Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Nam bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Nam bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

11 thg 10, 2020

Vườn cao su 112 năm tuổi của người Pháp còn sót lại ở Việt Nam

Vườn cao su đầu tiên do người Pháp trồng thử nghiệm ở Việt Nam đã bước sang tuổi 112 và đang được giữ gìn, bảo tồn. Nhiều "cụ" cây có đường kính 1-3 mét, cao hàng chục mét.

Vườn cao su bảo tồn có diện tích 8 ha nằm ở xã Bàu Hàm 2 (huyện Thống Nhất, Đồng Nai). Đây là vườn cao su đầu tiên do người Pháp trồng, còn sót lại ở Việt Nam cho đến ngày nay. Vườn đang được Nông trường cao su Dầu Giây trực tiếp quản lý, bảo tồn. 

24 thg 9, 2020

Đề xuất điều chỉnh 38 tên đường không chính xác ở TP.HCM

Sở Văn hóa - thể thao TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP xem xét điều chỉnh 38 tên đường đặt không chính xác trên địa bàn. 

Đường Kha Vạn Cân ở Q.Thủ Đức được đề xuất đổi thành Kha Vạng Cân. 
Ảnh: Nguyên Vũ. Báo Thanh niên

Sở Văn hóa - thể thao TP cho biết đề xuất này dựa trên kết quả nghiên cứu của Đề án công tác đặt, đổi tên đường, công trình công cộng tại TP.HCM - Khảo sát thực trạng và giải pháp đến năm 2020 vừa được báo cáo UBND TP.

Cụ thể, 38 tên đường không chính xác được chia làm 3 nhóm: 

Nhóm thứ nhất (gồm 5 đường) là nhân vật trên bảng tên đường bị sai so với quyết định của UBND TP.HCM, như đường Bùi Hữu Diên (tên trong quyết định) - Bùi Hữu Diện (tên ghi trên bảng tên đường); đường Đỗ Cơ Quang - Đỗ Quang Cơ; đường Nguyện Trọng Trì - Nguyễn Trọng Trí; đường Đoàn Triết Minh - Đoàn Minh Triết...

Ngôi chùa 50 năm tuổi trong chung cư

Khi xây chung cư, chủ đầu tư dành hẳn một dãy tầng trên cùng để dựng chùa Từ Đức, quận 5 cho bà con trong vùng có nơi lễ Phật.

Chùa Từ Đức (phần sơn màu vàng) nằm hoàn toàn trong tầng 4 của chung cư Hùng Vương, quận 5. Ngôi chùa được xây dựng năm 1970, cùng khoảng thời gian khi chung cư này được hình thành.

21 thg 9, 2020

Đến Bãi Sau Vũng Tàu thử một lần ghé cảng xem mùa cá de tấp nập

Đến mùa cá de, các ghe đánh bắt gần bờ ra khu vực Bãi Sau, TP.Vũng Tàu thả lưới. Sau gần 2 giờ, các ngư dân thu lưới về cùng với chiến lợi phẩm là hàng trăm ký cá. 

Các ngư dân gỡ lưới cá de. Ảnh: Nguyễn Long 

Vào những ngày này, khi mặt trời vừa ló dạng, đến Bãi Sau (TP.Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu) bất cứ ai cũng thấy có nhiều ghe nhỏ đang nối đuôi nhau tấp vào bãi biển. Đó là những ghe đánh lưới cá de gần bờ.

Ông Tân (ngụ P.2, TP.Vũng Tàu) có hơn 30 năm kinh nghiệm đánh bắt cá de cho hay chỉ có khu vực Bãi Sau loại cá này mới nhiều. 

Bến Nôm mùa tảo xanh những hòn 'đảo chìm' lộ diện ảo diệu

Bến Nôm là một lựa chọn lý tưởng cho ngày nghỉ lễ 2.9 bởi không xa TP.HCM. Và bởi sức hút của hình ảnh những "hòn đảo chìm" lộ diện ảo diệu trên một màu nước xanh ngắt nhờ... tảo. 


Bến Nôm (xã Phú Cường, H.Định Quán, tỉnh Đồng Nai), nằm trên QL 20, cách ngã tư Dầu Giây khoảng 20km về hướng đi Đà Lạt. Bến Nôm thuộc 1 nhánh của hồ thủy điện Trị An. Vào mùa nước cạn, nơi đây lộ ra những gò đất như những "đảo chìm" đã... nổi. 

