Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Long An. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Long An. Hiển thị tất cả bài đăng

22 thg 2, 2018

Cần Đước níu bước lãng du - Trăm năm đồn Rạch Cát

Rời nhà 100 cột ở ấp Trung, xe du khách bon bon trên Đường tỉnh 826B - con đường thực dân Pháp lấy sức dân đào đắp từ năm 1891, trải bao phen “nắng bụi, mưa lầy” đến nay mới được nhựa hóa - đến ấp Long Ninh là thấy cả khối pháo đài bêtông cốt thép cực kỳ kiên cố, sừng sững trấn ải bên cửa sông Soài Rạp, cách thị trấn Cần Đước 14km. Đây là tàn tích của thực dân Pháp với tham vọng ngăn chặn làn sóng các nước khác qua biển Đông tràn vào giành thuộc địa của chúng, đồng thời ngăn chặn cả các nước qua đường biển vào giúp nước ta.

Một trong những khẩu pháo cổ tồn tại ở di tích đồn Rạch Cát

Về mặt kinh tế kết hợp quân sự, đây là nơi giao lưu hàng hóa từ miền Tây lên Sài Gòn - Chợ Lớn và các tỉnh miền Đông Nam bộ và ngược lại, đều trong tầm ngắm từ pháo đài này! Được xem là pháo đài quân sự lớn nhất nhì ở Việt Nam, đồn Rạch Cát với “sức đề kháng” có thể chống các loại đạn pháo hạng nặng; lại được trang bị các loại trọng pháo hiện đại nhất ở đầu thế kỷ XX.

Cần Đước níu bước lãng du

Tôi là du khách say sông nước.
Cần Đước em mời bước lãng du...

Con đò xưa nối đất liền Cần Đước với cù lao Long Hựu qua kênh Nước Mặn (nay có cầu, ai còn nhớ “cây đa cũ, bến đò xưa?”)

Cần Đước với những con người cần cù lao động làm ăn và cần mẫn sáng tạo tạo nên những làng nghề truyền thống và những nét văn minh sông nước - miệt vườn. Cần Đước còn là huyện có nhiều di tích lịch sử - văn hóa và sinh thái vùng sông nước đáng để du lịch, xứng đáng được chọn xây dựng và công nhận huyện điểm điển hình về văn hóa của tỉnh Long An.

Võ Văn Ngân - Người cộng sản ưu tú của quê hương Long An


Theo tư liệu Gia phả họ Võ ấp Bình Tả, xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An ấn hành tháng 5/1989: Võ Văn Ngân sinh năm 1902, mất năm 1939. Ông quê ở ấp Bình Tả, làng Đức Hòa, quận Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn xưa, nay thuộc Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Ông là con thứ 12 (thứ út), thân phụ là Võ Văn Sự, thân mẫu là Nguyễn Thị Toàn. Gia đình giàu truyền thống yêu nước, bên nội, bên ngoại đều tham gia chống Pháp và nhiều người bị giặc sát hại. Hai cụ thân sinh đều là nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa Mười tám thôn Vườn Trầu năm 1885. 7 anh chị em gia đình Võ Văn Ngân lớn lên đều trở thành đảng viên cộng sản, trong đó, 2 anh em Võ Văn Tần, Võ Văn Ngân là ủy viên Trung ương Đảng, gia đình có 4 người hy sinh trước Cách mạng Tháng Tám.

12 thg 2, 2018

Tết về Cần Đước ăn lạp xưởng, bánh in

Từ lâu, huyện Cần Đước, tỉnh Long An nổi tiếng với các đặc sản: Gạo Nàng Thơm Chợ Đào, bột Long Sơn, bún Mỹ Lệ,... Và sẽ thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến lạp xưởng và bánh in Long Hựu - 2 đặc sản làm nổi danh xứ Cần Đước.

Bà Ngô Thị Thanh cho biết: “Lạp xưởng phơi nắng ngon và thơm hơn lạp xưởng sấy bằng máy” 

21 thg 1, 2018

Có một Đồng Tháp Mười thu nhỏ ở Long An

Là 1 trong 3 tỉnh thuộc tiểu vùng Đồng Tháp Mười, Long An có tiềm năng khá phong phú về tài nguyên du lịch, đặc biệt là du lịch tự nhiên dựa trên các giá trị cảnh quan sinh thái đặc trưng của vùng.

Độc đạo xuyên rừng! 


Nhắc đến du lịch Long An, có lẽ các bạn trẻ sẽ nghĩ ngay đến Làng nổi Tân Lập với con đường xuyên rừng tràm dài 5km. Đó được xem là địa điểm “check in” không thể bỏ qua của các bạn “ưa di chuyển”. Vào dịp cuối tuần, nếu bạn muốn về với thiên nhiên, đắm mình trong màu xanh cây cỏ và tiếng hót chim trời thì lựa chọn tốt nhất là về Khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập. Với địa thế thuận lợi, cách TP.Tân An khoảng 60km, men theo Quốc lộ 62, du khách có thể chọn Làng nổi Tân Lập như địa điểm xả stress vào dịp cuối tuần. 

