Hiển thị các bài đăng có nhãn Cao Bằng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cao Bằng. Hiển thị tất cả bài đăng

15 thg 10, 2019

Tản mạn về địa danh làng, xã Cao Bằng

Thoáng nghe, nhìn về các địa danh Cao Bằng bỗng dưng gieo vào lòng tôi câu hỏi: Tại sao người ta đặt tên như vậy? Xuất xứ địa danh? Ở đây tồn tại một nghịch lý là rất nhiều địa danh thân thiết từng được gọi quen thuộc hằng ngày, thậm chí đã đi vào thi ca, âm nhạc, thản nhiên “sống” trong lòng xã hội mà ta không hiểu nó.

Non nước Ngọc Côn (Trùng Khánh). Ảnh: Thế Vĩnh

Địa danh tỉnh Cao Bằng rất phong phú đa dạng, cho đến nay, có trên 2.400 tên làng, tổ dân phố, 199 tên xã và 13 tên huyện, Thành phố, chưa kể đến vô vàn tên núi, sông, ruộng, đồng… Qua sơ cứu chúng ta có thể nhận ra địa danh làng, xã được đặt tên gắn với các điều kiện sinh hoạt đời sống, sự kiện lịch sử, người có công với đất nước. Địa danh làng, xã mà chúng tôi muốn đề cập ở đây chỉ trong phạm vi khuôn khổ tiếng Tày, Nùng.

31 thg 3, 2019

Ngọt thơm hương vị đường phên Bó Tờ

Đến những phiên chợ vùng cao của huyện Phục Hòa (Cao Bằng) sẽ thấy những sạp hàng chất từng phên đường đỏ đậm bắt mắt xếp ngay ngắn đợi người mua. Đó là sản phẩm của người dân xóm Bó Tờ, làng có nhiều thế hệ làm đường phên nổi tiếng của vùng. 

Đặc sản của “vựa mía”


Phục Hòa được xem là “vựa mía” của vùng biên ải phía Bắc của Tổ quốc, với diện tích trồng mía chiếm tới trên 50% diện tích trồng mía của tỉnh Cao Bằng. Ở đây, mỗi năm mía chỉ thu hoạch một vụ. Nhiều nhà trồng làm nguyên liệu cho nhà máy đường Cao Bằng, cũng có người dân Bó Tờ (Thị trấn Hòa Thuận, huyện Phục Hòa) thu mua về làm đường phên. 

Nghề làm đường phên chủ yếu dựa vào thủ công. 

15 thg 10, 2018

Tuồng cổ Dá hai cần được đầu tư để bảo tồn

Đồng bào dân tộc Nùng ở các huyện Trùng Khánh, Hòa An (Cao Bằng) có một di sản văn hóa phi vật thể rất đặc sắc, đó là loại hình nghệ thuật tuồng Dá hai, được phát triển từ nghệ thuật diễn trò rối dây có thời xa xưa. Tuy nhiên hiện nay, loại hình nghệ thuật này chưa được phổ biến rộng rãi như hát then của người Tày- Nùng nên chưa vẫn chưa có nhiều người biết đến.

Dá hai - loại ca kịch mang nhiều màu sắc 


Dá hai là loại ca kịch mang tính tổng hợp, đặc sắc, gần gũi với nhân dân bằng sự hòa trộn giữa lời ca, tiếng nhạc, điệu múa vô cùng phong phú và hấp dẫn.

Theo nhà phê bình lý luận về sân khấu Tuấn Giang, Viện Sân khấu-Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội thì loại hình sân khấu tuồng Dá hai của người Nùng ở các huyện Trùng Khánh, Hòa An (Cao Bằng) bắt nguồn từ trò múa rối Mộc thầu hý (múa rối que) của người Choang di cư vào nước Đại Việt thế kỷ XVIII, khoảng năm 1730. Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, Mộc thầu hí là nghệ thuật múa rối que, rối dây, rối tay, do các nghệ nhân dân gian diễn mua vui tại hội làng, phố chợ để bán đồ chơi, con rối, thuốc lá rừng. Những con rối dây diễn trò ngoài chợ thường chỉ to bằng ngón tay cái, được nghệ nhân điều khiển bằng hệ thống dây để diễn trò đánh kiếm, đao, kích, múa gậy… 

Những con rối được hóa thân nhân các nhân vật huyền thoại trong các vở diễn Mộc thầu hý (diễn rối dây). 

