Hiển thị các bài đăng có nhãn Hậu giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hậu giang. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 5, 2017

Kỳ lạ ngôi chùa nhiều tượng Phật nhưng chỉ có một nhà sư ở miền Tây

Chùa Già Lam Cổ Tự. ẢNH: NGUYÊN ĐẠT

Với tổng số 145 pho tượng Phật, la hán lớn nhỏ trong khuôn viên, Già Lam Cổ Tự được xem là ngôi chùa có nhiều tượng nhất ở miền Tây. Thế nhưng ở đây lại chỉ có độc mỗi thầy trụ trì, ngày ngày trông nom.

6 thg 7, 2016

Mùa lêkima chín

Tưởng đâu sẽ bị tiệt chủng, không ngờ từ thập niên 1990 đến nay, loại trái gắn liền với bài hát về nữ anh hùng Võ Thị Sáu lại hồi sinh, trở thành món ăn đầy ắp kỷ niệm những vùng quê. 

Lêkima mùa trái chín - Ảnh: Hoài Vũ 

Theo bách khoa từ điển Wikipedia, lêkima có tên tiếng Pháp là pouteria lucuma, thuộc họ Sapotaceae. Khi trái chín, ruột có màu vàng đẹp như lòng đỏ hột gà luộc nên còn có tên là cây quả trứng gà.

20 thg 4, 2016

Chuyện kể chùa Già Lam, Hậu Giang

Theo lời kể mang tính giai thoại của nhiều người dân sinh sống xung quanh chùa Già Lam (còn gọi là chùa Con Ngựa) tọa lạc tại ấp Xẻo Vông C, xã Hiệp Lợi, TX Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, chúng tôi đến để tìm hiểu thực, hư của câu chuyện lạ lùng này. 

Tuy chùa có diện tích không rộng nhưng lại có rất nhiều cảnh đẹp bố trí khá hài hòa tạo không khí rất uy thiêng. Trước tiên là mấy câu thơ để nói về một bức tượng ngựa Xích Thố đã tồn tại 50 năm tại chùa với câu chuyện ly kỳ đính kèm bài thơ: 

"Xích Thố tiếng rền rạng cõi Đông
Nêu danh tuấn mã sức toàn hồng
Trường đồ ngàn dặm hơi chưa sút
Chiến địa trăm phen sức tựa không". 

25 thg 5, 2015

Một ngày ở xóm đũa Tân Long

Gần 40 năm qua, những người phụ nữ ở xã Tân Long (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn miệt mài giữ gìn nghề làm đũa truyền thống. 

Nghề làm đũa giúp phụ nữ ở Tân Long ổn định cuộc sống - Ảnh: Bách Hợp 

Giải quyết việc làm tại chỗ 

Người có công đưa nghề làm đũa về xứ Tân Long là bà Mai Thị Ngân, năm nay 78 tuổi. Bà Ngân cho biết bà là dân gốc Cái Răng (Cần Thơ), học nghề làm đũa từ mẹ mình lúc còn con gái. Sau giải phóng, bà theo chồng về Tân Long và mang theo nghề làm đũa gia truyền.
Lúc trước, bà Ngân chuyên làm đũa cau, sau này mới chuyển sang làm đũa tre. 

20 thg 4, 2015

Về Hậu Giang dạo chợ đêm bên kênh xáng Xà No

Khách thập phương khi đến trung tâm tỉnh lỵ Hậu Giang, một lần dạo chợ đêm nằm cạnh bên dòng kênh xáng Xà No cũng là một điều thú vị.

Chợ đêm Vị Thanh (TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) nằm trọn trên tuyến đường 1 tháng 5, cạnh bờ kênh xáng Xà No chảy qua trung tâm TP. Chợ đêm kéo dài 300 - 400m, bày bán đủ thứ hàng hóa để khách lựa chọn. 

Chợ đêm Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. 

Theo ghi nhận của PV Dân trí, hàng chục gian hàng được bố trí ở 2 bên tuyến đường, còn lại trục giữa tạo thuận lợi để khách có thể đi lại bằng xe máy, xe đạp hoặc đi bộ để xem kẻ bán, người mua trong không khí nhộn nhịp về đêm.

29 thg 10, 2014

5 ngôi chợ lâu đời và nổi tiếng dọc miền đất nước

Chợ Đồng Xuân, chợ Đông Ba hay chợ Bến Thành đều là những ngôi chợ nổi tiếng lâu đời nằm dọc mảnh đất Việt Nam.

