Hiển thị các bài đăng có nhãn Làng Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Làng Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

10 thg 5, 2020

Lễ hội cúng bến nước của người Ê Đê

Đồng bào Ê Đê (Tây Nguyên) có hệ thống lễ hội theo chu kỳ sản xuất. Một trong những lễ hội độc đáo là lễ cúng bến nước. Sau khi kết thúc mùa rẫy, chủ bến nước mời các chức sắc trong buôn đến họp bàn về việc chuẩn bị lễ cúng bến nước.

Lễ nghi nông nghiệp độc đáo
Theo phong tục của người Ê Đê, trong những ngày tổ chức lễ cúng bến nước, không một ai trong buôn được đi rừng, đi rẫy, không được ra suối lấy nước hoặc tắm giặt.

Sau nghi thức cúng thần, các chàng trai và các cô gái sẽ cùng tham gia lễ hội té nước và tắm nhằm cầu mong điều tốt lành. 

Dàn nhạc ngũ âm – tinh hoa văn hóa của người Khmer Nam Bộ

Trong kho tàng văn hóa đặc sắc của người Khmer ở Nam Bộ, dàn nhạc ngũ âm là sự hội tụ tinh tế của chủ thể văn hóa, không chỉ về sự tài hoa của người diễn tấu, thẩm mỹ âm nhạc truyền thống mà còn chứa đựng trong đó lịch sử - địa văn hóa, phong tục tập quán và khát vọng thuần hậu.

Quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa tài hoa
Người Khmer Nam Bộ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, vốn có chung nguồn gốc với người Campuchia và có nguồn gốc gần gũi với các dân tộc Indonesia, Malaysia ở các hải đảo phía Nam. Bên cạnh đó, trong quá trình sinh sống gần gũi, đồng bào đã hòa hợp với các cộng đồng Chăm, Hoa, Việt tại vùng Nam Bộ. Những sự tiếp nối, giao lưu văn hóa này là nguồn gốc tạo nên bản sắc văn hóa của người Khmer Nam Bộ. Dàn nhạc ngũ âm phản ánh rõ nét những đặc điểm này với ảnh hưởng từ âm nhạc cổ truyền Campuchia, Ấn Độ và Indonesia, đã được bản địa hóa. 

Dàn nhạc ngũ âm – nhạc cụ truyền thống của người Khmer. 

2 thg 5, 2020

Làng nghề nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy

Người dân ở xã Nam Tân, (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) đã có kinh nghiệm nuôi cá lồng từ lâu. Tận dụng lợi thế của con sông Kinh Thầy chảy qua để lấy nước sạch nuôi cá lồng, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản ở nơi đây.

Mô hình nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy đã xuất hiện từ năm 2009. Theo lời chỉ dẫn của ông Bùi Hữu Chỉnh, Chủ tịch UBND xã Nam Tân, chúng tôi đã tìm đến nơi nuôi cá lồng của anh em anh Trần Văn Thiện, Trần Văn Tín ở thôn Trung Hà, xã Nam Tân. Đầu tư hàng chục tỷ đồng vào nuôi cá lồng từ khâu làm lồng, bè cá, nguồn cá giống, thức ăn cho cá, anh Trần Văn Thiện và anh Trần Văn Tín là những người tiên phong trong việc nuôi cá lồng trên sông và cho đến nay đã thu được những thành quả nhất định. 

Cám Cargill, nguồn thức ăn chính cho cá được đưa đến tận lồng. 

Làng nghề dệt chiếu cói Tiên Kiều

Là địa phương có truyền thống dệt chiếu cói của tỉnh Hải Dương, làng nghề dệt chiếu cói Tiên Kiều (xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà) không chỉ giúp người dân nơi đây có thêm thu nhập mà còn thể hiện nét đặc trưng văn hóa của người Việt. 

