Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Ảnh VN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Ảnh VN. Hiển thị tất cả bài đăng

20 thg 9, 2020

Chè truyền thống của người Hà Nội

Ở Hà Nội, từ lâu chè vốn là món ăn vặt quen thuộc của người dân. Trước kia, Hà Nội chỉ có những món chè đơn giản chỉ là chè sen, chè đỗ đen, đỗ xanh. Trải qua hàng chục năm, món ăn này đã đa dạng hơn với nhiều loại chè khác nhau nhưng những quán chè hàng chục năm tuổi mang đậm hương vị chè Hà Nội xưa vẫn được rất nhiều người quan tâm.

Một trong những quán chè truyền thống ở Hà Nội không thể không nhắc đến là quán chè Mười Sáu ở phố Ngô Thì Nhậm.

Theo ông Phạm Xuân Thanh - chủ quán chè Mười Sáu cho biết, từ những năm 60 của thế kỷ trước (khoảng năm 1960) ở Hà Nội đã có những gánh chè rong ở trên đường phố hay trong những khu chợ. Khi đó, mẹ của ông cũng phải làm kinh tế cho cuộc sống gia đình từ gánh chè này. Khi đó, thực đơn chè bà nấu chỉ đơn giản có những món chè dân dã truyền thống quen thuộc như: chè đỗ đen, đỗ xanh, sen... Mãi đến những năm 80 của thế kỷ trước thì mở bán tại nhà với cái tên Mười Sáu được lấy bởi số nhà và thường thì khi đó khách ăn chè chủ yếu là những người tuổi 16. Cho đến bây giờ, quán đã đông người đến ăn với nhiều lứa tuổi khác nhau hơn.

Ông Phạm Xuân Thanh - chủ quán chè Mười Sáu là một trong những quán chè truyền thống lâu đời có tiếng tại Hà Nội nằm trên ngã tư phố Lê Văn Hưu và Ngô Thì Nhậm.

14 thg 9, 2020

Khám phá hang Chà Lòi

Nhắc tới “vương quốc hang động Quảng Bình”, hầu như ai cũng nghĩ đến hệ thống hang động kỳ vĩ Sơn Đoòng, song, ít ai biết được rằng, dưới chân dãi núi đá vôi phía Tây bắc huyện Lệ Thủy, thuộc xã Ngân Thủy cũng có hệ thống hang động tuyệt đẹp mang tên Chà Lòi, mang đến cho du khách những trải nghiệm mới lạ.

Hệ thống hang động Chà Lòi tại Lệ Thủy nằm bên cạnh Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cách trung tâm Đồng Hới tầm 40km theo hướng Tây Nam. Nơi đây đã từng in dấu chân của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Chính vì vậy cho tới tận bây giờ người dân huyện Lệ Thủy nơi có hệ thống hang động này nằm trên địa bàn luôn luôn tự hào khi nhắc đến.

Từ bên ngoài nhìn vào, Chà Lòi vẫn chưa thực sự hấp dẫn bởi cửa hang khá nhỏ, chỉ rộng khoảng 4
m2. Thế nhưng bạn đừng vội thất vọng, vì sâu trong hang mới là một “mê cung thạch nhũ” đang chào đón bạn. Len lỏi qua cửa hang nhỏ hẹp là một thế giới hang động rộng thênh thang, cao lớn và hùng vĩ, như một lời chào đón bạn với vùng đất của vẻ đẹp huyền ảo, diệu kỳ. 

Dưới chân dãi núi đá vôi phía Tây bắc huyện Lệ Thủy, thuộc xã Ngân Thủy có hệ thống hang động tuyệt đẹp mang tên Chà Lòi. Ảnh: Lý Hoàng Long

8 thg 9, 2020

Hành trình sáng tạo Quốc huy Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2020), Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm "Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam - Họa sỹ Bùi Trang Chước".

Lần đầu tiên gần 200 tài liệu lưu trữ về sự ra đời của Quốc huy Việt Nam và bản gốc những phác thảo mẫu vẽ Quốc huy của cố họa sĩ Bùi Trang Chước (1915-1992) được giới thiệu tới công chúng. Bằng tài năng và sự lao động nghiêm túc, hoạ sỹ Bùi Trang Chước đã có hành trình sáng tạo mẫu Quốc huy Việt Nam vô cùng ấn tượng với 112 bản vẽ nghiên cứu, phác thảo và bản vẽ chì chi tiết. Trong đó, 15 bản phác thảo mẫu Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Họa sỹ Bùi Trang Chước được Ban Mỹ thuật - Ngành Văn nghệ Trung ương chọn gửi Bộ Tuyên truyền để trình Thủ tướng Chính phủ tháng 10/1954.

