Hiển thị các bài đăng có nhãn Cảm nhận. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cảm nhận. Hiển thị tất cả bài đăng

22 thg 10, 2020

Nghề nuôi mực lá mùa rong biển

Bộ ảnh "Nghề nuôi mực lá mùa rong biển" ở vùng biển Nhơn Hải của Trần Bảo Hòa vừa đạt giải Ảnh Nghệ thuật Việt Nam 2020.


Bộ ảnh “Nghề nuôi mực lá mùa rong biển” do nhiếp ảnh gia người Bình Định, Trần Bảo Hòa thực hiện, ghi lại quá trình thả lưới lấy mực giống từ tự nhiên, bắt cá sống về làm thức ăn cho mực, nuôi mực tại lồng bè và mực trưởng thành được xuất đi.

Trên hình là cảnh thả lưới bắt mực giống tại khu vực tập trung nhiều rong biển ở xã Nhơn Hải, cách trung tâm phố biển Quy Nhơn, Bình Định khoảng 30 km.

12 thg 10, 2020

Rực rỡ ánh chiều tà buông trên miền sơn cước

Khoảnh khắc hoàng hôn luôn đẹp lộng lẫy, gợi nhiều cảm xúc và tâm trạng. Trên những miền sơn cước xa vắng, núi rừng trùng điệp, ánh chiều tà buông tạo nên những khung cảnh mỹ lệ, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng. 

Bộ ảnh này là những buổi chiều buông trên những chặng đường miền sơn cước để lại nhiều ấn tượng và cảm xúc. Mỗi khoảnh khắc hoàng hôn trên núi ở một địa điểm là một sắc thái riêng. Dấu ấn không chỉ là hình ảnh được lưu lại mà cả những trải nghiệm, ký ức để thêm hiểu, cảm, trân trọng vẻ đẹp mà thiên nhiên, cuộc sống ban tặng. 

Chiều buông trên cao nguyên Mộc Châu 

8 thg 10, 2020

Hái trăng trên đồi cát

Những cô gái Chăm bước đi dập dìu "hái trăng" trên đồi cát Nam Cương tạo nên cảm hứng cho những bức ảnh nghệ thuật độc đáo.


Bộ ảnh “Hái trăng trên đồi cát” do nhiếp ảnh gia Nguyễn Tấn Tuấn (TP HCM) thực hiện trong một chuyến tác nghiệp gần đây tại Ninh Thuận.

Rạng đông là thời điểm tuyệt vời để chiêm ngưỡng vẻ đẹp đồi cát với những mảng màu cam, đỏ, vàng trên bầu trời tương phản với sắc tối của các sóng cát nhấp nhô.

22 thg 9, 2020

Miền núi Quảng Trị trong sương sớm

Mùa này, tiết trời ở huyện vùng cao Hướng Hóa thường se lạnh và sương mù vào sáng sớm, khiến khung cảnh mờ ảo.


Anh Nguyễn Bôn, sinh ra và lớn lên ở Hướng Hóa, một huyện miền núi, biên giới nằm phía tây tỉnh Quảng Trị. 

Với tình yêu thiên nhiên, con người nơi đây, tay máy 27 tuổi đã ghi lại những khoảnh khắc yên bình của quê hương mình. Bộ ảnh được anh chụp từ năm 2019 - 2020.

Huyện có cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo nằm trên trục đ­ường quốc lộ 9 nối liền với các nước trong khu vực: Lào, Thái Lan, Myanmar. 

21 thg 9, 2020

Bến Nôm mùa tảo xanh những hòn 'đảo chìm' lộ diện ảo diệu

Bến Nôm là một lựa chọn lý tưởng cho ngày nghỉ lễ 2.9 bởi không xa TP.HCM. Và bởi sức hút của hình ảnh những "hòn đảo chìm" lộ diện ảo diệu trên một màu nước xanh ngắt nhờ... tảo. 


Bến Nôm (xã Phú Cường, H.Định Quán, tỉnh Đồng Nai), nằm trên QL 20, cách ngã tư Dầu Giây khoảng 20km về hướng đi Đà Lạt. Bến Nôm thuộc 1 nhánh của hồ thủy điện Trị An. Vào mùa nước cạn, nơi đây lộ ra những gò đất như những "đảo chìm" đã... nổi. 

Mùa hè cũng là mùa tảo xanh phát triển mạnh, vào thời điểm nước cạn một màu xanh mơn mởn trải dài khắp cả khu vực, tạo nên một bức tranh đẹp ngỡ ngàng. Và trên nền xanh đặc biệt ấy nổi bật hình ảnh những chiếc ghe đánh cá của ngư dân vốn cũng... đặc biệt. Bởi dải lưới được thiết kế nằm ở mũi ghe, từ trên cao nhìn xuống trông như một chiếc đuôi cá long lanh.