Làng Tiên Kiều chọn giống để làm chiếu là những cây cói tròn, óng dài, sợi dẻo, dai, gọi là cói cơm trồng từng ruộng thay cho cói ba cạnh mọc hoang tuy thân to nhưng ngắn và giòn, một năm thu hoạch cói hai lần, cói chiêm thu vào tháng 5 - 6, sau vụ gặt, trước mùa mưa bão; cói mùa thu vào tháng 10 - 11, thời kỳ khô hanh, chất lượng tốt hơn cói chiêm. Theo kinh nghiệm dân gian thì ruộng có từ màu xanh chuyển sang màu vàng, loáng thoáng khô lá mác là cói chiêm đã chín, bắt đầu thu hoạch, cói mùa khi thân cây vàng óng, một phần ba số cây trổ hoa thì thu hoạch là vừa. Khi thu hoạch dùng liềm cắt sát gốc, cắt đến đâu gọn sạch đến đấy để lứa sau cói mọc đều. 

Dệt chiếu phải đòi hỏi người thợ có tay nghề cao. 

Chùa Thái Lạc – Nét tinh hoa phố Hiến

Chùa Thái Lạc hay còn gọi là Pháp Vân tự, tọa lạc tại xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên - là ngôi chùa thờ Phật và thần Pháp Vân (1 trong 4 vị Tứ pháp ở Việt Nam). Chùa đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt ngày 24/12/2018.

Tương truyền, chùa được khởi dựng trên gò đất cao mà dân gian vẫn thường gọi là trên lưng con rùa, hai bên nước chảy ra sông như là hai rồng con chầu vào rồng mẹ như hướng chầu hổ phục. Ngôi chùa được khởi dựng từ thời Trần, xây theo hướng Đông Nam, là hướng biểu tượng cho sự sinh sôi và phát triển. Trải qua nhiều lần trùng tu, chùa Thái Lạc có kết cấu kiến trúc kiểu “Nội Công ngoại Quốc” gồm Tiền đường 9 gian, các bộ vì tạo tác theo kiểu chồng rường giá chiêng. Thiêu hương 2 gian, kiến trúc vì kèo đơn giản. Thượng điện 3 gian, kết cấu bộ vì kiểu giá chiêng còn khá nguyên vẹn, mang đậm dấu ấn kiến trúc thời Trần, 2 dãy hành lang, mỗi bên 7 gian, hậu đường 7 gian, các bộ vì được làm theo kiểu trang trí hoa văn lá lật.

Toàn cảnh ngôi chùa Thái Lạc nhìn từ bên ngoài . Ảnh: Vũ Hải Nam 

29 thg 4, 2020

Thuyền độc mộc ở Tây Nguyên, khát vọng từ ngàn xưa

Không chỉ đơn thuần là phương tiện chuyên chở đi lại trên sông nước, thuyền độc mộc của cộng đồng dân tộc bản địa Tây Nguyên là nét văn hóa đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền. Thuyền độc mộc chứa đựng trong đó cả kho tàng văn hóa với khát vọng hòa hợp và chế ngự thiên nhiên của chủ thể văn hóa. 

Sự hòa hợp với thiên nhiên
Tây Nguyên là vùng đất có chung đặc điểm là khu vực hẹp, đất đai nghèo dinh dưỡng, địa hình dốc, dễ sạt lở và thường bị chia cắt bởi nhiều nhánh sông ngắn với 4 hệ thống sông chính, thượng sông Sê San, thượng nguồn sông Sêrêpôk, thượng nguồn sông Ba và sông Đồng Nai. Những con sông lớn như sông Sêrêpôk, dài 406 km và có nhiều thác ghềnh hùng vĩ, sông Đắk Bla dài 139 km. Sông Sê San có chiều dài 237 km, Sông Đồng Nai với chiều dài trên 437 km… Những con sông dài này được hợp bởi nhiều con sông, suối nhỏ đã nuôi dưỡng trong những cánh rừng đại ngàn nên chúng có lưu lượng nước rất lớn, hệ sinh thái của sông rất phong phú và đa dạng nên từ xa xưa, đây là nguồn cung cấp nước tưới, phù sa, thủy sản, nguồn nước sinh hoạt và giao thông thuỷ quan trọng cho cư dân quanh vùng. 

Thuyền độc mộc của người Tây Nguyên. 