Chợ vừa là nơi trao đổi, giao lưu, mua bán vừa là nơi thể hiện văn hóa tinh tế đặc sắc của từng vùng miền. Vào chợ du khách không chỉ mua những món đồ mình yêu thích mà còn khám phá nét văn hóa độc đáo của nơi đó. Hãy cùng khám phá năm ngôi chợ nổi tiếng dọc miền đất nước ta.

1. Chợ Đồng Xuân – Hà Nội

Là một trong những ngôi chợ lớn và xưa nhất ở Hà Nội, chợ Đồng Xuân nằm trong phố cổ ở phường Đồng Xuân, có lịch sử tồn tại hàng trăm năm từ thời phong kiến nhà Nguyễn. Chợ gắn liền với sự thăng trầm của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, là điểm giao hòa và chứng kiến bao đổi thay của thành phố Hà Nội. 

Đồng Xuân, ngôi chợ cổ và nổi tiếng của thành phố Hà Nội. Ảnh: Dulichmienbac 

5 thg 5, 2014

Cá ngát Ngã Bảy

Thị xã Ngã Bảy của tỉnh Hậu Giang là nơi có bảy dòng sông tụ họp và nằm cạnh quốc lộ 1A. Ngoài chợ nổi thu hút khách thập phương, nơi đây còn có giống cá ngát ngon nổi tiếng.

Cá ngát cùng họ với cá trê, cá chốt nhưng lớn hơn, màu đen và nhiều râu hơn. Cá ngát cái thường ôm bộ trứng lớn, ngon bùi ít có thứ trứng cá nào sánh kịp. Cá ngát trong hang dưới sông có kích cỡ lớn, thịt dai, ngọt và tuyệt ngon.

Người ta thường đợi những ngày con nước ròng, lội dọc mé sông, phát hiện hang cá và giăng lưới chặn bắt. Cá ngát có gai nhọn và rất độc, nếu chẳng may bị chúng đâm phải có người bị hành nóng lạnh mấy ngày chưa hết đau nhức!

Cá ngát nướng muối ớt

6 thg 6, 2013

Bánh khọt

Cho tới bây giờ tôi vẫn thầm hỏi, không biết sao bánh khọt lại có sức quyến rũ tuổi thơ tôi đến vậy. Đó là lúc tôi còn nhỏ, ở quê nhà, lâu lâu tôi thấy má tôi “lôi” cái khuôn bánh khọt ra chùi rửa cẩn thận. Tôi biết má sẽ đổ bánh khọt trong chốc lát và tôi sẽ có dịp thỏa mãn cái dạ dầy bé tẹo nhưng háu ăn của tôi. Khấp khởi mừng trong bụng, tôi xớ rớ bên má xem có giúp được gì không. Nhưng thực ra tôi chỉ giúp má trong việc “hoàn thành công đoạn cuối cùng” của những cái bánh khọt má làm! 



10 thg 3, 2013

Chế biến đủ món với cá thác lác Hậu Giang

Hậu Giang nổi tiếng với khóm Cầu Đúc thơm ngon, bưởi năm roi và nhiều những đặc sản khác, nhưng độc đáo nhất vẫn là con cá thác lác khi được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. 

Cá Thác Lác

Cá Thác lác là thương hiệu đặc sản Hậu giang . Khi chế biến nó sẽ trở thành những món ăn đặc trưng ở vùng sông nước Cửu Long này. Thác lác thường (loài rất phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long) nặng chừng 40g/con; còn thác lác cườm sau 12 tháng nuôi có thể nặng từ 1 kg tới 1,5 kg/con. Đơn giản nhất là thác lác chiên sả ớt. Đánh sạch vẩy, khứa nhẹ nhiều khứa xéo theo chiều ngang hai bên thân cá, ướp muối, bột ngọt, sả ớt bằm nhuyễn. Gỏi thác lác chua cay, khi thưởng thức nhất định phải hít hà, nước mắt, nước mũi chảy ràn rụa mới "được phép" khen ngon. 

Thác lác 

27 thg 2, 2013

Cá đuối nước ngọt

Một hôm đi chợ, ngang qua hàng cá tôi chợt nghe tiếng rao: “Cá đuối sông đâ...â...y”. Tiếng rao lạc lõng giữa không gian rộn rã chợ búa khiến tôi chợt nhớ đến hình ảnh những ngày tháng cũ ở quê nhà. 