Một mẫu phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam do họa sĩ Bùi Trang Chước vẽ bằng bút chì trưng bày tại triển lãm.

Cơm gà Hội An

Cơm là thực phẩm hàng ngày gắn liền với bữa ăn của người Việt Nam và mỗi vùng miền lại có những cách thức làm ra món cơm mang đặc trưng văn hóa của địa phương mình. Cơm gà Hội An là một đặc sản nổi tiếng của Quảng Nam mà ai đã ăn một lần thì muốn ăn mãi, ăn nhiều.

Cơm gà Hội An là món ăn có từ những năm 50 của thế kỷ trước (khoảng năm 1950) tại Hội An, Quảng Nam. Được biết, vùng đất Tam Kỳ, Quảng Nam vốn nổi tiếng với gà ngon nên món Cơm gà có nguồn gốc từ đây, sau đó người dân Hội An bằng sự sáng tạo của mình đã tận dụng nguồn gà ngon từ Tam Kỳ để chế biến nên món Cơm gà Hội An với đặc trưng của phố Hội An cổ kính. Trước đây cơm gà được gánh rong bán trên khắp các ngõ ngách của Hội An, sau này người dân đã mở nhiều quán ăn Cơm gà Hội An để phục vụ du khách xa gần. Trải qua nhiều năm, đến nay Cơm gà Hội An là món ăn được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý khi đến với du lịch Hội An, Quảng Nam.

Gà được luộc chín vàng cùng các loại rau ăn kèm với cơm.

Bánh chuối chiên gợi nhớ ký ức

Món bánh chuối chiên từ lâu đã trở thành món ăn vặt được yêu thích của các cô, cậu học trò bởi vị thơm giòn, ngọt ngậy đặc trưng không lẫn vào bất cứ một món bánh nào khác.

Không chỉ là món ăn để nhấm nháp những lúc bụng cồn cào, bánh chuối chiên còn được biết tới là “món ăn ký ức” không thể quên của thời học sinh, sinh viên. Quả thật, cắn miếng bánh chiên này đầu tiên bạn sẽ cảm nhận được độ giòn của bánh, sự ngọt mềm của chuối hoà quyện cùng hương thơm của dừa thật sự rất hấp dẫn.

Món bánh ăn vặt dân dã này đã tồn tại suốt bao nhiêu năm giữa phố thị phồn hoa. Hình ảnh các mẹ, các cô đẩy những chiếc xe bánh mộc mạc đi khắp phố phường dường như dã in đậm vào tâm trí của tất cả những ai dù vô tình trông thấy.

Món bánh chuối chiên. Ảnh: Nguyễn Luân 

Nhớ lại thời còn học tập dưới mái trường, sau mỗi buổi tan học, trước cổng là những chiếc xe bánh chuối thơm toả vị thơm ngọt nóng hổi. Mỗi khi thấy gánh bánh chuối xuất hiện, đám trẻ lại nô nức. Các cô, các chú bán “đắt” hàng cũng vui vẻ lây, rồi tay vừa gắp bánh vàng rụm từ chảo lửa, vừa cười nói và hỏi thăm khách mua dăm ba câu chuyện đời thường. Đó là một hình ảnh đẹp để mỗi khi ta thèm hương vị thơm ngọt ngậy của món bánh chuối chiên, những hoài niệm về một miền ký ức xưa lại chợt ùa về.

Để có những chiếc bánh vàng giòn rụm vừa đủ ngon vừa đẹp mắt, các cô chú bán hàng luôn phải đoán định thời gian vớt chuối khỏi chảo dầu nóng. Theo đó, lửa chiên cũng vừa phải, không quá nhỏ, cũng không được quá lớn. Đồng thời, người chiên bánh còn phải chú ý “căn me” thời gian đảo chuối để tránh tình trạng bánh rỗng ở giữa hoặc chiên quá lửa dẫn đến cháy bề mặt. Nếu muốn bánh giòn có thể nhúng bột thêm một lần nữa và chiên bánh chuối đến khi vàng đều thì gắp thành phẩm ra đĩa.