24 thg 4, 2020

Ném còn, khát vọng và sự kết nối cộng đồng

Không chỉ là trò chơi và hoạt động thể thao dân gian, ném còn còn là nghi thức tín ngưỡng không thể thiếu trong các lễ hội truyền thống của cư dân nông nghiệp miền núi phía Bắc và Tây Nghệ An, Thanh Hóa. 

Trò chơi dân gian hấp dẫn


Được lưu truyền từ xa xưa, ném còn hay tung còn là sản phẩm do chính những người nông dân sáng tạo nên. Không gian và cách thức tổ chức, thực hành của nó cho đến nay dường như không thay đổi. Mỗi dịp hội xuân và hội làng, chủ thể văn hóa lại nô nức tham gia. 

Sự hào hứng của người Khơ Mú với ném còn. 

Lễ cúng ngõ của người M’nông

Lễ cúng ngõ (Ver Bri ) của dân tộc M’nông là nghi lễ liên quan đến các hiện tượng của thiên nhiên như mưa, gió, sấm sét và những vị thần chi phối đến cuộc sống, canh tác nông nghiệp của đồng bào.

Văn hóa cổ truyền giàu bản sắc


Dân tộc M’nông sinh sống ở phía Nam Tây Nguyên, là một tộc người còn bảo lưu nhiều vốn văn hóa cổ truyền giàu bản sắc, tiêu biểu là các lễ hội truyền thống. Xuất phát từ tín ngưỡng vạn vật hữu linh, xem các hiện tượng sự vật tồn tại đều có thần, yang chi phối mọi mặt đời sống, nên đồng bào có những hình thức cầu cúng, lễ nghi để ngăn ngừa điều xấu, mong ước điều tốt đẹp, an lành trong cộng đồng. 

Diễn tấu cồng chiêng trong lễ hội. 

10 thg 3, 2020

Làng nghề nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy

Người dân ở xã Nam Tân, (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) đã có kinh nghiệm nuôi cá lồng từ lâu. Tận dụng lợi thế của con sông Kinh Thầy chảy qua để lấy nước sạch nuôi cá lồng, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản ở nơi đây.

Mô hình nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy đã xuất hiện từ năm 2009. Theo lời chỉ dẫn của ông Bùi Hữu Chỉnh, Chủ tịch UBND xã Nam Tân, chúng tôi đã tìm đến nơi nuôi cá lồng của anh em anh Trần Văn Thiện, Trần Văn Tín ở thôn Trung Hà, xã Nam Tân. Đầu tư hàng chục tỷ đồng vào nuôi cá lồng từ khâu làm lồng, bè cá, nguồn cá giống, thức ăn cho cá, anh Trần Văn Thiện và anh Trần Văn Tín là những người tiên phong trong việc nuôi cá lồng trên sông và cho đến nay đã thu được những thành quả nhất định. 

Cám Cargill, nguồn thức ăn chính cho cá được đưa đến tận lồng. 

Độc đáo nón lá Phú Châu

Vào những ngày này, chúng tôi có dịp được về thăm làng làm nón Phú Châu, (huyện Ba Vì, Hà Nội) nơi sản xuất ra những chiếc nón có độ bền cao cung ứng cho toàn miền Bắc. 

Nghề làm nón tại xã Phú Châu bắt đầu hình thành từ năm 1939, khi đó có một cô gái làng Chuông tên Phạm Thị Nhàn ở huyện Thanh Oai lấy chồng về xã đã mang theo nghề từ quê rồi chuyền lại cho hàng xóm. Đến nay, toàn xã Phú Châu có đến 90% hộ làm nón, mang lại thu nhập ổn định cho người dân những lúc nông nhàn.

Người dân xã Phú Châu phơi lá đót ở trước sân đình làng. 

28 thg 2, 2020

Rực rỡ sắc màu thổ cẩm Mỹ Nghiệp

Trong những câu chuyện kể của đồng bào Chăm, làng Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận), trong tiếng Chăm là Ca Klaing là một trong những làng nghề dệt đầu tiên của kinh đô Panduranga - Vương quốc Chăm Pa xưa và được xem là một trong những làng nghề cổ nhất Đông Nam Á còn giữ gìn di sản này tới ngày hôm nay.