10 thg 10, 2018

Đến Cao Bằng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của thung lũng Ngọc Côn, Phong Nậm

Đến đây, bạn sẽ được đắm mình dưới những áng mây bồng bềnh giữa khung cảnh hùng vĩ, nên thơ của núi đồi sông nước và những cánh đồng trải dài tít tắp.

Ngọc Côn là một xã thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Trên địa bàn xã Ngọc Côn có núi Lũng An, núi Lũng Khuốt, núi Lũng Qua, núi Lũng Thoang, núi Pò Dao, núi Tôm Đeng

1 thg 8, 2018

Những món ngon khó quên của vùng đất Cao Bằng

Vùng đất Cao Bằng có quá nhiều những món ngon đặc sản khiến du khách khó có thể quên. Khi đi du lịch Cao Bằng, du khách sẽ dễ dàng tìm thấy những món đặc sản của vùng cao giàu giá trị dinh dưỡng.

Bánh coóng phù (bánh trôi)

Coóng phù được làm từ gạo nếp ngon lẫn một ít gạo tẻ. Nhân bánh là lạc rang giã nhỏ, có thể trộn thêm đường và hạt vừng. Những viên coóng phù thường có màu trắng tinh, nhiều người trộn bột với gấc hoặc ngâm gạo với lá cẩm, lá dứa để tạo thêm màu sắc mới lạ, vị và mùi thơm khác nhau. Hoàn toàn không có chất tạo màu tạo mùi hóa học. 

Coóng phù được làm từ gạo nếp ngon lẫn một ít gạo tẻ. 

7 thg 6, 2018

Giấy bản, thương hiệu của người Nùng ở Cao Bằng

Từ giáp Tết tới qua tiết Thanh minh là người Nùng ở xóm Dìa Trên (xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng) bước vào mùa cao điểm bán giấy bản. Người ở nhà làm có khi không đủ để bán tại các phiên chợ trong vùng hay gửi ra cả thành phố. 

Nghề đòi hỏi sự cần cù 


Khi đoàn khách du lịch quốc tế tới tham quan và trải nghiệm cách làm giấy bản, cô gái Nông Thị Diễn (xóm Dìa Trên, xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng) vẫn đều tay seo giấy. Bên ngoài cửa nhà, những vỏ cây dưỡng (tiếng Nùng gọi là cây mạy sla), nguyên liệu để làm giấy bản vẫn chất thành đống, đợi tới lượt chế biến. 

Vỏ cây dưỡng được tách sạch sau đó phơi khô. 

13 thg 5, 2018

Thác Bản Giốc chìm sâu trong biển nước lũ

Toàn bộ cụm thác Bản Giốc, Cao Bằng bị bao phủ bởi biển nước đục ngàu, khung cảnh hoang tàn khiến nhiều người không khỏi sửng sốt. 

Sau trận mưa lớn đầu mùa, một số điểm ở Cao Bằng bị ngập nặng. Thác Bản Giốc là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất. 

Ngỡ ngàng vẻ đẹp Ngườm Ngao

Nhắc đến Cao Bằng, người ta nhớ ngay đến thác Bản Giốc. 


Nếu thác Bản Giốc là cảnh quan quá nổi tiếng miền biên ải thì động Ngườm Ngao cũng là một danh thắng rất đáng để bạn phải mất một buổi viếng thăm mà tôi tin chắc rằng không ghé đến, sẽ là điều tiếc nuối.

Cách thác Bản Giốc nổi tiếng chỉ chừng 5 cây số, động Ngườm Ngao là lối rẽ thuận tiện cho du khách trong những ngày chiêm ngưỡng cảnh đẹp núi non Cao Bằng. 

8 thg 5, 2018

Viếng mộ Kim Đồng

Thế hệ của tui không thân quen lắm với tên Kim Đồng, vì năm 1975 đã học cấp 3. Thế nhưng các em tui và những lớp trẻ sau này đều rất quen biết và gần gũi với tên này. Ở Long Khánh có trường Kim Đồng, đó chính là ngôi trường tiểu học mà tui đã theo học ngày xưa. Dĩ nhiên hồi đó nó không phải mang tên Kim Đồng, mà là Trường Nam Tiểu học Tỉnh lỵ Long Khánh.

Dẫu vậy, trên đường ra Cao Bằng tui cũng dừng chân ở Khu Di tích Kim Đồng, nơi ấy có mộ của Kim Đồng và mẹ anh.

