Hiển thị các bài đăng có nhãn An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

15 thg 9, 2020

Di tích Nhà Mồ Ba Chúc – Tri Tôn – An Giang

Di Tích Nhà mồ Ba Chúc thuộc thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, An Giang đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào ngày 10/7/1980. Nơi đây lưu giữ hài cốt của những người dân vô tội bị sát hại và được xem là một bản cáo trạng về tội ác diệt chủng của Pôn Pốt, muôn đời còn ghi nhớ. Đồng thời khẳng định giá trị nhân văn, tính chính nghĩa và nghĩa vụ quốc tế cao cả của Quân tình nguyện Việt Nam đối với sự nghiệp giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng và tái thiết đất nước. 

Di Tích Nhà mồ Ba Chúc – Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên 

Nằm dưới chân dãy Thất Sơn hùng vĩ, thị trấn Ba Chúc, trước kia là xã Ba Chúc, cách biên giới Việt Nam – Campuchia khoảng 7km. Vào đầu năm 1977, dân số của Ba Chúc hơn 16.000 người, chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống, buôn bán nhỏ. Đây cũng là vùng đất khởi nguồn và trung tâm của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, với nhiều buổi sinh hoạt lễ hội, lễ cúng phản ánh đời sống tinh thần phong phú của người dân địa phương. 

7 thg 9, 2020

Đình Vĩnh Nguơn An Giang – Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia

Châu Đốc là vùng đất “tân cương biên trấn” có 4 dân tộc Kinh- Hoa- Chăm- Khmer cùng sinh sống, tạo nên văn hóa đa dạng đặc sắc. Nơi đây có rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, nhiều lễ hội mang đậm yếu tố tâm linh, trong đó không thể không nhắc đến Đình thần Vĩnh Ngươn.

Đình Vĩnh Nguơn tọa lạc trên ở điểm giao nhau giữa sông Hậu và nơi khởi đầu của dòng kênh Vĩnh Tế thành một ngã ba mênh mông sóng nước, thuộc phường Vĩnh Ngươn, Thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. 

Đình Vĩnh Nguơn nằm bên bờ sông tuyệt đẹp 

16 thg 8, 2020

Thăm thánh đường xưa ở xứ cù lao

Trên cù lao khuất nẻo giữa sông Tiền, một ngôi thánh đường theo kiểu Tây phương xuất hiện tại vùng sông nước như thế này làm cho nhiều người không khỏi ngạc nhiên và thích thú. Nhà thờ Cù Lao Giêng (xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) được Pháp xây dựng vào năm 1877 và được xem là một trong những nhà thờ xưa nhất miền Nam. Nhiều năm qua, nơi đây không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo của bà con họ đạo tại địa phương mà còn là điểm tham quan hấp dẫn du khách gần xa.

12 thg 8, 2020

Nhớ thời “về sông ăn cá…"

Thuở xưa, ở quê tôi cá tôm đầy sông mặc sức thưởng thức hương vị thơm ngon của đồng đất. Giờ đây, thiên nhiên không còn hào sảng nữa, cá, tôm trở nên hiếm hoi, đắt đỏ…
Đặc sản ở chợ
Chiều chiều, chúng tôi rảo ngang chợ Bình Khánh hoặc Mỹ Long (TP. Long Xuyên, An Giang) để tìm mua những con cá ngon về thưởng thức. Nhiều lúc phải tranh thủ dữ lắm mới mua được vài ba con cá sông, cá đồng chế biến. Hôm trước, ghé qua chợ Bình Khánh thấy người phụ nữ bưng thau cá sông đủ loại như: cá xát, cá vồ đém, cá dảnh, cá mè vinh… Vừa đặt thau cá xuống, nhiều phụ nữ “bu” lại. Chỉ trong chớp mắt, thau cá đã được bán sạch. Từ đó cho thấy, nhu cầu ăn cá sông của dân thành thị là rất cao. 