Cái nôi nghề dệt của người Chăm
Trải qua nhiều thế kỷ với bao biến thiên của thời cuộc, nhưng ở làng Mỹ Nghiệp, khung cảnh và những công việc của những người phụ nữ cần mẫn dệt vải hầu như chẳng có gì thay đổi. Theo thống kê, có khoảng hơn 90% hộ dân làng Mỹ Nghiệp vẫn giữ nghề dệt để phục vụ nhu cầu của gia đình hoặc mở rộng sản xuất hàng hóa, kinh doanh. Khác chăng, thay vì sản xuất trong từng gia đình, đến nay, nhiều bà con đã tập hợp nhau về Hợp tác xã (HTX) dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, có một gian nhà rộng rãi thoáng mát để sản xuất, trưng bày và giới thiệu cho du khách.

Để hoàn thiện một tấm vải phải mất nhiều công sức. 

Động Thiên Hà – “Chốn thần tiên” trong lòng di sản Tràng An

Bước đến động Thiên Hà (xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình), du khách như được chu du miền tiên cảnh, cả hang động toát lên sự ảo diệu đẹp tuyệt.

Động Thiên Hà được thiên nhiên khéo léo chia thành hai khu vực riêng biệt gồm động khô và động ướt có chiều dài tổng thể 700 m. Tới đây, du khách được chiêm ngưỡng những vòm hang rủ nhũ xuống tạo thành những hình thù vô cùng kỳ thú, nơi có cảnh đẹp hữu tình, mê đắm lòng người mỗi khi ghé thăm. 

Vẻ đẹp hoang sơ kỳ vĩ của động Thiên Hà kết hợp với ánh sáng nhân tạo đủ màu sắc phản chiếu lên các nhũ đá tạo nên một khung cảnh kỳ ảo mê hoặc lòng người. 

26 thg 2, 2020

Thổ canh hốc đá

Một phương pháp canh tác nông nghiệp đặc trưng đang được đồng bào các dân tộc trên cao nguyên đá thuộc tỉnh Hà Giang áp dụng hàng nghìn năm qua đã thực sự khiến nhiều người phải khâm phục. Đó là hình thức thổ canh hốc đá với biết bao nhọc nhằn, gian truân trong cuộc chinh phục thiên nhiên, vươn lên chống chọi cái đói, cái nghèo ở miền biên cương cực Bắc của Tổ quốc.

Nhọc nhằn trên đá
Nếu ai chưa đến cao nguyên đá, chưa được tận mắt chứng kiến người dân canh tác trên đá thì thật khó có thể tưởng tượng nổi người nông dân nơi đây phải làm nông nghiệp vất vả và tốn nhiều mô hôi công sức đến mức nào. Đó là một cuộc mưu sinh không giống bất cứ nơi đâu. Bao đời nay, đồng bào có câu nói “Sống trên đá, chết vùi trong đá”. Dân ca Mông lại có câu “Loài cá sống ở nước/ Loài chim bay trên trời/ Người Mông sống ở núi”. Với 3/4 diện tích là núi đá, quanh năm hạn hán, sản xuất đều trông vào nước trời, cộng thêm do ở trên cao, xa khu dân cư nên việc chăm bón, thu hoạch không mấy dễ dàng. 

Cha cõng con đi cày trên đá. 

12 thg 2, 2020

Lễ leo gươm lên cửa lầu của dân tộc Tày

Tỉnh Quảng Ninh là vùng đất ẩn chứa kho tàng văn hóa, văn nghệ dân gian phong phú, đặc sắc của cộng đồng các dân tộc anh em như Tày, Dao... Trong lễ hội truyền thống của dân tộc Tày, bà con còn giữ lại nhiều nghi lễ mang những giá trị nhân văn, tiêu biểu là nghi lễ leo gươm lên cửa lầu” (Khẩn tu làu, tu đáp). 