Mùa hè cũng là mùa tảo xanh phát triển mạnh, vào thời điểm nước cạn một màu xanh mơn mởn trải dài khắp cả khu vực, tạo nên một bức tranh đẹp ngỡ ngàng. Và trên nền xanh đặc biệt ấy nổi bật hình ảnh những chiếc ghe đánh cá của ngư dân vốn cũng... đặc biệt. Bởi dải lưới được thiết kế nằm ở mũi ghe, từ trên cao nhìn xuống trông như một chiếc đuôi cá long lanh.

Đến Bến Nôm lúc bình minh, nhiều người ngất ngây khi bắt được những khoảnh khắc tuyệt đẹp với màn sương sớm lung linh còn đọng trên những dải cỏ xanh mướt mới nhú lên khi nước cạn. Màu xanh của tảo còn thay đổi tùy theo ánh sáng mặt trời đổ xuống mặt nước. 

10 thg 9, 2020

Núi Châu Thới - Trơ gan cùng tuế nguyệt

 Núi Châu Thới thuộc tỉnh Biên Hòa, nhưng... không thuộc thành phố Biên Hòa mà thuộc Bình Dương. Ấy là ta nói chuyện hồi xưa, dân Biên Hòa ai cũng biết núi Châu Thới thuộc tỉnh mình. Điều này càng hợp lý hơn nữa khi người xưa nói rằng con sông Phước Long (tức sông Đồng Nai) là con rồng mang phước, có cái đầu là núi Bửu Long và cái đuôi là núi Châu Thới. Tất nhiên là đầu và đuôi phải ở cùng nhau chở hổng lẽ đầu thuộc tỉnh này, đuôi thuộc tỉnh khác? Ấy nhưng mà sau 75, người ta đã sắp xếp cho Châu Thới thuộc Bình Dương rồi.


Có nhiều bài viết về núi Châu Thới, nhưng tui thích trích lại đây nguyên văn bài viết của cụ Lương văn Lựu trong Biên Hòa sử lược toàn biênquyển 2, Biên Hùng oai dũngxuất bản năm 1972Trong phần 1 của quyển sách này với tiêu đề Địa khí sơn linh, cụ Lương văn Lựu đã trang trọng đưa Núi Châu Thới lên đầu tiên. Tất nhiên là hồi đó cụ không mảy may nghi ngờ gì là... Châu Thới không phải ở Biên Hòa! (Lời văn trong bài được giữ nguyên xi lời cụ Lương văn Lựu, tất cả hình ảnh là của tui thêm vô cho nó sinh động).


NÚI CHÂU THỚI 
TRƠ GAN CÙNG TUẾ-NGUYỆT 

"Non Châu-Thới tháng ngày cằn cỗi, 
Đứng sững chống trời, trơ gan cùng tuế nguyệt. 
Sông Đồng Nai bao độ vơi đầy, 
uốn mình xoi đất, phơi ruột với thời gian”.

Đường lên núi Châu Thới

30 thg 8, 2020

'Giữ lửa' cho xứ gò thùng Kim Bích

Nghề gò thiếc Kim Bích xuất hiện ở KP.2, P.Hố Nai (TP.Biên Hòa) từ những năm 1970. Từ “xứ” gò thùng ban đầu ở khu vực giáo xứ Kim Bích với hơn chục hộ, giờ đã có cả trăm hộ đang sống với nghề. Từng có thời làng nghề này gần như bị mai một, nhưng hiện nay sản phẩm thiếc gò “made in Kim Bich” không chỉ được đưa đi nhiều nơi mà còn xuất khẩu ra nước ngoài...

Ông Triệu Bá Đón (ngụ P.Hố Nai, TP.Biên Hòa) nhận sửa hàng cho khách. Ảnh: P.Liễu 

“Giữ lửa” nghề, nhiều thế hệ thợ gò cả đời lăn lộn, tìm tòi, học hỏi để đưa nghề gò hàn truyền thống ngày một phát triển, mặc cho những vết sẹo do bị thiếc cắt, cứa trên đôi tay họ mỗi ngày một dày hơn.

Côn Đảo: từ “địa ngục trần gian” đến “thiên đường du lịch”

Hai tạp chí du lịch danh tiếng Lonely Planet (Australia) và Travel and Leisure (Mỹ) đã từng bình chọn bởi Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) là hòn đảo “bí ẩn nhất” và “quyến rũ nhất” hành tinh. Các biên tập viên của hai tạp chí này nhận thấy rằng, Côn Đảo đã có một hành trình vận động, biến chuyển chỉ sau 50 năm từ “địa ngục trần gian” trước năm 1975 đến “thiên đường” của bảo tồn hệ sinh thái biển và là nơi có nhiều loại hình du lịch biển đảo độc đáo như ngày nay. 