Trên đỉnh Ba Thê…

Bạn ngại leo núi nhưng lại thích khám phá những bí ẩn của thiên nhiên, những truyền thuyết dân gian và muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi rừng, hãy đưa ngay núi Ba Thê (Thoại Sơn, An Giang) vào lịch trình. Không cao như núi Cấm, không có nhiều công trình được đầu tư quy mô nhưng núi Ba Thê sẽ khiến những “tín đồ” xê dịch thích thú với vẻ hoang sơ hùng vĩ với những câu chuyện huyền bí, đôi khi vẫn còn là ẩn số với người dân nơi đây!

Cách trung tâm TP. Long Xuyên khoảng 40km, núi Ba Thê hiện ra xanh ngút ngàn, nằm vững chãi, chứng kiến biết bao thăng trầm của thời gian. Đây là một trái núi trong cụm núi Ba Thê gồm 5 núi cũng thuộc huyện Thoại Sơn, đó là: Ba Thê, núi Nhỏ, núi Tượng, núi Trọi và núi Chóc.

Núi Ba Thê lớn nhất với độ cao 221m, chu vi khoảng 4.220 m, nằm lẻ loi giữa cánh đồng Tứ giác Long Xuyên, thuộc thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn). Năm 2002, đường lên núi Ba Thê được tu sửa để phục vụ du lịch. Đường dài chừng 2km, tráng xi-măng phục vụ nhu cầu du lịch và đi lại của người dân địa phương.

Chùa Ông Bắc (Bắc Đế Miếu) – Long Xuyên – An Giang

An Giang là là tỉnh độc đáo có bốn dòng văn hoá Việt – Hoa – Khmer – Chăm với những phong tục, tập quán riêng. Đối với người Hoa, niềm tin vào những giá trị tâm linh chiếm một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của họ, trở thành truyền thống được tiếp nối giữa các thế hệ. Tại những địa phương có đông đảo người Hoa sinh sống, du khách sẽ bắt gặp những ngôi miếu thờ các bậc thánh nhân để phù hộ cho cộng đồng người Hoa luôn gặp được may mắn, thuận lợi trong cuộc sống. Trong đó không thể không nhắc đến chùa Ông Bắc còn gọi là Bắc Đế Miếu – Hội quán đầu tiên của người Hoa ở An Giang nằm trên đường Phạm Hồng Thái bên bờ sông Long Xuyên, cách cầu Duy Tân khoảng 10m, thuộc phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Chùa Ông Bắc còn gọi là Bắc Đế Miếu

Bắc Đế Miếu được xem như cơ sở thờ tự của những người Hoa di cư từ tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đến sinh cơ lập nghiệp tại An Giang. Họ cùng nhau xây dựng Hội quán, thực chất là văn phòng hành chính để làm hội sở liên lạc đồng hương, nhưng thường đưa thêm các tượng thần Bắc Đế, Thiên Hậu, Ngọc Hoàng, Quan Công vào thờ nên người Việt gọi là chùa. Như chùa Ông Bắc tức là thờ Bắc Đế.

8 thg 8, 2020

Đình Thoại Ngọc Hầu ở Thoại Sơn – An Giang

Với địa hình đa dạng từ sông nước hữu tình đến đồng lúa mênh mông hay núi non huyền bí, vùng đất Thoại Sơn từ lâu đã là một trong những điểm đến hấp dẫn. Ngoài những danh lam thắng cảnh như lòng hồ ông Thoại, Linh Sơn Tự, tượng Phật bốn tay, bàn chân Tiên, đại thanh đao huyền bí trên núi Ba Thê, du khách đến Thoại Sơn cũng không thể quên một di tích lịch sử rất quan trọng, đó là đình Thoại Ngọc Hầu. 