Đây là một nghi thức trong đại lễ lẩu then - một nghi thức sinh hoạt văn hóa dân gian mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của tộc người Tày tỉnh Quảng Ninh, tổ chức cấp sắc cho người làm then đạt đến cấp cao nhất, được quyền nhận đệ tử để truyền nghề, được đứng ra tổ chức đại lễ then cho các then khác. 

Thầy cúng rải cuốn vải tơ làm đường lên cửa Ngọc Hoàng. 

Ban sơ tiếng chiêng buôn làng

Cồng chiêng là một trong những loại tài sản quí giá nhất của dân tộc Tây Nguyên. Nó được đồng bào mua sắm, tích lũy và xem như là một dấu hiệu thể hiện sự giàu có của gia chủ. Mỗi lần lễ hội, đồng bào thường thực hiện nghi lễ cúng thần chiêng trước khi mang ra sử dụng trong sinh hoạt vui chơi hay phục vụ đời sống tâm linh.

Linh hồn của di sản Tây Nguyên


Xưa kia, chiêng Lào (còn gọi là chiêng Lao), chiêng Campuchia (còn gọi là chiêng Cur) không thiếu, nhưng đồng bào sống trên dọc dải Trường Sơn và vùng Tây Nguyên vẫn tín nhiệm, ưa thích loại chiêng do chính người Kinh sản xuất ra gọi là chiêng Doanh. Những năm mùa màng bội thu, đời sống khá giả, đồng bào miền núi luôn có nhu cầu mua sắm cồng chiêng để sử dụng trong các lễ hội và làm tài sản lâu dài cho gia đình. Lý do đồng bào Tây Nguyên thích chọn lựa loại cồng chiêng của người Kinh làm ra vì những bộ chiêng đồng bào mua về có thanh âm đúng theo cảm âm của từng dân tộc. 

Nghệ nhân so chiêng, chỉnh tiếng trước khi diễn tấu. 

5 thg 2, 2020

Độc đáo lễ cúng thần rừng của đồng bào Pu Péo

Lễ cúng thần rừng là một nét sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc sắc gắn với sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng của đồng bào Pu Péo (thôn Chúng Trải, xã Phố Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang). Lễ cúng thần rừng phản ánh niềm tin của con người với thiên nhiên với trời đất và vạn vật và ý thức hướng về tổ tiên nguồn cội, tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên đã phù hộ cho cháu con may mắn, mạnh khỏe, làm ra của cải vật chất có bát ăn, bát để... 

Nghi lễ linh thiêng
Tục cúng thần rừng đã có từ lâu đời trong đời sống tín ngưỡng của người Pu Péo. Tại những nơi người Pu Péo sinh sống đều có một khu rừng cấm riêng được người dân giữ gìn và bảo vệ bởi những luật tục và những điều kiêng kỵ. Trong ý thức người dân, rừng cấm là nơi thần rừng cư ngụ và để có cuộc sống no đủ, gia đình được khỏe mạnh, không đau ốm thì dân làng không được phép xâm phạm vào nơi ở của thần rừng, không được chặt cây, lấy củi, săn bắt thú...

Tay cầm cành cây, thầy cúng gọi mời thần rừng và các vị thần . Ảnh: Thanh Hà 

Sắc bùa - nét văn hóa của cộng đồng các dân tộc vào Xuân

Gắn với nghi lễ nông nghiệp nhằm cầu mong một năm mới may mắn, thuận lợi, hàng năm, người Kinh và người Mường ở nhiều vùng thường thực hành sắc bùa vào thời điểm gần với Tết Nguyên đán. Loại hình văn hóa tiêu biểu này chứa đựng những giá trị văn hóa quý báu, được lưu truyền từ xa xưa. 