Dấu ấn bảo tồn hệ sinh thái biển 

Tháng 6, khi dịch Covid – 19 đang lan rộng trên toàn cầu nhưng Việt Nam đã bước đầu khống chế thành công. Trên nhiều diễn đàn, mang xã hội lan tỏa câu chuyện, người Việt đi du lịch nội địa và “Côn Đảo - thiên đường giữa Biển Đông” được nhiều người nhắc tới. Chúng tôi có cuộc hành trình 4 giờ đồng hồ vượt biển bằng tàu cao tốc thì được anh Thái Khắc Tình, một cán bộ trẻ của Vườn Quốc gia Côn Đảo, đón và đưa ra hòn Bảy Cạnh, một hòn đảo nhỏ nằm phía Đông của huyện đảo Côn Đảo.

26 thg 8, 2020

Đình Bình Đông: Chốn an lành và bình yên

Sáng 20-8, lãnh đạo quận 8 (TP.HCM) và người dân đã đến viếng và dâng hương, hoa trước tượng Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại nhà tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (bên trong khuôn viên Đình Bình Đông) nhân kỷ niệm 132 năm ngày sinh của Bác Tôn.

Đình Bình Đông nằm ngay nhánh rẽ của Kênh Đôi, trên cù lao Bà Tàng, thuộc Q.8, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Trước đó, trong ngày mùng 1 tháng 7 âm lịch, người dân, du khách các vùng lân cận cũng đã đến viếng, thắp hương cúng bái tại nơi này.

12 thg 8, 2020

Cái giếng cổ ở Lò Heo - chuyện ngày xưa về quán Lẩu tôm Năm Ri

Anh Bùi Thuận là dân sống lâu năm ở Biên Hòa nên biết nhiều chuyện hay ở đây thuở xa xưa. Rất may là anh có dịp kể lại đây đó những câu chuyện ấy qua những bài báo, quyển sách đã phát hành cho đám hậu sinh như tui và các bạn cùng biết. Từng mảnh vụn trong những câu chuyện kể của anh có thể thành một câu chuyện riêng thú vị. Thí dụ như câu chuyện về quán Lẩu tôm Năm Ri mà tui mạn phép trích ra ở đây.

Quán Lẩu tôm Năm Ri nằm cạnh ngôi chùa Bửu Sơn, cũng rất nổi tiếng

Câu chuyện này là cắt một miếng trong bài viết về ông Lương văn Lựu - tác giả bộ sách nổi tiếng Biên Hòa sử lược toàn biên - và bài này lại là cắt một phần trong bộ sách Rạng rỡ tài danh đất Đồng Nai gồm nhiều tập do anh Bùi Thuận biên soạn.

Ghi chú: Do bài trích cắt ngang hông nên xin chú thích thêm một chút: ông Hai Quan tức Võ văn Quan là người kể chuyện, thành viên ban quý tế đình Tân Lân. Thầy Tư Lựu là ông Lương văn Lựu.

5 thg 8, 2020

Sài Gòn bao nhớ

Một buổi sáng cuối tuần đẹp trời, máy ảnh sạc đầy pin, đi giầy thể thao, tôi bắt đầu khám phá một Sài Gòn dễ thương, bình dị, một Sài Gòn bao nhớ.

Bưu điện trung tâm Sài Gòn 

Sống ở Sài Gòn đã mười năm, dường như tôi chưa bao giờ khám phá thành phố một cách tỉ mỉ. Cuộc sống hối hả, guồng quay công việc bận rộn khiến tôi chỉ biết loáng thoáng quận 5 là nơi nhiều người Hoa sinh sống, khu sân bay có đông người Bắc tập trung, quận Tân Bình có chợ Bà Hoa với món lòng xào nghệ, hay ở Sài Gòn người ta đi ăn ốc buổi trưa... 

14 thg 7, 2020

Không gian văn hoá dân tộc S’tiêng

Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo nằm tại xã Bình Minh, huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước), một nơi có ý nghĩa đặc biệt góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử của người S'tiêng nói chung và đồng bào sóc Bom Bo nói riêng. 