Cá đuối hấp bắp chuối. Ảnh: Cúc Tần 

Đó là miền quê có con sông Hậu bao la chảy vắt ngang qua như dải lụa hồng ôm ấp hai hàng cây xanh trĩu nặng trái mùa. Con sông hiền hòa, bao dung, nơi quần sinh của nhiều loài thủy tộc, lớn có nhỏ có. Nhỏ nhất như những con cá lìm kìm khi thò tay xuống sông thì “nó cắn tay con” trong ca dao. Lớn nhất là những con cá heo mà dân quê tôi gọi là “ông nược”, cá bông lau, cá hô và có cả cá đuối. 

11 thg 1, 2013

Cháo lòng Cái Tắc


Cháo lòng Cái Tắc. Ảnh: TP. Diều

Cái Tắc là một thị tứ thuộc xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Ở đây, ngoài cảnh sông nước tấp nập ghe xuồng mỗi lần họp chợ, cây trái bốn mùa xanh tươi còn có những món ăn rất ngon mà giá cả lại rất bình dân. Tiêu biểu là món cháo lòng.

Chỉ là một món ăn rất bình dân, gần như ở đâu cũng có, nhưng món cháo lòng Cái Tắc đã vang danh không chỉ trong tỉnh mà còn lan ra ở các tỉnh của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Chẳng phải vô cớ mà một số nhà hàng lớn ở thành phố Cần Thơ, mỗi khi có tổ chức hội ẩm thực đều có trương băng quảng cáo cho món cháo lòng Cái Tắc này. Nhiều người ở xa có dịp ghé Cái Tắc ăn tô cháo lòng một lần có chung nhận xét là ngon hơn những nơi khác.

Về thăm dòng kênh Tình anh bán chiếu

 “Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kênh Ngã Bảy. Cô gái năm xưa sao chẳng thấy ra... chào” - đoạn vô vọng cổ thật mùi nói trên của nghệ sĩ Út Trà Ôn trong bài Tình anh bán chiếu quá quen thuộc với số đông bà con vùng sông nước miền Tây Nam bộ.

Nhưng có lẽ không mấy người biết đích xác đâu là “bờ kênh Ngã Bảy” trong bài ca cổ, nơi để lại nỗi sầu tê tái cho chàng bán chiếu si tình.

Nơi từng là chợ nổi Phụng Hiệp cũ - Ảnh: Hoàng Thạch Vân

Từ Cần Thơ theo quốc lộ 1A về hướng Sóc Trăng chừng 30km là tới thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Từ thị trấn huyện “lên” thị xã từ năm 2006, Ngã Bảy nay phố thị sầm uất, trên bến dưới thuyền.




Bên dòng kinh xáng Xà No



Kinh xáng Xà No là tuyến đường thủy hết sức quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế miền Hậu Giang. Ảnh: Mai Lý

Theo quốc lộ 1A, từ thành phố Cần Thơ đi về phía nam chừng 15km, đến ngã ba Cái Tắc rẽ phải, du khách sẽ vào địa phận tỉnh Hậu Giang. Đi thêm 45km theo tỉnh lộ 61 ta sẽ tới thị xã Vị Thanh, đây là tỉnh lỵ của Hậu Giang mới thành lập năm 2000. Từ TPHCM, du khách có thể đi thẳng về Vị Thanh (240km) bằng xe khách của nhiều hãng tốc hành, khá thuận tiện, an toàn.

Đến Hậu Giang, sau khi tham quan những di tích, thắng cảnh như chợ nổi Ngã Bảy, lung Ngọc Hoàng (Phụng Hiệp), di tích chiến thắng Tầm Vu (Châu Thành A)... du khách về thị xã Vị Thanh dạo chơi, ngắm nhìn dòng kinh Xà No thơ mộng, dập dìu tàu, ghe xuôi ngược.


18 thg 4, 2011

Chợ nổi Phụng Hiệp

Chợ nổi là một hình thức sinh hoạt độc đáo. Đồng bằng sông Cửu Long có 3 chợ nổi lớn: chợ nổi Cái Răng Cần Thơ, chợ nổi Phụng Hiệp Hậu Giang và chợ nổi Cái Bè Tiền Giang. Trong đó, chợ nổi Phụng Hiệp được xem là chợ nổi độc đáo nhất và lớn nhất.

Chợ hình thành từ năm 1915, tại Ngã Bảy Phụng Hiệp, nơi hầu hết các con sông đổ ra.

Ngã Bảy Phụng Hiệp cũng là nơi anh bán chiếu Út Trà Ôn hát lên lời ca ai oán:

Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy
sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra ....... chào. 

Ngã Bảy Phụng Hiệp
Bảy sông dồn nước, cuồn cuộn nước.
Phù sa lớp lớp, quyện phù sa.
(Ca dao)