Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Hải Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Hải Dương. Hiển thị tất cả bài đăng

24 thg 4, 2020

Bốn người con còn sống sót của Nguyễn Trãi

Vụ án Lệ Chi Viên đã giết hại nhiều người trong gia đình, họ tộc Nguyễn Trãi. May mắn là vẫn còn những người sống sót. 

Nhà thờ dòng họ Nguyễn Trãi ở thôn Chi Ngãi, phường Cộng Hòa (Chí Linh). Ảnh: Thành Chung 

Họ đã phải phiêu tán khắp nơi, mai danh ẩn tích song vẫn duy trì được dòng tộc cho đến ngày nay.

Ngôi đình thờ con gái Triệu Việt Vương

Đình Trình Xá ở thôn Trình Xá, xã Gia Lương (Gia Lộc) thờ thành hoàng là công chúa Mỵ Châu, con gái của Anh hùng dân tộc Triệu Việt Vương (thế kỷ 6). 

Gian hậu cung đình Trình Xá đã được làm mới hoàn toàn 

Với những giá trị về văn hóa, lịch sử, đình đã được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 1999.

22 thg 4, 2020

Tên gọi tỉnh Hải Dương có từ bao giờ?

Ngày nay, ít người biết tên gọi “Hải Dương”, “tỉnh Hải Dương” có từ bao giờ. 

Nhà sử học Tăng Bá Hoành và những tài liệu chứng minh tên gọi tỉnh Hải Dương có từ năm 1831 

Để giải đáp thắc mắc trên, người đầu tiên chúng tôi tìm gặp là ông Tăng Bá Hoành, Chủ tịch Hội Sử học Hải Dương. Vốn nghiên cứu sâu vấn đề này, ông nói luôn: Năm 1466 (tức năm Quang Thuận thứ 7, đời Lê Thánh Tông), nước ta chia thành 12 thừa tuyên. Lúc ấy tỉnh ta gọi là Nam Sách thừa tuyên. Năm 1469 (năm Quang Thuận thứ 10) định lại bản đồ đất nước và Nam Sách thừa tuyên được đổi thành Hải Dương thừa tuyên. Tên gọi Hải Dương bắt đầu từ đó.

Để chứng minh cho lời nói của mình, ông Hoành cho chúng tôi xem sách “Đại Nam nhất thống chí”. Trang 355, phần về tỉnh Hải Dương, sách viết: “Năm thứ 10 (tức năm Quang Thuận thứ 10 - 1469), định bản đồ cả nước, gọi là Hải Dương thừa tuyên, lãnh 4 phủ là Thượng Hồng, Hạ Hồng, Nam Sách và Kinh Môn, 18 huyện”.

27 thg 12, 2017

Rừng phong Chí Linh mùa thay lá

Rừng phong quanh di tích chùa Thanh Mai (Chí Linh) mùa thay lá đã tạo cho nơi đây cảnh sắc hiếm có... 

Lá phong khi bắt đầu chuyển sang màu vàng 

Lâu nay, du khách thường bỏ tiền sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc hay các nước châu Âu xa xôi để ngắm những rừng lá phong đỏ rực. Nhưng mấy năm nay, qua giới thiệu của các trang mạng, rất nhiều du khách tìm đến chùa Thanh Mai ở xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh), một trong những điểm ngắm lá phong độc đáo, hấp dẫn.

Ba vị thành hoàng đặc biệt ở một ngôi đình

Đình Chúc Thôn ở khu dân cư Trúc Thôn, phường Cộng Hòa (Chí Linh) khá đặc biệt khi cùng thờ 5 vị thành hoàng, trong đó có 3 vị là thành viên trong một gia đình. 

Đình Chúc Thôn ở khu dân cư Trúc Thôn, phường Cộng Hòa (Chí Linh) 

21 thg 11, 2017

Ngôi đền duy nhất thờ vua Lê Lợi ở Hải Dương

Nằm nép mình bên dòng sông Thái Bình đỏ nặng phù sa, ngôi đền Mỹ Xá ở làng Mỹ Xá (tên cũ là Đặng Xá) là niềm tự hào của mỗi người dân xã Minh Tân (Nam Sách). 

Hệ thống đồ thờ tự và tượng đá phía ngoài cửa đền còn khá nguyên vẹn

Ngôi đền này là nơi duy nhất trong tỉnh thờ vua Lê Lợi - vị hoàng đế đầu tiên của nhà hậu Lê.

“Tam tế” ở đền Nguyễn Trãi

Việc tế lễ ở đền thờ Nguyễn Trãi được thực hiện 3lần. Đây là một trong những điểm mới của Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm nay. 

Đội tế khu dân cư Trúc Thôn, phường Cộng Hòa (Chí Linh) thực hiện lễ tế tại đền thờ Nguyễn Trãi . Ảnh: Mai Anh

Lần đầu tế 3 lần

Tại Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm nay, lễ dâng hương tưởng niệm 575 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi được xác định là một trong những nghi lễ quan trọng và nâng tầm…

20 thg 11, 2017

Lầu thủy đình - điểm nhấn di tích chùa Trăm Gian

Lễ hội chùa Trăm Gian, xã An Bình (Nam Sách) diễn ra từ ngày 30.10 - 1.11 (tức 11 - 13.9 âm lịch). 

