Hiển thị các bài đăng có nhãn Điện Biên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Điện Biên. Hiển thị tất cả bài đăng

1 thg 5, 2017

Tới “thung lũng mắt trời” xem đám cưới của người Xạ Phang

Lễ cưới hỏi truyền thống của người Xạ Phang thường diễn ra trong hai ngày. Sau các nghi lễ quan trọng, đôi vợ chồng chính thức bắt đầu cuộc sống mới.

Nằm ở độ cao hơn 1.400 mét so với mực nước biển, bao bọc tứ bề là điệp trùng núi, thung lũng Thèn Pả, xã Sa Lông, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên còn được người dân nơi đây quen gọi là “thung lũng mắt trời”. 

27 thg 3, 2017

Tháng 3 - mùa hoa ban rừng nở rộ

Hoa ban rừng cùng với khăn piêu, váy cóm là những mảnh ghép gần gũi trong văn hóa người Thái ở Tây Bắc.

Tháng 3, khi nắng ấm dần cũng là lúc Tây Bắc chìm trong sắc trắng hoa ban. Trên quốc lộ 6 đi Sơn La, Điện Biên, bên vách núi cheo leo... hoa ban đã nở rộ. 

21 thg 3, 2017

Ngắm hoa gạo đẹp rực rỡ trên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ

Dù đã ở thời điểm cuối mùa, song hoa gạo vẫn nở rực đỏ trên nền trời Tây Bắc.

Những “ngọn lửa trên trời” như xóa tan màn sương giăng bao phủ quen thuộc của miền núi biên cương Tổ quốc.

9 thg 3, 2017

Nộm hoa ban: Đặc sản vùng Tây Bắc

Đồng bào Thái thường ít khi thiếu món ăn từ hoa Ban, trong đó có nộm hoa Ban.

Để làm được món nộm hoa ban ngon nhất thì Hoa Ban phải là hoa được hái từ trên rừng

7 thg 3, 2017

Độc đáo ngày Tết Nào Pê Chầu của người Mông

Tết cổ truyền “Nào Pê Chầu” của người Mông được lưu truyền qua bao đời nay góp phần tô đậm thêm tình đoàn kết trong cộng đồng, đồng thời đây là dịp để các gia đình thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, đất trời đã phù hộ cho mùa màng bội thu, con cháu có sức khỏe, cuộc sống bình yên, hy vọng vào năm tới cuộc sẽ tươi đẹp hơn.

Khi thời khắc giao mùa sắp đến, năm cũ qua đi để đón mừng sang một năm mới, không khí vui tươi nhộn nhịp đã tràn ngập trong khắp bản làng của người Mông, các gia đình bắt đầu mổ lợn để chuẩn bị đón tiếp anh em họ hàng đến ăn mừng trong dịp Tết cổ truyền.

Đến tối ngày 29, các gia đình bắt đầu ngâm gạo nếp để đến sáng sớm ngày 30 sẽ giã bánh dày. Đây là loại bánh không thể thiếu trong mâm cúng nhân dịp Tết của người Mông. Sau khi bánh dày vừa được giã nhuyễn, người ta nặn một cái đầu tiên để cúng cùng với mâm cúng tất niên, sau đó nặn một cái to nhất vừa đầy cái mẹt để mồng 3 Tết cúng mời tổ tiên.
Tết Nào Pê Chầu của người Mông được diễn với nhiều nghi lễ, gồm: Lễ quét bồ hóng, Lễ cúng Xử Ka, Lễ cúng tất niên, Lễ lấy nước lộc năm mới và Lễ hạ mâm.

5 thg 3, 2017

Gỏi cá đãi khách quý của người Thái ở Điện Biên

Gỏi cá là món ăn trong những dịp đặc biệt, thời khắc sum họp gia đình, hoặc đón khách quý... của mỗi gia đình người Thái tỉnh Điện Biên.

Người dân Tây Bắc vẫn luôn truyền miệng câu nói “Người Xá ăn theo lửa, người Thái ăn theo nước”, để chỉ phong tục sinh hoạt của các dân tộc. Người Thái thường sống bám theo sông nước, biết trồng lúa, đào ao thả cá, đánh bắt tôm cá, nên những món ăn, ẩm thực đa dạng và có nét riêng. 