Bánh chuối chiên là một trong những món ăn đường phố nổi tiếng mà du khách không nên bỏ lỡ khi có dịp đến Sài Gòn. Giờ đây, với những người thích món bánh chuối chiên thì mỗi tuần chắc chắn sẽ ghé đến các xe bán bánh có mặt ở khắp các phố ẩm thực để mua vài chiếc đem về. Cảm giác ăn món bánh ngon buổi sớm hoặc khi tụ tập cùng lũ bạn để cùng nhau thưởng thức vị giòn tan, vàng rụm của bánh mới “đã” và thích làm sao.

Thực hiện: Nguyễn Luân

1 thg 9, 2020

Những cây cầu bắc qua sông Hàn

Đến Tp. Đà Nẵng, bạn không chỉ trải nghiệm biển xanh, cát trắng, nắng vàng của một thành phố biển năng động mà bạn còn được có dịp khám phá những cây cầu nổi tiếng nối đôi bờ sông Hàn. 

Có thể nói, sông Hàn chảy giữa lòng thành phố Đà Nẵng là con sông có nhiều cây cầu nối đôi bờ nhất Việt Nam. Trong đó, có ít nhất 9 cây cầu ở quận trung tâm thành phố như: cầu Thuận Phước, cầu quay Sông Hàn, cầu Nguyễn Văn Trỗi, cầu Rồng... hấp dẫn nhiều du khách với những nét độc đáo riêng của một công trình kiến trúc nghệ thuật.

Trong toàn cảnh quan Đà thành, những cây cầu vừa là công trình giao thông, vừa là điểm nhấn kiến trúc của đô thị. Mỗi cây cầu có một nét đặc trưng riêng, một câu chuyện kể của riêng mình, hấp dẫn du khách gần xa trong những lần đến với thành phố biển Đà Nẵng.

Cầu Nguyễn Văn Trỗi là một trong những cây cầu lâu đời nhất ở quận trung tâm, được xây dựng năm 1965, gắn liền với lịch sử của thành phố. Kể từ khi cầu Rồng và cầu Trần Thị Lý khánh thành, cầu Nguyễn Văn Trỗi đã dừng lưu thông xe cộ, trở thành cầu đi bộ. Cây cầu mái vòm giờ đây như chốn “hẹn hò” của người Đà thành tìm về với kỷ niệm, và là một điểm đến hấp dẫn những du khách trẻ “check-in”, ngắm sông Hàn trong không gian yên bình của một cây cầu đã vắng xe cộ qua lại.

Những cây cầu bắc qua sông Hàn rực sáng về đêm. Ảnh: Bá Ngọc

30 thg 8, 2020

Côn Đảo: từ “địa ngục trần gian” đến “thiên đường du lịch”

Hai tạp chí du lịch danh tiếng Lonely Planet (Australia) và Travel and Leisure (Mỹ) đã từng bình chọn bởi Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) là hòn đảo “bí ẩn nhất” và “quyến rũ nhất” hành tinh. Các biên tập viên của hai tạp chí này nhận thấy rằng, Côn Đảo đã có một hành trình vận động, biến chuyển chỉ sau 50 năm từ “địa ngục trần gian” trước năm 1975 đến “thiên đường” của bảo tồn hệ sinh thái biển và là nơi có nhiều loại hình du lịch biển đảo độc đáo như ngày nay. 

Dấu ấn bảo tồn hệ sinh thái biển 

Tháng 6, khi dịch Covid – 19 đang lan rộng trên toàn cầu nhưng Việt Nam đã bước đầu khống chế thành công. Trên nhiều diễn đàn, mang xã hội lan tỏa câu chuyện, người Việt đi du lịch nội địa và “Côn Đảo - thiên đường giữa Biển Đông” được nhiều người nhắc tới. Chúng tôi có cuộc hành trình 4 giờ đồng hồ vượt biển bằng tàu cao tốc thì được anh Thái Khắc Tình, một cán bộ trẻ của Vườn Quốc gia Côn Đảo, đón và đưa ra hòn Bảy Cạnh, một hòn đảo nhỏ nằm phía Đông của huyện đảo Côn Đảo.