Điều ấn tượng của khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’Tiêng sóc Bom Bo là sự thay đổi trong cách thức trưng bày, đa dạng hóa các sản phẩm hay cách trang trí độc đáo của nhà dài truyền thống và khu phục dựng bản làng người sóc Bom Bo đều thể hiện rất rõ nét những đặc trưng của đồng bào nơi đây, góp phần quảng bá nét văn hóa dân tộc S’Tiêng đến với du khách khắp mọi miền.

Du khách chắc hẳn sẽ cảm thấy vô cùng thích thú khi thưởng lãm những chiếc chày giã gạo đơn sơ nhưng chắc chắn, chiếc bẫy chông nhỏ bé nhưng lại rất hiệu quả trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hay chiếc bầu hồ lô chứa nước uống hết sức tiện lợi... Các sản phẩm thủ công đã tạo thành yếu tố cơ bản trong văn hóa vật thể của cộng đồng người Stiêng, đáp ứng nhu cầu cơ bản về thẩm mỹ và nhu cầu an toàn trong sinh hoạt… Đây cũng là những mảnh ghép văn hoá đời sống đầy màu sắc của đồng bào S’Tiêng được đông đảo du khách trong và ngoài nước muốn khám phá và trải nghiệm.


Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo nằm tại xã Bình Minh, huyện Bù Đăng.

6 thg 7, 2020

Làm cá khô ở làng biển

Cắt đầu, xẻ, ướp muối, phơi không ngừng tay suốt 8 giờ, mình mẩy ám mùi tanh là công việc của những người làm cá khô ở thị trấn Phước Hải.


Thị trấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ) hiện có 40 hộ làm cá khô. Trong đó, cơ sở bà Nguyễn Thị Bích Vân rộng 1.800 m2, là nơi sản xuất lớn nhất. Mỗi ngày, ở đây phơi hơn 3 tấn cá đù, đuối, ó..., thu khoảng 1,5 tấn cá khô. 

Múa mâm vàng trên đỉnh Bà Đen ngày lễ Vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu

Múa mâm vàng cùng tiếng trống hội vang rộn rã lần đầu tiên được biểu diễn trên độ cao 986 m ở đỉnh núi Bà Đen, giữa cảnh núi rừng Tây Ninh vào dịp Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu - núi Bà Đen. 

Múa mâm vàng dịp lễ vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu trên đỉnh núi Bà Đen. ẢNH: GIANG PHƯƠNG 

Đúng dịp Tết Đoan Ngọ mùng 5.5 (âm lịch), lễ Vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu -núi Bà Đen 2020 diễn ra khiến nhiều du khách được trải nghiệm thú vị bởi hàng loạt hoạt động nghệ thuật mới lạ, độc đáo. 

Đi 'Đà Lạt' của miền Đông': Sát Sài Gòn với nhiều thú vị, đừng sáng đi chiều về

Tây Ninh hiện tại có nhiều điểm check-in độc đáo, nhiều nét đẹp cần được khám phá, có thể sẽ khiến cho bạn thay đổi cách nghĩ đó chỉ là nơi sáng đi chiều về.

Hồ Dầu Tiếng lúc hoàng hôn là địa điểm check in không thể bỏ qua của các bạn trẻ khi đến Tây Ninh. ẢNH: GIANG PHƯƠNG 

Chinh phục đỉnh núi Bà Đen cao 986 m, khám phá kiến trúc độc đáo của Tòa Thánh Cao Đài, phượt trên hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam á - hồ Dầu Tiếng, check-in vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, khám phá đặc sản bánh canh Trảng Bàng, muối ớt Tây Ninh, bò tơ, ốc núi, thằn lằn núi và cả gà nướng muối ớt Ma Thiên Lãnh… Bao nhiêu đó cũng khiến bạn khó có thể sáng đi chiều về khi đến Tây Ninh. 

Hồ Dầu Tiếng lớn nhất Đông Nam Á đột nhiên đẹp ngỡ ngàng ngay đầu hè

Nằm trải dài trên địa bàn 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước, hồ Dầu Tiếng là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, diện tích đến 27.000 ha, mang vẻ đẹp kinh ngạc cho du khách trong dịp hè. 

Một góc hồ Dầu Tiếng lúc bình minh. Ảnh: Nhật Tường

Được khởi công xây dựng từ năm 1981 và hoàn thành vào năm 1985 sau hơn bốn năm thi công, hồ Dầu Tiếng (phần lớn diện tích thuộc Tây Ninh) có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho hơn 93.000 ha đất nông nghiệp của Tây Ninh và các tỉnh lân cận như Long An, TP.HCM. 