4 thg 3, 2017

Tái hiện lễ Xử Ca của người Mông

Tết cổ truyền - Nào pê Chầu là một lễ hội đặc trưng, tiêu biểu nhất về văn hóa truyền thống của dân tộc Mông. Tết là khoảng thời gian nghỉ ngơi, đoàn tụ gia đình, thôn, bản để cùng nhau ôn lại và trao đổi kinh nghiệm sau một năm lao động sản xuất, tô đậm tình đoàn kết trong cộng đồng, là dịp để các gia đình thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, trời đất đã phù hộ cho mùa màng bội thu, con cháu có sức khỏe, cuộc sống bình yên qua đó cầu mong năm mới cuộc sống tốt đẹp hơn. 

Thầy cúng (chủ nhà) làm lễ cúng bàn thờ Xử Ca. 

Vào ngày Tết cổ truyền “Nào pê Chầu”, bên cạnh thờ cúng tổ tiên, hệ thống ma nhà, trong năm mới người Mông (Điện Biên) rất coi trọng việc thờ cúng bàn thờ “Xử Ca”. Bàn thờ “Xử Ca” là ma có vị trí quan trọng trong hệ thống các ma nhà của người Mông, gắn liền với sự giàu có nhất là tiền bạc. Nơi thờ “Xử Ca” ở gian giữa nhà. Chỗ thờ được dán một miếng giấy màu trắng và cắm 3 hoặc 5 túm lông gà được bôi ít máu gà. 

3 thg 3, 2017

Những di tích lịch sử ở Điện Biên Phủ

Đến Điện Biên hôm nay, không thể không đến thăm những di tích đã đi vào lịch sử thế giới.

Quần thể khu du lịch hồ Pa Khoang có tổng diện tích 2.400ha, trong đó diện tích rừng 1.320ha, diện tích mặt nước 600ha, có sức chứa hơn 37,2 triệu mét khối nước. 

7 thg 9, 2016

Thơm nồng hương xôi tím Tây Bắc

Ai từng lên Tây Bắc và có dịp thưởng thức các món ăn của đồng bào Thái nơi đây chắc chắn không thể quên được sắc màu tuyệt đẹp lẫn hương vị của món xôi tím thơm lừng. 

Xôi tím - Ảnh: V.N.A. 

Quốc lộ 279, ngược dòng sông Đà. Chiếc xe trồi sụt trên con đường đầy đất đá, ngồi trên xe mà đầu cứ va vào nóc đau điếng. Thỉnh thoảng bánh xe lại lọt thỏm trong vết hằn do bùn lầy làm ai cũng hú tim.

22 thg 5, 2016

Thích mê những trái đào rừng chín mọng ở chợ vùng cao

Không chỉ có màu sắc bắt mắt, những trái đào rừng còn có hương vị ngọt, thơm rất đậm đà, gây "nghiện" cho người thưởng thức. Tháng 5, chính là thời điểm những trái đào chín rộ và cho thu hoạch. 

Cứ đến độ tháng 5, du khách có dịp lên Tây Bắc sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh sườn núi ngập sắc xanh, đỏ của những trái mận, đào. Khung cảnh đẹp nên thơ này không chỉ thu hút khách du lịch muốn lên ngắm cảnh đẹp vùng Tây Bắc, mà các thương lái cũng đổ xô lên vùng núi để thu mua những trái mận, đào tươi ngon vận chuyển về xuôi. 

Ở khắp các khu chợ Điện Biên, Sơn La… đào, mận được bày bán, nhìn những rổ đào, mận chín mọng ai cũng thèm thuồng. Trước đây, đào được bán trên thị trường chủ yếu là đào phát triển tự nhiên trong rừng, những cây đào cổ này cho ra những trái đào có lông, càng chín càng có màu đỏ đậm, ruột vàng. Nhưng ngày nay, người dân đã cấy, ghép tạo ra nhiều giống đào như: đào lai mận, đào Pháp, đào Bích Nhị. 

8 thg 5, 2016

Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là không gian sống động ghi dấu về chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu năm xưa.

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ khánh thành ngày 5/5/2014, là công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2014). Nhà Bảo tàng được thiết kế dạng hình nón cụt, phần trang trí xung quanh công trình được tạo hình quả trám tượng trưng như tấm lưới ngụy trang của chiếc mũ bộ đội cụ Hồ.

8 thg 1, 2016

Tết hoa độc đáo của đồng bào Cống, Điện Biên

Theo tổ tiên người Cống lưu truyền, nếu Tết hoa chưa được tổ chức thì chưa ai được phép đi phát nương, đào củ mài và vui chơi, ca hát.