26 thg 8, 2020

Bảo tàng Báo chí Việt Nam: Nơi ghi dấu lịch sử báo chí dân tộc

Tọa lạc trong khuôn viên tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội), bảo tàng Báo chí Việt Nam không chỉ là nơi lưu giữ những tài liệu, hiện vật về lịch sử báo chí mà còn là nơi ghi dấu những ký ức về lịch sử dân tộc, đời sống xã hội nói chung. 

Xuất phát từ ý tưởng, tâm huyết gìn giữ, tôn vinh và phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ người làm báo Việt Nam, Hội Nhà báo đã hoàn thiện Đề án xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Ngày 28/7/2017, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam và đã chính thức khai trương hệ thống trưng bày thường xuyên và đón khách tham quan từ ngày 19/6/2020.

Hiện nay, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã sưu tầm được trên 20.000 hiện vật, tài liệu. Trong đó, có trên 700 hiện vật, tài liệu độc đáo và quý hiếm phản ánh những sự kiện quan trọng của lịch sử báo chí Việt Nam được nghiên cứu, lập hồ sơ, thẩm duyệt phục vụ trưng bày. Nội dung trưng bày bao gồm năm phần: Báo chí Việt Nam giai đoạn 1865-1925; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1925-1945; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1945-1954; Báo chí Việt Nam giai đoạn 1954-1975 và Báo chí Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay.

Khu vực bên ngoài được trưng bày những bức tranh kính khổ lớn, thể hiện các giai đoạn của báo chí Việt Nam.

12 thg 8, 2020

Thịt quay đòn gánh làng Đường Lâm

Làng Cổ Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội) còn lưu giữ món thịt quay đòn gánh gắn với câu chuyện lịch sử thủa Ngô Quyền (939 – 944) đánh đuổi quân Nam Hán bảo vệ non sông nước nhà.

Làng cổ Đường Lâm nơi đây vẫn còn lưu giữ lại những nét ẩm thực truyền thống với nhiều món ăn ngon như gà mía, bánh tẻ, kẹo dồi và đặc biệt là thịt quay đòn gánh. Tương truyền vua Ngô Quyền sau khi thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng đã làm món thị quay đòn gánh để khao quân. Đến nay thịt quay đòn gánh vẫn là món ăn có trên mâm cỗ của người dân nơi đây cũng thiết đãi bạn bè, du khách đến thăm Đường Lâm.

Thịt ba chỉ lợn được chọn lọc kỹ càng để làm ra món thịt quay đòn.

23 thg 7, 2020

Tinh hoa gốm Chăm

Những bức phù điêu, họa tiết trang trí, tượng vũ nữ apsara... bằng gốm được trang trí trong những đền đài rêu phong, cổ của người Chăm ở vùng Nam Trung Bộ vẫn tồn tại hơn 1000 năm nay; những điệu múa cổ xưa như múa lu, múa đội nước... cũng được các vũ nữ sử dụng gốm làm đạo cụ mô phỏng lại những nét văn hóa đặc sắc của người Chăm đang thu hút du khách gần xa. Có thể nói, gốm không chỉ là dụng cụ phục vụ đời sống mà nó còn được ví như “vật trung gian” để người Chăm giao tiếp với thế giới thần linh. Từ những thông tin trên đã thu hút chúng tôi về với làng gốm cổ Bàu Trúc ở Ninh Thuận để khám phá tinh hoa nghề làm gốm của người Chăm. 

Độc đáo Gốm Bàu Trúc 


Chúng tôi về Ninh Thuận, vùng đất khô hạn nhất Việt Nam giữa những ngày nắng nóng đỉnh điểm. Nhiều hoạt động kinh tế, du lịch bị đình trệ do dịch COVID -19 và hạn hán nhưng tại làng gốm cổ Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) vẫn nhộn nhịp các hoạt động sản xuất. Tại các gia đình, các nghệ nhân vẫn cần cù nặn và các lò nung vẫn đỏ lửa để cho ra lò những mẻ gốm mới.


Làng gốm Bàu Trúc được xem là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại cho đến ngày nay. Hiện nay, làng gốm Bàu Trúc có khoảng 500 hộ dân thì có đến hơn 90% trong số đó vẫn làm nghề gốm.

14 thg 7, 2020

Không gian văn hoá dân tộc S’tiêng

Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo nằm tại xã Bình Minh, huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước), một nơi có ý nghĩa đặc biệt góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử của người S'tiêng nói chung và đồng bào sóc Bom Bo nói riêng. 