Đình Thoại Ngọc Hầu 

Thoại Ngọc Hầu (1761 – 1829, tên thật là Nguyễn Văn Thoại) là tướng lĩnh thân cận của chúa Nguyễn Ánh (sau này là vua Gia Long triều Nguyễn). Ông được người dân Nam bộ rất mực tôn kính vì có công lớn trong việc lập làng lập ấp, giữ yên và phát triển vùng đất Nam Bộ, đặc biệt ở Thoại Sơn. Là một trong những nơi lưu dấu của danh thần Thoại Ngọc Hầu trong quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ, đình thần Thoại Ngọc Hầu ở thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang gắn với bia Thoại Sơn trải qua thời gian vẫn giữ nguyên nét cổ xưa, huyền bí. 

29 thg 7, 2020

Về miền Tây tận mắt xem nghề 'ăn dưới đất, làm trên trời'

Thốt nốt là loại cây đặc trưng gắn liền với hình ảnh đời sống của đồng bào dân tộc Khmer An Giang. Thật thú vị khi chứng kiến nghề 'ăn dưới đất, làm trên trời' để cho ra loại đường thốt nốt thơm phức, vàng óng. 

Đường thốt nốt An Giang vẫn được nấu thủ công nên hấp dẫn du khách 

Do đặc thù địa hình thổ nhưỡng, ở An Giang chỉ có hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên cây thốt nốt sinh sôi phát triển tốt. Tất cả các bộ phận của cây thốt nốt đều được tận dụng từ thân, cho đến lá, hoa, quả để phục vụ cho đời sống hằng ngày. 

28 thg 7, 2020

Những nơi lưu dấu cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở An Giang

Những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ XX, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi ở Nam Bộ để truyền bá tư tưởng yêu nước. 

Tại An Giang, chùa Giồng Thành (phường Long Sơn, TX. Tân Châu) và chùa Hòa Thạnh (xã Nhơn Hưng, Tịnh Biên) là 2 địa chỉ mà cụ Phó bảng thường lui tới hoạt động, trở thành nơi minh chứng cho tinh thần cách mạng, lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc nói chung và nhân dân An Giang nói riêng.

Chùa Giồng Thành còn gọi là Long Hưng tự (phường Long Sơn) do hòa thượng Trần Minh Lý đứng ra khởi công xây dựng vào năm 1875. Sở dĩ chùa có tên Giồng Thành vì chùa được xây dựng trên một giồng đất cao và trên nền hào thành của nhà Nguyễn trước đây là Tân Châu Bảo. Chùa được xây dựng theo chữ “Song Hỷ”, gồm 3 gian: chánh điện, nhà giảng và hậu tổ.

18 thg 7, 2020

Thất Sơn (Bảy Núi) – báu vật đồng bằng sông Cửu Long

An Giang thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 3.536,68 km2, dân số gần 2,2 triệu người, là một vùng châu thổ trù phú hiếm có của hạ lưu vực sông MêKông, chiếm phần lớn trong vùng Tứ giác Long Xuyên. Thiên nhiên đã tạo cho vùng châu thổ này những tiềm năng vô giá thuộc loại nhất khu vực và thế giới; nổi bật nhất là: đất đai phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào – sinh thái ngập nước, khí hậu ôn hòa quanh năm; là trung tâm của nền văn hóa Óc Eo; và đặc biệt không chỉ có thế mạnh về lúa nước và cá nước ngọt mà còn là tỉnh duy nhất ở đồng bằng có nhiều núi.


Bảy Núi – Thất Sơn hùng tráng là vùng bán sơn địa nằm giữa vùng đồng bằng bằng phẳng, bao la của vùng cực Tây đồng bằng sông Cửu Long giáp Campuchia, trải dài trong phạm vi các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, thành phố Châu Đốc và huyện Thoại Sơn của tỉnh An Giang; tiểu vùng này gọi là vùng Bảy Núi, hay cũng gọi là Thất Sơn; tổng diện tích của 04 đơn vị trên chiếm 42% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, nhưng dân số trong vùng chỉ chiếm 25% dân số toàn tỉnh. Điểm quan trọng ở đây là vị trí địa kinh tế du lịch – thương mại qua biên giới và vị trí địa chính trị của nó – đây cũng là đặc trưng của vùng Tứ giác Long Xuyên ở đồng bằng sông Cửu Long (giữa đồng bằng rộng lớn lại có núi rừng) có một không hai trên thế giới. 