Tết hoa là lễ hội cổ truyền đặc sắc mà không phải tộc người nào cũng có. Ảnh: Baotintuc.vn

Dân tộc Cống hiện chỉ còn khoảng 1.000 người, sinh sống trong 4 bản rải rác tại các huyện Điện Biên, Mường Nhé và Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên). Theo quan niệm của người Cống, cứ trong tháng 9 âm lịch, sau khi thu hoạch mùa màng xong, mỗi nhà tự ăn tết theo điều kiện của gia đình mà không có ngày cụ thể. Trước đây, tết diễn ra từ (03 - 04) ngày, nay rút ngắn lại chỉ còn 01 ngày, 01 đêm.

26 thg 5, 2015

Cao nguyên đá Tủa Chùa

Cao nguyên đá Tủa Chùa (huyện Tủa Chùa, Điện Biên) nằm trên độ cao 1.500m so với mực nước biển với hình dạng đá tai mèo “xếp lũy, xếp thành” gắn với những cái tên nghe lạ tai như: núi đá Tò Cu Nhe, núi đá Chung Khóa, núi đá Chung Si Seng, thành đá Vàng Lồng... đã thu hút du khách về miền Tây Bắc bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ.

Cách trung tâm tỉnh Điện Biên gần 130km, với khoảng 3/4 diện tích là núi đá tai mèo, cao nguyên đá Tủa Chùa được ví là một “tiểu Đồng Văn thứ hai” của Tổ quốc. Từ trung tâm huyện Tủa Chùa, men theo con đường Tỉnh lộ 129, chúng tôi phải vượt qua quãng đường dài 30 km để đi vào cao nguyên đá với nhiều đoạn đường uốn lượn, vượt nhiều núi, vực sâu, dốc cao. Nhưng bù vào sự vất vả của quãng đường đó, chúng tôi cũng lại được mãn nhãn khi được chiêm ngưỡng cảnh đẹp vô cùng thú vị của núi rừng Tây Bắc.

Tả Phìn trong tiếng Mông có nghĩa là một vùng đất bằng trải rộng trên núi cao. Bởi vậy những dãy núi đá tai mèo nơi đây không sừng sững như ở Đồng Văn (Hà Giang) mà tạo thành những ngọn đồi nhấp nhô, uốn lượn, nằm rải rác chạy dọc theo con đường tỉnh lộ 129. Thời tiết ở đây dường như không quá khắc nghiệt nên cuộc sống của hơn 570 hộ đồng bào người Mông với trên 3.300 nhân khẩu vẫn có thể phát triển kinh tế nông nghiệp với các loại cây trồng như ngô, lúa nương, mận, đào...

25 thg 5, 2015

Một ngày ở bản Noong Chứn của Điện Biên

Một ngày ở bản văn hóa Noong Chứn, tỉnh Điện Biên, sẽ mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị về cuộc sống của đồng bào dân tộc Thái đen thông qua cách chế biến ẩm thực truyền thống cùng những điệu múa xòe đặc trưng.

Ruộng bậc thang ở Điện Biên nhìn từ trên cao - Ảnh: Thanh Quyên 

Đoàn chúng tôi ghé thăm bản Noong Chứn (phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ) vào một buổi chiều mưa lất phất. Từ xa đã thấy khói bay mù mịt rồi mùi các món nướng tỏa ra như mời gọi du khách. Những người phụ nữ Thái đen bận rộn với việc bếp núc nhưng nụ cười luôn nở trên môi. Dù kề bên cái nóng của những chiếc bếp củi hừng hực cháy, họ vẫn tiếp chuyện du khách phương xa nhiệt tình, vui vẻ. 

30 thg 10, 2014

Mường Lay, nàng công chúa ngủ quên

Là nơi sinh sống của chín dân tộc anh em, nhưng chiếm số đông là dân tộc Thái trắng (được coi là thủ phủ của người Thái trắng ở Điện Biên), Mường Lay đang đổi thay từng ngày.

Đến Mường Lay, bạn không chỉ được ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ, thơ mộng mà còn có cơ hội tìm hiểu văn hóa của đồng bào dân tộc vùng cao. 

19 thg 10, 2014

Bản tình ca mùa thu Tây Bắc

Nghĩ đến Tây Bắc, du khách thường chọn Sa Pa (Lào Cai) như một điểm dừng chân lý tưởng. Hành trình của chúng tôi lại đi theo cung đường mới, phía Tây của Tây Bắc, qua bốn tỉnh Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình. Nhiều người cho rằng, đi Tây Bắc đẹp nhất là vào mùa thu để cảm nhận cái lạnh vùng cao lãng mạn.