Sự tương đồng và phổ biến

Lễ hội sắc bùa hay hát sắc bùa là một hình thức nghệ thuật trình diễn dân gian gắn với một số nghi lễ trong nông nghiệp ở nhiều tỉnh khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ. Hát sắc bùa, séc pùa hay còn gọi là xéc bùa (có nơi gọi xắc bùa hay khoá rác) xéc bùa, tiếng Mường có nghĩa là xách cồng. Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Huy Vọng, sắc bùa còn có nghĩa là phép thuật. “Séc” là rung lên, huơ, sóc sắc lên mang tính tín thuật. “Bùa” là “bùa phép” hàm chứa những ý nghĩa hiện thực đời sống - một phương tiện văn hoá màu nhiệm để chủ thể văn hóa cầu mong những điều tốt lành không chỉ cho cá nhân và cả gia đình, cộng đồng khi tiễn đưa cái cũ, đón chào cái mới. Loại hình diễn xướng tập thể này gắn liền với một hoạt động nghi lễ và các trò vui chơi truyền thống mang đậm nét văn hóa dân gian với các hình thức dân ca nghi lễ, hát chúc mừng năm mới và trừ tà được lưu truyền từ xa xưa. 


Cồng không thể thiếu trong lễ hội sắc bùa Mường ở Hòa Bình. 

4 thg 2, 2020

Tháp Phổ Minh – Bảo vật vô giá thời Trần

Cách trung tâm thành phố Nam Định 5 km về phía Tây Bắc, tháp Phổ Minh là một trong số ít công trình kiến trúc lâu đời còn giữ được tương đối toàn vẹn từ thời Trần. 

Nét kiến trúc Phật giáo độc đáo


Tháp Phổ Minh nằm trong khuôn viên chùa Phổ Minh, tọa lạc ở thôn Tức Mạc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định, tỉnh Nam Định. Sử sách ghi lại rằng, năm 1308 sau khi Kim Phật Trần Nhân Tông băng hà ở am Ngọa Vân trên ngọn Tử Phong – Yên Tử, con ngài là vua Anh Tông đã đem 7 trong số 21 hạt xá lợi đặt trong cỗ kiệu bát cống bằng đá rồi tháp Phổ Minh được xây dựng lên trên. Xưa kia sân chùa có đặt một chiếc vạc đồng lớn được xếp vào An Nam Tứ Đại Khí nổi danh. Những dấu mốc bằng đá dưới chân tháp chính là dấu còn sót của những chân đỡ của chiếc vạc. Sau khi quân Minh xâm lược đã phá cả tứ đại khí của nước ta với âm mưu làm mất sử sách và những công trình văn hóa để đồng hóa dân ta nên những dấu mốc ấy không còn nữa.

Tháp Phổ Minh ghi dấu những đặc sắc kiến trúc thời nhà Trần. 

Múa trống đôi của người Chăm H’roi

Múa trống đôi là di sản văn hóa độc đáo của người Chăm H’roi. Người ta trò chuyện, tâm tình với nhau qua tiếng trống, trao gửi tâm tư, tình cảm, khát vọng và kết nối cả cộng đồng, kết nối quá khứ, hiện tại, tương lai cũng qua tiếng trống.

Nghệ thuật diễn xướng mang tính thể thao 


Trống đôi, hay còn được gọi là Chigưl là nhạc cụ thuộc họ màng rung có từ lâu đời của người Chăm H’roi ở huyện Vân Canh tỉnh Bình Định, Đồng Xuân, Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên. Gọi là trống đôi vì trống luôn được diễn tấu theo cặp gồm trống đực và trống cái. Loại nhạc cụ này được dùng khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn hóa của người Chăm H’roi. 

Múa trống đôi độc đáo của người Chăm H’roi. 

Độc đáo làng nghề gốm đỏ Cổ Chiên

Nép mình bên dòng Cổ Chiên thơ mộng, đỏ nặng phù sa của tỉnh Vĩnh Long là những lò gốm mọc lên san sát trông như một “thành phố cổ”, thu hút du khách thập phương mỗi khi tới nơi đây.

“Vương quốc gốm đỏ”


Từ cầu Mỹ Thuận, chúng tôi men theo quốc lộ 53 bên sông Cổ Chiên để tìm về những lò gạch gốm của Vĩnh Long. Từ phía xa, các lò nung màu đỏ au dần hiện rõ. 

Gạch được công nhân xếp vào lò nung.