16 thg 7, 2020

Khám phá điện Mười Ba

Cùng với hang Bác Vật Lang, hang Công Đức, điện Mười Ba được xem là thử thách khắc nghiệt với những ai muốn trải nghiệm cảm giác ngập chìm trong lòng đá và kiểm chứng sự can đảm của bản thân.

Nghe đến điện Mười Ba, tôi cứ nghĩ đó là một am, miếu hay điểm thờ cúng nào đó trên núi Cấm. Nhưng thực chất, điện Mười Ba là một cái hang sâu hun hút. Với người dân cư ngụ trên núi, điện Mười Ba là chốn linh thiêng. Cùng với đoàn khảo sát hoạt động du lịch núi Cấm, tôi quyết thử một chuyến chinh phục hang động huyền bí này.

Để đến được điện Mười Ba, đoàn khảo sát phải đi qua những bậc đá lớn dẫn xuống một triền dốc. Phía trước điện có thờ một bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát để du khách cầu nguyện trước khi vào hang. Người phụ nữ dẫn đường cho biết, phía trong điện Mười Ba khá tối nên phải mua 15 cây nến cắm dọc đường để mọi người thấy lối đi.

Vừa vào hang được chừng 10m thì cảm giác ngột ngạt vì thiếu dưỡng khí ập đến. Lúc này, thế giới trước mắt tôi chỉ toàn đá và đá. Tiếng cười nói của các thành viên trong đoàn cũng không còn, thay vào đó họ gọi nhau í ới để “giữ liên lạc”. 

Bắt đầu khám phá điện Mười Ba 

12 thg 7, 2020

Ấn tượng vồ Ông Tà

Thoạt nghe đến vồ Ông Tà, tôi có chút bất ngờ bởi cái tên này còn khá xa lạ dù lắm lần đã dọc ngang vùng Bảy Núi. Theo sự chỉ dẫn của người quen, tôi đến khu vực này trong một ngày nắng hạ để tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ của vồ Ông Tà ẩn mình dưới chân núi Kéc thuộc xã Thới Sơn (Tịnh Biên, An Giang).

Con đường cát lún chạy ngoằn ngoèo qua những vườn cây xanh mát dẫn tôi đến với vồ Ông Tà. Giữa khung cảnh thiên nhiên trầm mặc, tiếng xe máy của tôi là thứ duy nhất "đánh động" không gian yên tĩnh này. Thi thoảng, vẫn có những căn nhà nằm lẫn khuất dưới màu xanh của lá. Tìm mãi mới có người hỏi thăm để biết còn bao lâu nữa mới đến được vồ Ông Tà.

Theo hướng dẫn của một cụ ông ngoài 70 tuổi, tôi quẹo sang con đường tráng xi-măng bằng phẳng dẫn lên vồ Ông Tà. Giữa màu xanh của cây cỏ, con đường màu trắng nổi bật lên như một dải lụa giữa thiên nhiên. Nếu anh bạn nào có flycam, hẳn sẽ rất thích với việc chụp ảnh từ trên cao để thấy rõ sự tương phản màu sắc ở khu vực này. Tiếng máy xe ngưng hẳn. Không gian trở về im lặng. Trước mặt tôi là con dốc khá cao, cũng được tráng xi-măng bằng phẳng. 