Khu di tích Kim Đồng được xây dựng ngay trên quê hương anh tại làng Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng. Khu di tích gồm có mộ và tượng Kim Đồng sát ngay chân rặng núi đá cao đồ sộ, bên cạnh cây nghiến xanh biếc, luôn tỏa bóng mát.

16 thg 3, 2018

Thăm “làng đá” Khuổi Ky bình yên nơi biên cương Cao Bằng

Những ngôi nhà sàn ở làng đá một thời mang dáng dấp của nhà Mạc ở Cao Bằng đã ít nhiều chìm vào lãng quên.

Làng đá Khuổi Ky là tên của một ngôi làng khá đặc biệt trong quần thể khu du lịch thác Bản Giốc (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng), nằm bên tỉnh lộ 206, trên đường vào khám phá động Ngườm Ngao.

20 thg 2, 2018

Nhà sàn đá, điểm dừng chân hút khách ở thác Bản Giốc

Trong quần thể khu du lịch thác Bản Giốc, mô hình du lịch cộng đồng “homestay” tại các nhà sàn đá là một trải nghiệm thú vị đối với du khách.

Huyện Trùng Khánh, Cao Bằng có đường biên giới dài 66 km, tiếp giáp với thành phố Tịnh Tây và huyện Đại Tân, Trung Quốc. Dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Vùng biên giới này, nhiều bản làng còn đang lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc Tày, Nùng; Đặc biệt, thắng cảnh nổi tiếng thác Bản Giốc - động Ngườm Ngao là danh thắng cấp Quốc gia mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc và quy hoạch chi tiết khu trung tâm du lịch thác Bản Giốc. Đây là cơ hội để Trùng Khánh khai thác tiềm năng phát triển du lịch. 


Thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng.

20 thg 12, 2017

Về Phja Thắp học làm hương

Những người Nùng sinh sống bao đời nay ở làng Phja Thắp (xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng) không nhớ nghề làm hương truyền thống của quê mình có từ bao giờ. Họ bền bỉ kế tục từ đời cha ông, giữ nghề và tiếp tục truyền dạy con cháu.

Kết tinh của thiên nhiên

Làng Phja Thắp nằm trong thung lũng rộng lớn, một bên là núi cao, một bên là đường lớn để đi lên biên giới Cao Bằng. Vừa tỉ mỉ chuốt từng cây hương, anh Hoàng Văn Lập, trưởng thôn Phja Thắp vừa nhận xét, “để làm ra một thẻ hương nhiều công đoạn lắm”. Đầu tiên là chuẩn bị bột làm hương, mọi người phải lên rừng hái lá bơ hắt, mọc tự nhiên bên những vách đá về, phơi khô rồi tán bột mịn như bột gạo. Hoàn toàn không dùng hóa chất, lá bơ hắt đóng vai trò như chất keo kết dính tự nhiên giữa các loại bột với que hương. Sau đó bột trộn thêm vỏ cây nghiến đỏ, mùn cưa, cây thung, cây mạy khảo… để tạo mùi. 

Phụ nữ làng Phja Thắp làm hương . Ảnh: Bảo Lâm 

28 thg 11, 2017

Từ trên cao nhìn thác Bản Giốc

Những ai đến thăm thác Bản Giốc cách đây hơn 3 năm sẽ không có dịp đứng trên núi cao nhìn xuống thác. Nếu đến thăm Bản Giốc bây giờ mà... làm biếng lên núi thì cũng vậy. May mà tui tới đây vào giữa năm 2017 và không ngại leo núi cho nên có được may mắn này.


Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc được khởi công xây dựng từ tháng 6/2013 và khánh thành ngày 15/12/2014. Chùa nằm ở lưng chừng núi Phia Nhằm, cách thác Bản Giốc chỉ khoảng 500 met, mà thác Bản Giốc chính là biên giới Việt - Trung (một phần thuộc Việt Nam, một phần thuộc Trung quốc), do vậy đây là ngôi chùa nơi biên cương Tổ quốc.

27 thg 11, 2017

Không vào hang cọp sao... biết đường chạy ra?

Cách thành phố Cao Bằng khoảng 90 km và cách thác Bản Giốc khoảng 3 km là một hang động kỳ vĩ mang tên động Ngườm Ngao (bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh). Khi đưa khách du lịch tham quan thác Bản Giốc, người ta thường đưa tham quan động Ngườm Ngao luôn vì hai địa điểm này rất gần nhau.