Thứ trưởng Văn hóa - Thể thao và Du lịch Vương Duy Biên (giữa) dự lễ cắt băng khánh thành 

Lễ hội là dịp để người dân và du khách thập phương tụ hội, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Ngày 13.9 âm lịch hằng năm còn là ngày giỗ của vị sư tổ tự Phả Tiến, húy Thanh Lịch. Ông có công viết sách cho khắc bản mộc, khai trường thuyết pháp, giảng đạo, chấn hưng Phật giáo tại địa phương.

Diện mạo mới ở ngôi đền thờ Yết Kiêu

Yết Kiêu là một danh tướng tài đức song toàn thời nhà Trần. Sau khi ông mất, nhiều nơi trên đất nước đã lập đền thờ. 

Đền Quát mới 

Tại thôn Hạ Bì, xã Yết Kiêu (Gia Lộc), quê hương của danh tướng có ngôi đền Quát thờ ông. Sau mấy năm trùng tu, tôn tạo, năm nay đền Quát đã mang một diện mạo mới, bề thế và lễ hội cũng được nâng tầm.

Khu rừng cổ độc đáo tại Chí Linh

Đó là khu rừng nằm xung quanh chùa Thanh Mai, một di tích thuộc xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh) do Thiền sư Pháp Loa xây dựng vào năm 1329 trên núi Tam Ban. 

Cây vả cổ thụ vào mùa thu, quả vả như trát vào thân suốt từ gốc đến ngọn, khiến mọi người có cảm giác như có ai đem một sọt quả đổ từ ngọn cây xuống đến gốc vậy

Gọi là Tam Ban vì có ba cấp núi nối liền nhau thuộc ba tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh. Vị trí dựng chùa thuộc cấp thứ hai của ngọn núi, là khu đất bằng phẳng nhất, cao khoảng 200 m. Chùa cách quốc lộ 18 khoảng 12 km, cách phường Sao Đỏ (trung tâm thị xã Chí Linh) chừng 15 km.

"Nhà" Cao Sơn Đại Vương ở đâu?

Cao Sơn Đại Vương là một vị thánh huyền thoại. Ba nơi thờ ông đều ở đầu hàng loạt hồ nước rộng liền nhau, đổ ra và nhận nước về của sông Kinh Thầy.

Nghè Rồng ở thôn Lương Gián, xã Quốc Tuấn (Nam Sách) thờ Cao Sơn Đại Vương

Cao Sơn Đại Vương là một vị thánh huyền thoại, được thờ ở nhiều đình, đền trong cả nước, nhưng nhiều nhất là ở phía bắc. Ngay ở TP Móng Cái (Quảng Ninh) và nhiều huyện thuộc các tỉnh dọc biên giới Việt - Trung cũng có một số đền thờ Cao Sơn Đại Vương. Hiện tôi chưa có con số thống kê thật chính xác, nhưng dường như tỉnh nào ở phía Bắc tôi đã qua đều có đền, đình thờ vị đại thánh này.

6 thg 4, 2013

Ly kỳ chuyện nữ doanh nhân Bổi Lạng

Nữ doanh nhân Bổi Lạng ở xã Bình Lãng (Tứ Kỳ) làm nghề xay giã, buôn bán thóc gạo và nổi tiếng giàu có thứ nhì cả nước thời Lê- Trịnh.

Bà còn được biết đến là nhà từ thiện lớn trong lịch sử phong kiến thời bấy giờ. 

Khu lăng mộ nữ doanh nhân, nhà từ thiện Bổi Lạng

Tên tuổi vào ca

Theo văn bia còn lưu lại thì bà Bổi Lạng sinh giữa thế kỷ XVII, tại làng Bình Lãng, huyện Tứ Kỳ, phủ Hạ Hồng (nay là xã Bình Lãng, huyện Tứ Kỳ). Thuở nhỏ bà có tên là Thuyết, khi trưởng thành đổi tên là Trị. Xuất thân trong gia đình nghèo khó, bố mất sớm, song bà rất chịu thương, chịu khó. Ngoài 20 tuổi, bà kết hôn với ông Sái Đắc Lộc, quê Hà Tĩnh. Vợ chồng tâm đầu ý hợp, chọn nghề xay giã, buôn bán lúa gạo để lập nghiệp nên được gọi là bà Bổi Lạng. Năm Quý Mùi (1703), thóc như ngọc quý, bà lấy của tích lũy được mua ruộng ở các nơi. Chẳng bao lâu bà trở thành người giàu có nhất vùng. Ruộng có nghìn mẫu, tiền có trên vạn xâu, thóc lúa, gia súc nhiều không đếm xuể. Bà lại là người nhân đức, có nhiều con nuôi, thấy nơi nào khó khăn cũng công đức. Bà bỏ tiền làm đường, cầu đá cho dân quanh vùng… Khi về già, bà cũng công đức rất nhiều ruộng đất cho các xã quanh vùng. Bà mất ngày 27-9-1721, năm Tân Sửu.


23 thg 1, 2013

Đình cổ Trịnh Xuyên

Nằm ở vị trí đắc địa khiến ai có dịp tới đình Trịnh Xuyên cũng có cảm giác như đang được đắm mình vào một ngôi làng nông thôn Việt Nam xưa. 


Đình Trịnh Xuyên thờ tướng quân Vũ Đức Phong

Đình Trịnh Xuyên thuộc thôn Trịnh Xuyên, xã Nghĩa An (huyện Ninh Giang). Nằm ở trung tâm làng, phía trước là ao, một bên là nhà văn hóa, một bên là chợ làng khiến ai có dịp tới đây cũng có cảm giác như đang được đắm mình vào một ngôi làng nông thôn Việt Nam xưa.