Mùa thu trên từng hoa lúa 

Điểm bắt đầu là Mù Căng Chải (Yên Bái). Không nhộn nhịp, dập dìu du khách như Sa Pa, Mù Căng Chải mang trọn nét nguyên sơ, tinh khôi của núi rừng Tây Bắc. Chúng tôi nhanh chóng bị hút hồn bởi những thửa ruộng bậc thang nối nhau vắt ngang qua những triền đồi; nhìn từ xa giống như những dải lụa xanh ngắt, vàng óng xen lẫn, tạo thành nhiều hình dạng khác nhau.

23 thg 9, 2014

Đèo Pha Đin huyền ảo trong mây ngàn

Từ lưng chừng lên đến đỉnh đèo, những áng mây bồng bềnh, trắng xóa ôm lấy Pha Đin tạo cảm giác như chốn bồng lai tiên cảnh.

Dài 32 km, đèo Pha Đin hay dốc Pha Đin là nơi nối liền biên giới hai tỉnh Sơn La và Điện Biên. Nằm trên quốc lộ 6, một phần đèo thuộc xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La và một phần thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

13 thg 6, 2014

“Vàng xanh” trên cao nguyên Tủa Chùa

Cây chè Shan Tuyết hiện được ví như “vàng xanh” mang lại cuộc sống ấm no cho đồng bào Mông trên vùng cao nguyên đá khắc nghiệt huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.

Từ huyền thoại “vàng xanh”…

Tủa Chùa là một trong những huyện miền núi xa xôi và khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên. Với độ cao hơn 1400m so với mực nước biển, Tủa Chùa được ví như “cổng trời” của vùng Tây Bắc Việt Nam. Chính điều kiện khí hậu đặc biệt với bốn mùa trong một ngày cùng thổ nhưỡng thích hợp của cao nguyên này giúp cây chè Shan Tuyết phát triển và chứa đựng bao huyền thoại.

Rừng chè Shan Tuyết ở xã Sín Chải, nơi có nhiều cây chè cổ thụ nhất huyệnTủa Chùa, Điện Biên.

10 thg 1, 2014

Bắp chuối rừng lam cá suối

Tây Bắc – miền đất có nhiều món ăn hấp dẫn và độc đáo. Đặc biệt, những món ăn này do chính những người bản địa chế biến và đãi khách. Do vậy, trong cuộc hành trình du lịch Tây Bắc vào tiết trời chớm lạnh, một trong những món để lại ấn tượng nhất là bắp chuối rừng lam ống nứa.

Bắp chuối rừng được lèn chặt với tôm, cá suối trong ống nứa và lam (nướng quay) trên bếp. 

Chuối mọc nhiều nơi trong rừng và núi cao của Tây Bắc, chúng thường sinh sôi nảy nở ở những nơi có nguồn nước suối. Là cây hoang dại nhưng lại có nhiều tác dụng đối với đồng bào các dân tộc vùng cao. Họ lấy cây chuối về làm thức ăn gia súc, hạt chuối rừng làm thuốc và đặc biệt, hoa chuối rừng mà người Tày vùng Tây Bắc vẫn gọi bắp bi là nguyên liệu chính để chế biến món ăn ngon và lạ: bắp bi lam với cá suối trong ống nứa.


14 thg 12, 2013

Nơi một con gà gáy 3 nước cùng nghe

Việt Nam có hai nơi được coi là ngã ba biên giới, trong đó cực Tây Tổ quốc - A Pa Chải gắn liền với cột mốc số 0 là điểm đến mơ ước của nhiều bạn trẻ.

A Pa Chải là ngã ba biên giới Việt Nam, Lào và Trung Quốc, thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Đây là nơi được mệnh danh “một con gà gáy cả ba nước đều nghe”, nằm trên đỉnh Khoang La San, cách Hà Nội hơn 750 km.

Từ thành phố Điện Biên Phủ có nhiều cách để lên A Pa Chải. Cung đường được nhiều người lựa chọn nhất là đi qua Mường Chà - Mường Nhé - Chung Chải - Đồn biên phòng 405 Leng Su Sìn - Tả Kho Khừ - Đồn Biên Phòng 317 A Pa Chải. Tuyến này có tổng chiều dài gần 280 km và ôtô đi thẳng. 

Mất khoảng 2 tiếng làm thủ tục. Thời gian bắt đầu làm việc của Bộ chỉ huy biên phòng tại Điện Biên là 8h sáng. Ảnh: Ngọc Viễn Nguyễn.