Đến Bến Nôm lúc bình minh, nhiều người ngất ngây khi bắt được những khoảnh khắc tuyệt đẹp với màn sương sớm lung linh còn đọng trên những dải cỏ xanh mướt mới nhú lên khi nước cạn. Màu xanh của tảo còn thay đổi tùy theo ánh sáng mặt trời đổ xuống mặt nước. 

14 thg 9, 2020

Ngắm hoàng hôn từ tháp cao Điều Ngự

Huế có 4 ngôi chùa là quốc tự, 3 ngôi chùa Thiên Mụ, Diệu Đế, Giác Hoàng ở kinh thành, riêng Túy Vân mãi tận Tư Hiền. Năm 1648, chúa Nguyễn Phúc Tần qua vùng đầm Cầu Hai, thấy phong cảnh hữu tình, bèn cho lập một cái am nhỏ làm nơi cầu phúc. Chúa Nguyễn Phúc Chu sau đó nâng cấp thành chùa. Năm 1825, vua Minh Mạng cho dựng lại chùa và hơn 10 năm sau hoàn chỉnh, gồm một chùa (Thánh Duyên), một gác (Đại Từ) và một tháp (Điều Ngự). 

Vọng cảnh Tư Hiền, Cầu Hai từ tháp Điều Ngự là trải nghiệm không nên bỏ qua khi đến Huế. Ảnh: NGUYỄN PHONG 

10 thg 9, 2020

Non nước Na Hang

Sương mây bảng lảng trên các đảo đá vôi phủ đầy cây xanh ở hồ Na Hang, nơi được ví như vịnh Hạ Long thu nhỏ.

Một sớm yên bình trên hồ Na Hang thuộc hai huyện Lâm Bình và Na Hang, cách trung tâm TP Tuyên Quang khoảng 110 km. Na Hang là nơi hợp lưu giữa hai sông Gâm và Năng, quanh hồ là núi non hùng vĩ với diện tích bề mặt nổi khoảng 8.000 ha. 

Bộ ảnh Na Hang, sơn thủy hữu tình do nhiếp ảnh gia Nguyễn Tùng Dương, sống và làm việc tại Hà Nội, thực hiện trong một chuyến đi gần đây tới Tuyên Quang. 

23 thg 8, 2020

Xa rồi những cấm rừng xưa

Là địa phương nằm ở đồng bằng, nhưng huyện Mộ Đức lại là nơi có rất nhiều cấm rừng nằm xen kẽ ngay giữa ruộng đồng, làng xóm, được người dân đồng lòng gìn giữ suốt mấy trăm năm. Đáng tiếc là, dần dà về sau, phần vì chiến tranh tàn phá, phần vì lơi lỏng trong công tác bảo vệ, khiến các cấm rừng năm xưa, giờ chỉ còn trong ký ức.
Người Mộ Đức xưa từng lập nên các cấm rừng và đưa ra nhiều cấm kỵ như: Không được chặt cây, khai thác lâm sản, chăn thả gia súc... để bảo vệ rừng. Những “cấm rừng” nhờ thế hình thành và trở thành “lá phổi xanh” của biết bao xóm làng nơi đây. Như cấm rừng Sa Voi, Văn Bân, Phước Lai (Đức Chánh), cấm rừng núi Vom (Đức Hiệp), cấm rừng ở núi ông Đọ (Đức Phong), rồi cấm Mã Gia (Đức Thạnh), cấm Gò Da, ông Thao (Đức Hòa), cấm Gò Né (Đức Tân)... 

Cấm ông Thao - một trong những cấm rừng hiếm hoi tồn tại hàng trăm năm qua tại xã Đức Hòa (Mộ Đức). 

12 thg 8, 2020

Nhớ thời “về sông ăn cá…"

Thuở xưa, ở quê tôi cá tôm đầy sông mặc sức thưởng thức hương vị thơm ngon của đồng đất. Giờ đây, thiên nhiên không còn hào sảng nữa, cá, tôm trở nên hiếm hoi, đắt đỏ…
Đặc sản ở chợ
Chiều chiều, chúng tôi rảo ngang chợ Bình Khánh hoặc Mỹ Long (TP. Long Xuyên, An Giang) để tìm mua những con cá ngon về thưởng thức. Nhiều lúc phải tranh thủ dữ lắm mới mua được vài ba con cá sông, cá đồng chế biến. Hôm trước, ghé qua chợ Bình Khánh thấy người phụ nữ bưng thau cá sông đủ loại như: cá xát, cá vồ đém, cá dảnh, cá mè vinh… Vừa đặt thau cá xuống, nhiều phụ nữ “bu” lại. Chỉ trong chớp mắt, thau cá đã được bán sạch. Từ đó cho thấy, nhu cầu ăn cá sông của dân thành thị là rất cao. 