Điều ấn tượng của khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’Tiêng sóc Bom Bo là sự thay đổi trong cách thức trưng bày, đa dạng hóa các sản phẩm hay cách trang trí độc đáo của nhà dài truyền thống và khu phục dựng bản làng người sóc Bom Bo đều thể hiện rất rõ nét những đặc trưng của đồng bào nơi đây, góp phần quảng bá nét văn hóa dân tộc S’Tiêng đến với du khách khắp mọi miền.

Du khách chắc hẳn sẽ cảm thấy vô cùng thích thú khi thưởng lãm những chiếc chày giã gạo đơn sơ nhưng chắc chắn, chiếc bẫy chông nhỏ bé nhưng lại rất hiệu quả trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hay chiếc bầu hồ lô chứa nước uống hết sức tiện lợi... Các sản phẩm thủ công đã tạo thành yếu tố cơ bản trong văn hóa vật thể của cộng đồng người Stiêng, đáp ứng nhu cầu cơ bản về thẩm mỹ và nhu cầu an toàn trong sinh hoạt… Đây cũng là những mảnh ghép văn hoá đời sống đầy màu sắc của đồng bào S’Tiêng được đông đảo du khách trong và ngoài nước muốn khám phá và trải nghiệm.


Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo nằm tại xã Bình Minh, huyện Bù Đăng.

5 thg 7, 2020

Đà Lạt - Thủ phủ hoa xuất khẩu

Khi mới được bác sĩ Alexandre Yersin khám phá ra Đà Lạt chỉ là vùng đồi núi hoang vu thưa thớt bóng người, nay nó đã trở thành một thiên đường nghỉ dưỡng mang âm hưởng của bản hòa ca miền ôn đới, một thành phố ngàn hoa trong sương. Đà Lạt đang hướng đến việc trở thành trung tâm xuất khẩu hoa tươi của Đông Nam Á với mong muốn kim ngạch xuất khẩu phải vượt xa con số gần 50 triệu USD/năm như hiện nay để có thể tương xứng với tiềm năngcó thể sản xuất lên tới hơn 3,1 tỉ cành hoa/năm. 

Đà Lạt – dấu ấn xứ ngàn hoa 


Năm 1893, dẫu có lãng mạn đến mấy vị bác sĩ tài danh và có máu phiêu lưu, lãng tử người Pháp gốc Thụy Sĩ Alexandre Yersin cũng không thể tưởng tượng nổi vùng đất hoang vu trên cao nguyên Langbiang hùng vĩ, cao 1500 m so với mực nước biển mà ông đã khám phá ra sau chuyến thám hiểm dài ngày lại có ngày trở thành thành phố Đà Lạt mộng mơ được mệnh danh là một "tiểu Paris" kiều diễm giữa xứ Đông Dương nhiệt đới gió mùa, một “thành phố ngàn hoa” đẹp đến nao lòng người viễn khách.

3 thg 7, 2020

Nghệ thuật chạm gỗ cửa võng đình Diềm

Ngôi đình làng Diềm xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh là một trong những điểm đến thu hút du khách khi đến với tỉnh Bắc Ninh, bởi nơi đây lưu giữ một kiệt tác của nghệ thuật chạm khắc trên gỗ, đó là bức cửa võng. 

Được xây dựng năm 1692, đình làng Diềm thờ Đức thánh Tam Giang là hai anh em Trương Hống và Trương Hát, những người có công theo Triệu Việt Vương đánh giặc Lương vào thế kỷ thứ VI. 

Tháng 1 năm 2020, bức cửa võng đình Diềm đã chính thức được công nhận là Bảo vật Quốc gia.
 Đình làng Diềm có kiến trúc đặc trưng của đình làng Bắc Bộ, bao gồm nhà tiền tế, đại đình. Với 4 mái cong được xây dựng theo kiến trúc truyền thống, phía ngoài, trừ hình rồng vờn mây được chạm ở các đầu mái cong, tất cả phần khung gỗ còn lại của khung đình đều được bào trơn, soi gờ chỉ chạy thẳng. Bước vào cửa đình, ai cũng sửng sốt khi đập vào mắt là hình ảnh bức cửa võng hoành tráng, lộng lẫy và được chạm khắc công phu, cầu kỳ, có một không hai.

Cổng đình làng Diềm.