Miếu Ông Tà được người dân tới lui hương khói 

Hương vị rừng Bảy Núi

Mùa mưa đến cũng là lúc cây rừng Bảy Núi đơm bông, kết trái. Với nhiều người, trái cây rừng tuy không cao lương mỹ vị nhưng lại ẩn chứa tình cảm của quê hương, phảng phất một chút tuổi thơ của những ai lớn lên trong cái nắng, cái mưa của vùng Bảy Núi.

Bảy Núi những ngày mưa đất trời dịu mát. Những cánh rừng cũng vì thế trở nên xanh tươi. Lúc ấy, những đứa trẻ ở miệt bán sơn dã này bắt đầu “mùa ăn vặt” với mấy loại trái rừng. Theo quan niệm dân gian, cây nào không được trồng thuần dưỡng thì sẽ gọi là “rừng”. Bởi thế, những loài cây hoang dại mọc sát vách nhà thì trái của chúng vẫn được gọi là trái rừng như một lẽ tự nhiên. Theo chân người bạn về xã An Cư (Tịnh Biên, An Giang) trong một ngày mưa, tôi men theo mấy con đường mòn dưới những hàng thốt nốt đi tìm trái chồi mồi. 

6 thg 7, 2020

Chợ 'độc' miền Tây: Chợ chuột đồng Phù Dật

Chỉ mua bán một mặt hàng duy nhất là chuột đồng và mỗi ngày tiêu thụ 4-5 tấn chuột, cũng không quá ngoa nếu nói chợ chuột đồng Phù Dật là chợ chuột lớn nhất nước.

Một thương lái chở chuột đồng đến bán tại chợ Phù Dật - Ảnh: THANH TÚ

Nằm cách quốc lộ 91 vài trăm mét, chợ chuột đồng lớn nhất miền Tây lấy tên dòng kênh bao quanh ngôi làng nhỏ - nơi đó người dân chuyên nghề săn bắt, buôn bán chuột đồng thuộc ấp Bình Chiến (xã Bình Long, huyện Châu Phú, An Giang) làm cái tên riêng cho mình mang đậm dáng dấp miền Tây - chợ chuột đồng Phù Dật.

Chợ 'độc' miền Tây: Chợ Mây núi Cấm

Trên đỉnh núi Cấm, hàng chục năm qua có một ngôi chợ độc nhất vô nhị của miền Tây - chợ ấp Thiên Tuế, người dân vẫn quen gọi với cái tên dân dã là "chợ Mây núi Cấm", đúng với đặc điểm của chợ.

Chợ Mây núi Cấm chỉ họp khoảng 2 tiếng đồng hồ, sau đó mỗi người sẽ quảy gánh tủa ra đi bán ở nhiều điểm khác nhau cho đến khi hết hàng mới xuống núi - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Núi Cấm còn có tên gọi khác là Thiên Cấm Sơn, nằm trong dải Thất Sơn (vùng Bảy Núi), xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang. Núi Cấm hiện là ngọn núi cao nhất vùng ĐBSCL với độ cao hơn 700 m so với mực nước biển.

2 thg 7, 2020

Chợ 'độc' miền Tây - Chợ bò Tà Ngáo

Ngày nào cũng vậy, sóc Tà Ngáo ở ấp Phú Tâm, xã An Phú, huyện Tịnh Biên, An Giang cứ rộn ràng tiếng "ụm ò" của hàng trăm chú bò. Nơi này là điểm giao thương bò duy nhất, độc đáo nhất miền Tây.

Sau mỗi cuộc giao dịch thành công, bò được bấm khoen, đóng dấu và đưa lên xe tải chuyển đi khắp các tỉnh thành - Ảnh: BỬU ĐẤU

29 thg 6, 2020

Hàng cây thốt nốt tuyệt đẹp ở Núi Phú Cường – Tịnh Biên – An Giang

Về An Giang, khách du lịch sẽ bắt gặp một loại cây đặc trưng đã gắn bó sâu sắc với người dân nơi đây – cây thốt nốt. Tên gọi “thốt nốt” do người địa phương đọc chệch từ tiếng Khmer là “th’not”. Cây thốt nốt hiện hữu khắp mọi nơi dọc miền quê An Giang, từ những con đường uốn cong rợp mát đến những cánh đồng lúa bát ngàn hay những ngọn núi hùng vĩ giữa đồng bằng cũng đều có bóng dáng loài cây ấy. Chính vì vậy An Giang được mệnh danh là xứ sở của cây thốt nốt.