8 thg 8, 2020

Ầu ơ... ơi lá xào dông

Dạo gần đây tôi hay nhớ về một người. Một cậu chàng trai trẻ tuổi, da ngăm ngăm đàn ông chính hiệu. Không phải người tôi trót say nắng hay thầm thương gì tôi.

Tôi nhớ cậu chàng ấy chỉ vì một ánh mắt. Ánh mắt trợn hết cỡ, vừa như sửng sốt, lại vừa đùng đùng phẫn nộ: “Là lá xào dông mà! Chị dân Phan Rang mà không biết lá xào dông!”

Cây xào dông. Ảnh: Agriviet.com

6 thg 8, 2020

Kéo lưới rùng Sơn Trà

Qua góc nhìn trên cao, quang cảnh ngư dân kéo lưới rùng ở Mân Thái hiện lên như bức tranh ‘vũ điệu trên biển’.


Quang cảnh kéo lưới rùng gần bờ tại bãi biển Mân Thái, nép mình bên chân núi Sơn Trà. Kéo lưới rùng là phương pháp đánh bắt bằng lưới gần bờ độc đáo, lưới bao vây một vùng biển và kéo lưới lên bờ để thu hoạch cá. 

5 thg 8, 2020

Sài Gòn bao nhớ

Một buổi sáng cuối tuần đẹp trời, máy ảnh sạc đầy pin, đi giầy thể thao, tôi bắt đầu khám phá một Sài Gòn dễ thương, bình dị, một Sài Gòn bao nhớ.

Bưu điện trung tâm Sài Gòn 

Sống ở Sài Gòn đã mười năm, dường như tôi chưa bao giờ khám phá thành phố một cách tỉ mỉ. Cuộc sống hối hả, guồng quay công việc bận rộn khiến tôi chỉ biết loáng thoáng quận 5 là nơi nhiều người Hoa sinh sống, khu sân bay có đông người Bắc tập trung, quận Tân Bình có chợ Bà Hoa với món lòng xào nghệ, hay ở Sài Gòn người ta đi ăn ốc buổi trưa... 

Hoa bàng vuông trên đảo Lý Sơn bung nở, hương thơm lan khắp nơi theo gió biển

Hàng ngàn cây bàng vuông có giống từ cây bàng cổ thụ tuổi đời 300 năm đã bung nở hoa, tạo nên sắc đẹp lạ kỳ cho đảo Lý Sơn, khiến cho du khách về đây ngắm mãi không thôi.

Hoa bàng vuông đang trở thành biểu tượng của hòn đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. Giang Văn Hải 

Sau giãn cách toàn xã hội, các hoạt động du lịch trên đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đang dần phục hồi. Hòn đảo tiền tiêu của tổ quốc là lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách, với khoảng hơn 40.000 lượt khách ra đảo mỗi tháng. 

3 thg 8, 2020

Chuyến phà chiều về cù lao trên sông Tiền

Đi từ trung tâm TP Cao Lãnh vài km về phía tây, bạn sẽ chạm vào một vùng xanh mát đượm chất miệt thứ bình yên.

Từ bến Hòa An, con phà nhỏ đưa người địa phương và khách du lịch rời đất liền phía thành phố Cao Lãnh qua cù lao Tân Thuận Đông. Cùng bến đò An Nhơn, đây là hai đầu mối giao thông giúp hơn 12.000 nhân khẩu sống trên cù lao qua sông mưu sinh, học hành. 

Xã Tân Thuận Đông nằm giữa sông Tiền, gồm cồn Lân và cồn Chày, tổng diện tích hơn 1.600 ha. Nơi đây tổ chức đón khách bài bản từ cuối năm 2016 khi làng du lịch chính thức được thành lập với đặc sản trời cho là không khí trong lành, sông nước hữu tình, trái cây ngon ngọt. 

2 thg 8, 2020

Hàng Rào Xương Rồng tuyệt đẹp ở Sóc Trăng

Hàng rào xương rồng nằm tại khóm 3, phường 2, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, thuộc sở hữu của gia đình cụ Thôn. Hàng xương rồng này được ông Thôn trồng như một bức tường bảo vệ tự nhiên cho ngôi nhà. Được trồng từ cách đây 15 năm nhưng phải đến năm 2018, hàng rào mới bất ngờ nở hoa trắng, thu hút nhiều người đến tham quan chụp ảnh. Từ đó đến nay, cứ đến tầm giữa tháng 5, những người yêu hoa và du khách khắp nơi lại chờ đón đến ngày hàng rào xương rồng trổ bông.