Đến Làng nổi Tân Lập, ngoài trải nghiệm đường xuyên rừng tràm đặc biệt, du khách có thể khám phá cảm giác ngồi xuồng ba lá len lỏi giữa những con rạch nhỏ trong rừng tràm để có được trải nghiệm chân thật nhất về thiên nhiên vùng Đồng Tháp Mười. Ảnh: Thanh Mỹ 

5 thg 1, 2018

Khám phá Long An

Khi tiết trời se lạnh, những tờ lịch cuối cùng của năm sắp hết cũng là lúc nhiều người lên kế hoạch du lịch, thư giãn sau một năm làm việc. Nếu không có thời gian cùng gia đình tận hưởng những chuyến đi xa, sao bạn không thử tìm đến những điểm du lịch trong tỉnh? Những nơi này hứa hẹn mang đến cho bạn nhiều điều thú vị, bất ngờ đấy!

Du khách đi tắc ráng tham quan Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười 

4 thg 1, 2018

Nhớ hương vị mắm còng Phước Lại

Mắm còng là một trong những đặc sản của vùng hạ huyện Cần Giuộc, món ăn ưa thích trong bữa cơm hàng ngày của người dân vùng sông nước Nam bộ. Địa phương làm mắm còng nổi tiếng phải kể đến là xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.

Đến xã Phước Lại, ai cũng biết ông Huỳnh Thanh Hải (46 tuổi) - một trong những người làm mắm còng nổi tiếng ở ấp Tân Thanh B. Ngoài sân, ông chất đầy thùng nhựa đựng mắm còng đang được phơi nắng với mùi thơm đặc trưng; trong nhà, các thành viên trong gia đình tất bật chiết mắm vào hũ để giao cho khách.

Nghề làm mắm còng ở đây có từ lâu đời, song do quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nên nghề này dần mai một. Dù là con “nhà nòi” nhưng mãi đến năm 24 tuổi, ông Hải mới theo nghề truyền thống của gia đình. Ông cho biết: “Lúc nhỏ, tôi thường theo ba mẹ ra đồng bắt còng và phụ làm những việc lặt vặt chứ chưa chú tâm học nghề. Lớn lên, với mong muốn cuộc sống ổn định nên tôi quyết định tiếp nối và phát triển nghề truyền thống của gia đình”.

Ông Huỳnh Thanh Hải chiết mắm còng vào hũ

3 thg 1, 2018

Theo tàu ra biển bắt ốc cà na

Giữa mùa gió chướng khắc nghiệt trên biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang, lão ngư dân nhỏ bé cố trụ chân vững trước mỗi con sóng lớn, trong khi tay thoăn thoắt kéo từng lọp ốc nặng trĩu lên tàu,...

Ngư dân khoe “chiến tích” đầy ốc 

1. Năm giờ sáng, ông Năm Đực (Phạm Văn Đực) thức dậy trên con tàu nhỏ, cũ kỹ của người em trai đang neo tại một cái vịnh có hàng bần che chắn. Đây cũng là chỗ cho hàng chục chiếc ghe, tàu khác tạm trú khi đang vào giữa mùa gió chướng.

13 thg 5, 2017

Di tích khảo cổ chứa đựng bảo vật quốc gia

Là 1 trong 2 bảo vật quốc gia của Long An trong 79 bảo vật quốc gia trong cả nước cho đến thời điểm hiện nay, ít người biết rằng Bộ sưu tập hiện vật vàng thuộc nền văn hóa Óc Eo được khai quật tại một di tích khảo cổ nổi tiếng trên vùng đất Đức Hòa.

Đó là Khu di tích khảo cổ Bình Tả (xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa), thuộc văn hóa Óc Eo, được công nhận là di tích lịch sử-văn hóa quốc gia tại Quyết định số 1570/VH-QĐ ngày 5-9-1989.

Bình Tả là một cụm gồm 17 phế tích kiến trúc và di chỉ cư trú phối hợp với một hệ thống bàu nước cổ ở xung quanh, do nhà khảo cổ học người Pháp - Henry Parmentier phát hiện vào năm 1910. Năm 1931 J. Y. Claeys khai quật một di tích kiến trúc được xây bằng gạch ở phía Tây Nam cụm di tích này là Gò Tháp Lấp. Năm 1987-1988, Sở Văn hóa-Thông tin Long An (nay là Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch) phối hợp Viện Khoa học Xã hội tại TP.HCM khai quật 3 di tích trong khu vực này là Gò Đồn, Gò Xoài và Gò Năm Tước.

Khung cửa đá-Di tích Gò Xoài