Thốt nốt gắn liền với đời sống người Khmer nơi đây. Cây được trồng bằng hạt và hợp với vùng đồi núi khô hạn. Sau 20-25 năm trồng, cây trưởng thành cao từ 5- 7m, có đường kính thân cây từ 30 – 40cm như cây dừa, lá dài và xanh như lá cọ. Lá cây thốt nốt có thể dùng lợp nhà hay làm chất đốt. Thân cây thốt nốt có thể dùng làm cột nhà, bàn ghế đều được. Đặc biệt trái thốt nốt là nguyên liệu làm nên nhiều món ăn đặc sản, dân dã là đặc sản xứ An Giang. Nổi tiếng là cơm lấy từ trái thốt nốt, nước thốt nốt tươi ngọt mát, đường tán thốt nốt, chè thốt nốt nốt, hay bánh gói, bánh bò…

Khu sinh thái ẩm thực Hana Bana – An Giang

Khu sinh thái ẩm thực Hana Bana nằm ở tỉnh lộ 943 ông Cường, xã Vĩnh trạch, Huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Đây là địa điểm du lịch An Giang mới toanh được đầu tư khá kỹ lưỡng rất thích hợp cho những ai yêu thích phong cảnh miệt vườn thơ mộng.

Đến với Khu du lịch sinh thái ẩm thực Hanabana, chắc chắn bạn sẽ choáng ngợp bởi khuôn viên thoáng mát được bao phủ cây xanh khắp mọi nơi, không khí trong lành, yên tĩnh. Nếu bạn đang có ý định “bỏ trốn” khỏi thành phố ồn ào náo nhiệt để hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng những giây phút thư giãn thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng, thì Khu sinh thái ẩm thực Hanabana là điểm đến lý tưởng cho bạn.


Khuôn viên thoáng mát được bao phủ bởi cây xanh

28 thg 6, 2020

Cửu Trùng Đài – Tịnh Biên – An Giang

Cửu Trùng Đài nằm ven Quốc lộ 91 thuộc thị trấn Nhà Bàng, cách Thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên 6km về hướng Bắc. Đây là một quần thể kiến trúc độc đáo mang màu sắc tôn giáo Cao Đài gồm 03 tòa tháp với độ cao thấp khác nhau rất nổi bật.

Quần thể kiến trúc độc đáo mang màu sắc tôn giáo Cao Đài

Khu tháp Cửu Trùng Đài, được một cư sĩ tên Huỳnh Tâm xây dựng vào thập niên 1960 với mục đích đại đồng tôn giáo.

Chùa Hòa Thạnh (Chùa Cây Mít) – Tịnh Biên – An Giang

Trong suốt các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nhiều ngôi chùa trên địa bàn tỉnh An Giang trở thành nơi đùm bọc, nuôi chứa cán bộ hoạt động cách mạng. Trải qua thời gian, những ngôi chùa này trở thành minh chứng cho lịch sử hào hùng của quân và dân An Giang, trong đó phải kể đến chùa Hòa Thạnh.

Chùa Hòa Thạnh hay Hòa Thạnh Cổ Tự, dân gian thường gọi phổ biến nhất là chùa Cây Mít

Chùa Hòa Thạnh hay Hòa Thạnh Cổ Tự, dân gian thường gọi phổ biến nhất là chùa Cây Mít tọa lạc tại xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của vùng đồng bằng Nam Bộ.