huyện K'bang, cách TP Pleiku 70 km về phía Đông, là nơi sinh ra và lớn lên của anh hùng Đinh Núp.

Anh hùng Đinh Núp, sinh năm 1914 ở làng Stơr, đã chỉ huy đội tự vệ đầu tiên của làng với trên 40 người, rồi phát động và lãnh đạo dân làng chống Pháp từ trước cách mạng tháng 8/1945.

Độc đáo nhà sàn Ba Na

Người Ba Na là một trong những cư dân sinh tụ lâu đời, có dân số đông thứ hai trong số các dân tộc thiểu số tại chỗ (sau người Xê Đăng) ở tỉnh, địa bàn cư trú tập trung ở quanh thành phố Kon Tum và một phần ở các huyện Đăk Hà, Kon Rẫy, Sa Thầy... Cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Ba Na ở Kon Tum có những phong tục tập quán, văn hóa phong phú và giàu bản sắc, trong đó nhà sàn là một di sản văn hóa độc đáo. 

Thoạt nhìn bề ngoài, nhà sàn của người Ba Na cũng giống như nhà sàn của những DTTS tại chỗ khác, nhưng tìm hiểu kỹ thì mới biết nhà sàn của người Ba Na lại có những nét độc đáo riêng. 

Để tìm hiểu kỹ hơn về nhà sàn của người Ba Na, chúng tôi tìm gặp anh A Nhưk - một thợ chuyên làm nhà sàn ở làng Kon Xăm Lũ (xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy). 

Nhà sàn truyền thống ở làng Kleng

Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống cùng sự phát triển của xã hội, nhiều hộ dân người Gia Rai ở làng Kleng (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) vẫn gìn giữ được bản sắc riêng, sống và sinh hoạt trong những ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc mình. Xen kẽ với những ngôi nhà được xây dựng kiên cố bằng gạch và xi măng là những ngôi nhà sàn được làm bằng gỗ theo lối kiến trúc truyền thống của người Gia Rai góp phần tô đẹp thêm cho ngôi làng. 

Ngồi bên bếp lửa ở góc nhà sàn, bà Y Chép (56 tuổi) vừa địu đứa cháu ngoại đang ngủ trên lưng vừa chuẩn bị bữa cơm chiều cho gia đình. Bà cặm cụi lấy tay vun củi cho ngọn lửa cháy đều. Bên hơi ấm từ bếp lửa, đứa cháu ngoại của bà cũng ngủ ngoan hơn. 

Ngôi nhà sàn này đã gắn bó với bà Y Chép cùng các thành viên trong gia đình hơn 26 năm nay. Ngôi nhà nằm giữa khu vườn rộng với nhiều cây xanh xung quanh, được thiết kế theo kiểu nhà sàn truyền thống của người Gia Rai gồm 3 phần: nhà chồ (phần hiên phía trước) dài 4m, rộng 3m; nhà ngang (7 gian) dài 14m, rộng hơn 4m và nhà nhỏ phía sau dài 4m, rộng 4m. 

Ngôi nhà có phần sàn cao hơn mặt đất khoảng 1,5m. Phần khung chính của ngôi nhà được làm từ gỗ cà chít; phần khung cửa được làm bằng gỗ bò ma và những tấm ván sàn được làm từ gỗ pờ lũ. Đây đều là những loại gỗ quý, có ưu điểm nhẹ và chống mối mọt rất tốt, thường được người Gia Rai sử dụng để dựng nhà ở, làm kho lúa và nhà rông cho làng. 

Gỏi đọt bí thịt gà của người Ê đê

Gỏi đọt bí thịt gà là một trong những món ăn lâu đời của người Ê đê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Là món gỏi nhưng không chỉ việc trộn các nguyên liệu, nêm nếm gia vị vào món ăn mà cách chế biến của gỏi đọt bí thịt gà có phần đặc biệt, mang đậm màu sắc văn hóa ẩm thực riêng biệt của đồng bào Ê đê. 

Dây bí đỏ được bà con trồng trong vườn. Quả và đọt bí đều có thể chế biến thành nhiều món ăn dân dã hấp dẫn. Đọt bí là phần ngọn của dây bí đỏ. Từ lâu, loại rau này được đồng bào các dân tộc chế biến thành nhiều món ăn đơn giản nhưng rất ngon như đọt bí luộc, đọt bí xào, đọt bí nấu canh thụt,… 

Món gỏi đọt bí thịt gà 

Chiếc khiên của người M'nông

Từ xa xưa, đồng bào Tây Nguyên nói chung và người M'nông nói riêng đã biết chế tạo nhiều công cụ, vật dụng để săn bắt thú rừng và chống kẻ thù như nỏ, xà gạc, cung tên, khiên… Trong đó, chiếc khiên vừa là dụng cụ che chắn cho người sử dụng vừa là binh khí quan trọng khi chiến đấu. 

Khiên của người M’nông có hình dáng chiếc nón, màu nâu đen, có đường kính chừng 70 cm và được chia thành hai phần: thân khiên, tay cầm và hoa văn trang trí. Thân khiên có hình chóp nón, được người thợ đục đẽo từ một cây gỗ nguyên thân có độ đày trung bình 2 cm. Tay cầm có hình dấu ngoặc kép được gắn vào chính giữa lòng chiếc khiên có tác dụng giúp cho người cầm khi chiến đấu hoặc sử dụng. 

Chiếc khiên của người M'nông 

Hấp dẫn canh chua lá R’jă của người M’nông

Người M’nông trên địa bàn Đắk Nông có món canh chua lá R’jă vô cùng độc đáo. Nếu thưởng thức bát canh chua lá R’jă nóng hổi, cay dịu cùng cơm nóng, chúng ta như được hít hà trọn vẹn hương vị của núi rừng Tây Nguyên. 

Cây R’jă mọc tự nhiên trong rừng, thuộc loại thân gỗ, cao đến trên 10m. Cây nhiều tuổi mới ra hoa, cho quả. Lá có phiến mỏng, hình trái xoan ngọn giáo, đầu nhọn sắc, tựa như lá trà, mặt trên có màu sáng hơn, dài 3,5 - 10 cm, rộng 2 - 5 cm. 

Món canh chua lá R’jă nấu cá suối của người M'nông 

9 thg 10, 2020

Món cà đắng giã ớt rừng

Cà đắng giã là món ăn tươi trộn gia vị của đồng bào dân tộc thiểu số Mạ, Ê đê, M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Đây là một món ăn quen thuộc, dễ làm trong đời sống hằng ngày của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Tuy giản dị nhưng món ăn đặc trưng, rất ngon và lạ miệng. 

Nguyên liệu và cách chế biến món cà đắng giã của người Mạ, Ê đê, M’nông tương đối giống nhau. Thành phần chính gồm cà đắng, ớt rừng (ớt hiểm), chanh, rau thơm và gia vị. Cà đắng của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh rất đa dạng. Nhiều loại cà đắng mọc tự nhiên trên triền đồi, núi được đồng bào đem về trồng trong vườn nhà. 

Cà đắng tròn được dùng phổ biến trong chế biến món ăn của Mạ, Ê đê, M’nông 

Cà đắng có loại to hơn ngón chân cái của người lớn, hình tròn sọc xanh dọc theo quả; lại có loại cà đắng hình dạng thuôn dài, sọc xanh trắng xen lẫn. Người M’nông có cây cà đắng cho quả to bằng viên bi, không sọc. Người Ê đê có loại cà đắng da trơn, nhẵn, khi già màu vàng ươm. Các loại cà này đều có thể dùng chế biến món cà đắng giã ớt hiểm.