Động Ngườm Ngao được người Pháp phát hiện năm 1921, tuy nhiên mãi 75 năm sau, sau cuộc khảo sát của hội Khảo sát Hang động Hoàng gia Anh năm 1995 thì Việt Nam mới chính thức khai thác hang động (1996), đến năm 1998 động được công nhận là di tích danh thắng cấp quốc gia. Theo khảo sát năm 1995 nói trên thì chiều dài hang động là 2.144 m, tuy nhiên gần đây Viện Khoa học Địa chất Việt Nam khảo sát và xác định lại chiều dài là 2.769 met với 3 cửa hang là Ngườm Ngao, Ngườm Lồm và Ngườm Bản Thuôn.

Cửa động Ngườm Ngao

21 thg 11, 2017

Phia Oắc, để nhớ một rừng rêu...


Những căn nhà do người Pháp xây dựng từ ngót một trăm năm trước, trong thời gian khai thác quặng quý trên dãy Phia Oắc, giờ đã trở thành những bảo tàng sinh thái phong rêu. Rêu xanh và rêu đỏ. Với Phia Oắc, cảm giác như mỗi thân, cành cây nghều ngào kia đều là tay chân của đàn hoang thú đầy lông lá đang và sẽ còn nhảy nhót.

Kho báu Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng được chia làm ba nhánh chính, một trong những hướng khám phá yêu thích của du khách trong và ngoài nước là miền rừng núi đẹp như ảo mộng của Phia Oắc - Phia Đén và rừng Trần Hưng Đạo...


20 thg 11, 2017

Lãng mạn trên đường vào “Tuyệt tình cốc” ở Cao Bằng

PV Lao Động đã có trọn một ngày đi bộ, lang thang khám phá “Tuyệt tình cốc” tỉnh Cao Bằng, Núi Thủng Phja Piót đầy lãng mạn với lỗ thủng xuyên núi đường kính tới 50m - độc nhất vô nhị ở Việt Nam - này!

21 thg 10, 2017

Thạch nhũ hình hoa sen úp ngược trong động đẹp nhất Cao Bằng

Cách thác Bản Giốc 3 km, động Ngườm Ngao thu hút du khách với khối thạch nhũ nhiều hình dáng, trong đó nổi bật nhất là hoa sen úp ngược. 

Động Ngườm Ngao nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Đường vào động hiện được cải tạo cho xe đỗ gần nhất, khách đi bộ chỉ vài trăm mét là vào cửa động. Cửa vào có tên gọi Ngườm Lồm (hang gió). Tại đây, du khách có thể cảm nhận luồng gió mát lạnh từ bên trong động thổi ra. 

5 thg 10, 2017

Theo dòng sông Lô

Trong chúng ta, ai cũng từng biết đến sông Lô vì nhiều lẽ. Thứ nhất là do bài học địa lý thuở nhỏ, sông Lô là một trong 5 con sông dài nhất miền Bắc (sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Cầu, sông Đáy). Thứ hai là bài học lịch sử từ trường học và sách vở, sông Lô là nơi đánh thắng giặc Pháp, là phòng tuyến của nhà Mạc ngăn sự tiến đánh của nhà Lê, là phòng tuyến chống quân Nguyên thời nhà Trần. Thứ ba - có lẽ nhớ lâu nhất nếu đã quên hết địa lý, lịch sử - là âm nhạc. Có nhiều bài hát về sông Lô, trong đó cả 2 cây đại thụ của âm nhạc Việt Nam đều có bài hát hay về con sông này: Văn Cao với Trường ca sông Lô, Phạm Duy với Tiếng hát trên sông Lô.

Sông Lô, đoạn đi qua phía Nam tỉnh Hà Giang. Ảnh: Wikipedia

2 thg 10, 2017

Toàn cảnh thác Bản Giốc hùng vỹ nơi biên cương

Thác Bản Giốc được mệnh danh là thác nước đẹp nhất Việt Nam với các tầng thác nối tiếp nhau, trải rộng đến cả trăm mét.

Thác Bản Giốc nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm huyện khoảng 20 km

26 thg 9, 2017

Cảnh sắc hùng vĩ mà nên thơ của miền biên giới Cao Bằng

Là tỉnh có đường biên giới giáp Trung Quốc, với cảnh sắc hùng vĩ nên thơ của núi rừng sông suối, Cao Bằng là điểm đến không thể bỏ qua của dân phượt.

Hồ Thang Hen nằm tại huyện Trà Lĩnh (cách TP Cao Bằng 30km) - trong tiếng Tày có nghĩa là “Đuôi ong” do nhìn từ trên cao hình dáng của hồ giống đuôi của một chú ong.