Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Phước. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình Phước. Hiển thị tất cả bài đăng

10 thg 1, 2013

Đêm diệu kỳ ở vườn quốc gia Bù Gia Mập

Cơn mưa ào ạt đổ xuống khi chúng tôi bắt đầu bước chân vào rừng. Mưa chợt đến chợt đi nhanh chóng để lại làn hơi nước mờ mịt trên các dãy núi thấp, con đường trơn trượt báo hiệu một hành trình gian khổ khi khám phá vườn quốc gia Bù Gia Mập.

Hoàng hôn buông trên vườn quốc gia Bù Gia Mập

Trên con đường ngoằn ngoèo từ ngoài vùng đệm tiến vào vùng lõi vườn quốc gia, những phụ nữ dân tộc Stiêng đang trở về nhà sau một ngày mệt nhọc làm rẫy và tìm kiếm thức ăn cho gia đình. Những khuôn mặt hằn nét mệt mỏi nhưng những chiếc gùi nặng trĩu rau rừng, măng, củi...
Cư dân đầu tiên đón chào chúng tôi là một chú chim diều hâu Milvus Migran dũng mãnh, dưới chân nó là kẻ chiến bại trong cuộc đấu tranh sinh tồn của thế giới tự nhiên, một con rắn cạp nong vàng Bungarus fasciatus. Những con rắn cực độc và là mối đe dọa đối với rất nhiều loài rắn khác giờ đây đã trở thành miếng mồi ngon cho lũ chim non đang chuẩn bị bữa điểm tâm diều hâu mẹ mang về.


23 thg 8, 2012

Ngôi chùa có cổng làm bằng đá tảng độc nhất Việt Nam

Với kiến trúc bằng đá độc đáo ở phần cổng cùng với những sáng tạo điêu khắc tượng phật tinh tế... chùa Đức Hạnh (Bình Phước) từng lập 2 kỷ lục Việt Nam và được nhiều người biết đến.

Chùa Đức Hạnh ở thôn Phước Sơn, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước; được xây dựng từ năm 1969 do đồng bào từ miền Trung vào sinh sống, lập nghiệp.


Cổng chùa Đức Hạnh. Ảnh: Vietkings.

Hiện, với cổng tam quan và đài Quan Thế Âm bằng đá tảng, chùa Đức Hạnh tạo nên ấn tượng sâu sắc trong lòng của các Phật tử bởi thiết kế đặc biệt của nó. Cổng chùa được kết cấu bằng 8 thanh đá khối được ráp vào nhau bằng mộng (như gỗ), cao 5m, rộng 10m. 8 thanh đá này là loại đá khối tự nhiên (đá Iolite nguyên thủy).


9 thg 7, 2012

Khổ qua rừng


Ai cũng biết khổ qua nguyên trái hầm thịt nạc bằm hoặc cá thác lác quết nước muối, khổ qua xắt lát xào thịt bò, khổ qua xắt lát ướp lạnh ăn với thịt chà bông (thường được gọi một cách “văn vẻ” là “da cá sấu, chỉ xơ dừa”)…, là những thức ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng. Dù phối hợp chung với nguyên liệu nào, người ta vẫn lấy khổ qua làm “đơn vị chuẩn”, vì các món ăn này ngon đều nhờ hương, nhất là vị đắng của khổ qua. Tất cả các món trên đều được thực hiện bằng những trái khổ qua to lớn thường bày bán ở các chợ ở Nam bộ.



10 thg 9, 2011

Quốc lộ 13

Trước năm 1975, quốc lộ 13 là nơi diễn ra những trận đánh kinh hoàng giữa quân đội Giải phóng và quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Ác liệt nhất là trận đánh An Lộc - Bình Long năm 1972.

Chiến sự dữ dội khiến cho đường 13 không lưu thông được vì mất an ninh. Mà khi chiến sự đã dừng thì cũng không lưu thông được, vì con đường đã bị đạn pháo cày nát.

Một bài hát trước 1975 (Những vùng đất mang tên anh) có những câu thế này:

Lộ Mười Ba dưới trận mưa pháo
Giọt nước mắt khóc linh hồn vô danh


Người dân thường nói: Tại quốc lộ mang tên 13, là số xui, nên mới thê thảm như vậy!

Quốc lộ 13 bắt đầu từ TPHCM, qua Bình Dương, Bình Phước (trước đây là tỉnh Bình Long). Từ TPHCM đi Buôn Ma Thuột, con đường gần nhất là qua quốc lộ 13 rồi quốc lộ 14, khoảng 330 km. Thế nhưng vì không đi qua quốc lộ 13 được, nên phải đi đường vòng: từ TPHCM đi Nha Trang theo quốc lộ 1, rồi từ Nha Trang theo quốc lộ 26 sang Buôn Ma Thuột, mất 620 km. Tương tự như vậy, từ TPHCM đi Pleiku nếu đi theo quốc lộ 13, quốc lộ 14 chỉ khoảng 500 km, nhưng không qua lộ 13, 14 được, phải đi theo quốc lộ 1 tới Quy Nhơn, rồi từ Quy Nhơn theo quốc lộ 19 sang Pleiku, hơn 800 km!

Sau Giải phóng một thời gian dài, quốc lộ 13 (và 14) bị hư hỏng nặng nên vẫn không đi được.

Bây giờ, quốc lộ 13 đã mang bộ mặt khác hẳn.

Một quang cảnh ở quốc lộ 13, đoạn qua Thủ Đức

Từ Bình Thạnh (TPHCM) đường Xô Viết Nghệ Tĩnh nối dài thành Quốc lộ 13, qua Thủ Đức. Khi sang địa phận Bình Dương, quốc lộ 13 thành Đại lộ Bình Dương - đại lộ lớn nhất tỉnh Bình Dương (và có lẽ cả vùng Đông Nam bộ).

Đại lộ Bình Dương

Qua khỏi Thủ Dầu Một (tỉnh lỵ Bình Dương), quốc lộ 13 không còn rộng rãi nữa, nhưng vẫn là con đường dễ đi, chứ không sặc mùi thuốc súng, máu lửa như ngày nào. Cảnh quan hai bên đường có phần xơ xác, nhưng cũng rất thú vị nếu bạn muốn... làm thơ!

Quốc lộ 13 ngày nay

Nhớ về một thời chiến tranh khi đi qua con đường 13 nổi tiếng có lẽ cũng là một cảm xúc đặc biệt trên đường đi. Con số 13 có lẽ không còn xui như ngày nào, nhưng có một điều không lấy gì làm vui khi bạn đi trên cung đường này (nếu đi bằng xe hơi). Đó là: Có lẽ đây là con đường có nhiều trạm thu phí nhất Việt Nam đó các bạn!

Phạm Hoài Nhân

Bù Gia Mập

Bù Gia Mập là tên một huyện thuộc tỉnh Bình Phước, cũng là tên của một Vườn quốc gia ở đó.

Vườn quốc gia nào cũng là những chốn thiên nhiên tuyệt vời để chúng ta mê say. Để biết qua về vườn quốc gia Bù Gia Mập bạn có thể đọc bài này: Đêm diệu kỳ ở vườn quốc gia Bù Gia Mập.

Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Hic, vườn quốc gia này không phải điểm du lịch (mà là nơi bảo tồn thiên nhiên hoang dã), nên ta không đến để tham quan được. Các bạn xem hình tạm vậy nhé.

Điều mà tui thấy ngồ ngộ và muốn kể với các bạn là cái tên Bù Gia Mập.

Cái tên này đọc lên dễ... phì cười!