2 thg 7, 2020

“Cánh đồng rong biển” ở Ninh Thuận

Một điểm đến mới lạ tại Ninh Thuận thu hút du khách gần đây, đó chính là cánh đồng rong biển nằm cách trung tâm Tp. Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 10km về phía Nam, thuộc thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam. 

Nằm ở cuối con đường nhỏ dẫn vào thôn Từ Thiện là bãi biển với cánh đồng rong biển tự nhiên nổi bật một màu xanh kéo dài hơn 2km. Theo người dân địa phương, để nhìn thấy được vẻ đẹp xanh tươi tự nhiên của cánh đồng rong biển này thì du khách phải đến bãi biển từ lúc 4h – 9h và thời điểm từ 15h – 18h, nếu muộn hơn thì thủy triểu sẽ lên che lấp mất bãi rong.

Cánh đồng rong biển nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 10km về phía Nam, thuộc thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam. Ảnh: Nguyễn Luân

9 thg 6, 2020

Cây đa Di sản đền Thánh Tản

Cây đa cổ thụ trong khuôn viên đền thờ Tản Viên Sơn Thánh ở xóm Quýt (xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Nội) là “báu vật” xanh của vùng đất Xứ Đoài ngàn năm mây phủ.

Ở Việt Nam, cây đa được tìm thấy tại nhiều đình, chùa và khu vực làng quê. Hầu như làng quê truyền thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ trong làng và bên cạnh các di tích, gắn liền với phong cảnh làng quê “cây đa, bến nước, sân đình”. Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Câu chuyện về cây đa cổ thụ xóm Quýt nằm bên đền cổ thờ Tản Viên Sơn Thánh được nhắc đến nhiều lần trong câu chuyện của các chuyên gia thuộc Hội đồng Cây di sản Việt Nam (Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam) nhưng chỉ khi bước chân đến nơi này mới có thể cảm nhận được sự hoành tráng của một trong những cây đa cổ thụ được cho là lớn nhất ở Việt Nam.

Cây đa xóm Quýt nằm trong khuôn viên bên Đền thờ Tản Viên Sơn Thánh.

8 thg 6, 2020

Cá lăng om chuối đậu

Cá lăng là loại cá nước ngọt sinh sống chủ yếu ở phía Bắc Việt Nam và được mệnh danh là “ngũ quý hà thủy” (5 loại thủy sản quý nhất gồm cá Anh vũ, cá Dầm xanh, cá lăng, cá chiên và cá bỗng). Thịt cá lăng có thể chế biến được nhiều món ăn mà trong đó không thể không nhắc đến đó là món cá lăng om chuối đậu vô cùng hấp dẫn.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cá lăng có nhiều tác dụng tốt đến cơ thể con người với lượng protein lớn.Tuy nhiên lượng chất béo trong cá lại rất ít nên tốt cho sức khỏe, cùng với lượng omega 3 cao trong thịt cá sẽ giúp cho tim mạch.

Món cá lăng om chuối đậu thường ăn kèm với bún. 

29 thg 5, 2020

Lăng Khải Định - Kiệt tác nghệ thuật khảm sành xứ Huế

Trong số các loại hình nghệ thuật trang trí kiến trúc cung đình Huế, khảm sành sứ được đánh giá có vai trò và vị trí quan trọng hàng đầu trong việc tạo nên diện mạo tiêu biểu cho kiến trúc cung đình triều Nguyễn. Đại diện cho trào lưu nghệ thuật này chính là lăng Khải Định, một kiệt tác nghệ thuật khảm sành sứ của xứ Huế. 

Nghề khảm sành sứ có ở Huế vào khoảng thế kỉ XVII, ban đầu lưu truyền trong dân gian, sau mới được ứng dụng nhiều trong kiến trúc cung đình. Theo Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, nghệ thuật khảm sành sứ rất nổi tiếng trong trang trí kiến trúc cung đình Huế, đặc biệt là thời Nguyễn, nổi bật nhất là giai đoạn cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20.

Thời kì này nhiều công trình kiến trúc cung đình ở Huế đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật khảm sành sứ, tiêu biểu như: điện Thái Hòa, điện Kiến Trung, Thái Bình lâu, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, cung An Định… nhưng độc đáo và xứng đáng được xếp vào hàng kiệt tác thì chính là lăng Khải Định.