Không giống những khóm xương rồng bình thường đều có kích thước nhỏ, chưa tới một mét thì hàng rào hoa này cao quá đầu người, lên tới hơn 2 mét, chạy dài theo ngôi nhà, nhìn từ xa đã thu hút sự chú ý. Đây chính là background không thể tuyệt vời hơn cho những bức ảnh nghìn like.

19 thg 7, 2020

Sân chim Vàm Hồ

Tui biết đến sân chim Vàm Hồ từ lâu lắm, hồi thiên niên kỷ trước lận á. Ấy là qua cuốn Non nước Việt Nam của Tổng cục Du lịch. Đó là một sân chim lớn ở miền Nam, cách thành phố Bến Tre khoảng 50 km, là nơi trú ngụ của hàng trăm ngàn con cò, con vạc cùng các loài chim khác như cồng cộc, le le. Diện tích Vàm Hồ khoảng 40 ha, trong đó có 15 ha rừng chà là nguyên sinh. Thấy thích quá!

Thuở đó tui chưa có dịp đi nhiều, chưa biết tới cái sân chim nào. Nghĩ thầm sân chim Bạc Liêu vốn nổi tiếng thì xa quá, sân chim Vàm Hồ ở Bến Tre gần hơn, chắc có dịp phải tới cho biết.

Vẻ đẹp cánh đồng muối Bạc Liêu

Bạc Liêu được xem là thủ phủ của cánh đồng muối ăn của Việt Nam, bởi đây là một trong những địa phương có diện tích sản xuất muối lớn nhất cả nước. Bạc Liêu có 2 địa phương làm muối nổi tiếng là huyện Hòa Bình và huyện Đông Hải. Với lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển, diêm dân ở Bạc Liêu đã tích lũy những kỹ năng thực hành và truyền nghề làm muối độc đáo, riêng có.

Nghề làm muối nhọc nhằn, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khi trời nắng nhiều thì diêm dân trúng mùa, còn nếu bất chợt mưa dông đổ xuống khi muối chưa đủ độ mặn để cạo thì coi như công sức đổ xuống sông, xuống biển. Theo bà con diêm dân, mùa làm muối ở đây thường được bắt đầu từ khoảng tháng 11 năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau.

7 thg 7, 2020

Rạng đông trên Ngư Mỹ Thạnh

Khi bầu trời chuyển màu huyền ảo cũng là lúc nhịp sống mưu sinh của dân vạn đò thôn Ngư Mỹ Thạnh trở nên nhộn nhịp.

Le lói trong bức tranh rạng đông là ánh sáng từ đèn pin đội đầu của ngư dân, đang chiếu rọi trên sọt cá tép vừa đánh bắt. 
Bức ảnh được chụp trên đầm Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, nằm trong bộ ảnh Nhịp sống bình minh Ngư Mỹ Thạnh của nhiếp ảnh gia Kelvin Long (sống và làm việc tại Huế) thực hiện. 

6 thg 7, 2020

Hồ Dầu Tiếng lớn nhất Đông Nam Á đột nhiên đẹp ngỡ ngàng ngay đầu hè

Nằm trải dài trên địa bàn 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước, hồ Dầu Tiếng là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, diện tích đến 27.000 ha, mang vẻ đẹp kinh ngạc cho du khách trong dịp hè. 

Một góc hồ Dầu Tiếng lúc bình minh. Ảnh: Nhật Tường

Được khởi công xây dựng từ năm 1981 và hoàn thành vào năm 1985 sau hơn bốn năm thi công, hồ Dầu Tiếng (phần lớn diện tích thuộc Tây Ninh) có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho hơn 93.000 ha đất nông nghiệp của Tây Ninh và các tỉnh lân cận như Long An, TP.HCM. 

5 thg 7, 2020

Hoa gạo nở đỏ rực trước sân đền hàng trăm năm tuổi ở Sầm Sơn

Hơn 60 năm tuổi, cây hoa gạo giữa sân đền Cá Lập ở phố biển Sầm Sơn bao năm vẫn sừng sững. Tháng 3 về, hoa gạo nở đỏ rực đẹp hút hồn du khách thập phương.

Đền Cá Lập tọa lạc tại phường Quảng Tiến (TP Sầm Sơn) có niên đại hàng trăm năm lịch sử. Ngôi đền nằm trong Cụm di tích chùa Khải Nam – đền Cá Lập, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích Quốc gia vào năm 1999.