Lăng Khải Định còn gọi là Ứng Lăng, là lăng mộ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, toạ lạc trên núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế, nay thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sân chầu lăng Khải Định. Ảnh: Thanh Hòa

19 thg 5, 2020

Nét độc đáo của hai bảo vật quốc gia

Mới đây, tượng đôi sư tử đá chùa-đền Bà Tấm và chuông Nhật Tảo đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là những bảo vật quốc gia. Đây là hai bảo vật có sức sống lâu bền với thời gian gắn với những dấu mốc lịch sử quan trọng của Việt Nam đồng thời là đỉnh cao nghệ thuật điêu khắc đá và đúc đồng trong di sản văn hóa nước nhà. 

Tượng đôi sư tử - Tuyệt đỉnh của nghệ thuật điêu khắc


Tượng đôi sư tử đá chùa - đền Bà Tấm đặt tại Di tích chùa - đền Bà Tấm, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Báu vật này xuất hiện từ Thế kỷ XII (Thời Lý) được làm từ đá có kích thước lớn (cao 110, rộng 140 cm) và đặt trang trọng tại tòa Tam bảo của chùa.

Khuôn viên cụm di tích chùa, đền bà Tấm tại xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

18 thg 5, 2020

Mằng Lăng - Nhà thờ lưu giữ cuốn sách chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam

Nằm cách thành phố Tuy Hòa 35km về phía Bắc, nhà thờ Mằng Lăng là một trong những nhà thờ cổ, được xây dựng vào năm 1892 tại xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Nơi đây lưu giữ cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam “Phép giảng tám ngày” của linh mục Alexandre de Rhodes in năm 1651 tại Roma, Italia. 

Nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng trong khuôn viên 5.000 
m2, theo lối kiến trúc Gothic. Trên đỉnh của nhà thờ là hai tháp chuông hai bên, ở giữa là thập tự giá, biểu tượng của thánh đường. Mặt tiền là những lối vào hình mái vòm, các cửa sổ hình búp măng xung quanh phía trên tường bao bọc nhà thờ. Không chỉ mang phong cách kiến trúc xuất xứ châu Âu, nhà thờ Mằng Lăng còn có những họa tiết chạm trổ tinh xảo, toát lên chất mộc mạc văn hóa Việt trên những cánh cửa chính bằng gỗ.

Khuôn viên nhà thờ thoáng mát, rợp cây xanh, trước sân có một khu hầm nhỏ, được xây dựng khá kỳ công trong lòng một quả đồi giả. Bên trong hầm lưu giữ cuốn sách "Phép giảng tám ngày" và nhiều bức điêu khắc chạm trổ kể lại những câu chuyện về Chân Phước Anre Phú Yên(1625-1644), là một trong những vị quan thầy của giáo lý viên và giới trẻ Công giáo thế giới.

11 thg 5, 2020

Măng trúc Yên Tử xào thịt bò

Đến với Yên Tử, Quảng Ninh bạn không chỉ được du ngoạn và ngắm nhìn thiên nhiên đất trời mà còn được thưởng thức những món đặc sản được chế biến từ măng trúc. Trong đó món ăn quen thuộc nhất phải kể đến món măng trúc xào thịt bò.

Mùa xuân, là mùa của Lễ hội và cũng là mùa thu hoạch măng trúc của người dân sống quanh dãy núi Yên Tử, Quảng Ninh. Vào những ngày này, khi tới đây, du khách sẽ thấy người dân bán măng trúc dọc các tuyến đường. Món này ngon và lạ đến mức hầu như ai đi du lịch Yên Tử cũng mua một vài bó về thưởng thức.

Măng trúc không chỉ là món ăn được sử dụng nhiều trong thực đơn của các nhà sư, tu sĩ mà còn là món ăn phổ biến của nhiều gia đình Việt. Vì sống ở độ cao trên núi chịu nhiều sương gió, rét lạnh nên măng trúc Yên Tử có độ chắc và nhỏ hơn những loại măng trúc ở khu vực khác. Măng có vị ngọt bùi, hơi đắng và đậm hương vị của núi rừng. Để loại bỏ bớt độ đắng của măng, trước khi chế biến phải rửa măng sạch, cắt thành các lát nhỏ, bổ dọc. 

Măng trúc được lựa chọn ở Yên Tử (Quảng Ninh), thịt bò là phần thăn (lưng) bò cùng các loại rau sống.