4 thg 7, 2020

Mùa cá lìm kìm ở hồ Trị An

Tháng 3-4 (âm lịch) nước hồ Trị An bắt đầu dâng cao, cá lìm kìm qua mùa sinh sản trưởng thành nổi dềnh trên mặt nước. Đây là thời điểm ngư dân đánh bắt được nhiều cá lìm kìm nhất so với các tháng khác trong năm. 

Ngư dân Lê Văn Cường (ngụ ấp Bến Nôm 2, xã Phú cường, H.Định Quán) với chiếc ghe vồn bắt cá lìm kìm của mình 

Theo những ngư dân đánh bắt cá lìm kìm ở ấp Bến Nôm 2, xã Phú Cường (H.Định Quán), vào mùa cá lìm kìm, một đêm (từ 7 giờ tối tới 4 giờ sáng) đi ủi vồn (là một loại dụng cụ đánh bắt cá làm bằng tre với phần phía trước rộng, phần phía sau hẹp), chí ít mỗi ghe cũng thu được từ 40-50kg cá, còn nhiều thì từ 70-100 kg/ghe. Giá cá ngư dân đem lên bờ bán được 30 ngàn đồng/kg.

Người canh 'giấc ngủ' của tiền nhân

Khu lăng mộ danh nhân văn hóa Trịnh Hoài Đức (1765-1825, tác giả của bộ Gia Định thành thông chí, quan đại thần dưới triều vua Gia Long và Minh Mạng) nằm ở KP.3, P.Trung Dũng (TP.Biên Hòa) được xây dựng cùng năm ông mất đến nay đã khoảng 195 năm. Lăng mộ được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Người có công gìn giữ và chăm sóc lăng mộ danh nhân Trịnh Hoài Đức suốt hơn 22 năm qua là cựu chiến binh Nguyễn Đức Thùy (80 tuổi, ngụ P.Trung Dũng, thường gọi là ông Ba). 

Ông Nguyễn Đức Thùy giới thiệu về tiểu sử danh nhân Trịnh Hoài Đức được khắc trong lăng mộ. Ảnh: Đăng Tùng 

Chia sẻ về lý do gắn bó với công việc này, ông Ba cho biết, với ông công việc này không đơn thuần để mưu sinh mà còn thể hiện sự trân trọng, ngưỡng vọng hướng về bậc tiền nhân có công với vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.

2 thg 7, 2020

Huyền thoại dũng sĩ núi Bà Đen

Nhìn từ xa núi Bà Đen tựa một chiếc nón úp nên thơ bên dòng sông Vàm Cỏ Đông ở Tây Ninh. Khi đến gần mới thấy núi Bà Đen hùng vĩ với độ cao 986 mét và được coi là “nóc nhà miền Đông Nam Bộ”. 

Núi trải rộng 24 cây số vuông, rừng cây rậm rạp và hệ thống hang đá hiểm trở trên núi đã ghi dấu bao kỳ tích của đội quân giải phóng anh hùng. Họ đã minh chứng: “Người cộng sản chúng ta về ở đó/ Để núi hừng lên làm núi mặt trời” (Huyền Kiêu).

Đội quân báo anh hùng 


Dãy núi Bà Đen liên tiếp những đỉnh cao nhấp nhô trải rộng mênh mông trên cánh rừng của thung lũng Ma Thiên Lãnh. Đặc biệt vị trí của Núi Bà Đen án ngữ ngã ba đường đi lên chiến khu cách mạng sát biên giới nước bạn Campuchia. Quốc lộ 22B và đường số 793 nối khép kín căn cứ địa “Trung ương Cục miền Nam” tại hai khu rừng Rừm Đuôn và Chàng Riệc.

29 thg 6, 2020

Tu viện Khánh An, ngôi chùa có phong cách kiến trúc Nhật

Ở An Phú Đông, có một công trình kiến trúc rất đẹp mang đậm nét Nhật Bản. Rất nhiều du khách tới đây để thưởng ngoạn, chụp ảnh lưu niệm. Hầu như lúc nào tới đây bạn cũng thấy có những bạn trẻ tạo kiểu dáng để chụp ảnh (kể cả người già như tui... cũng vậy). Ấy, nhưng nơi này không phải công viên, chốn nghỉ mát... mà nó là một ngôi chùa, mang tên Tu viện Khánh An. Ngoài ra đây còn là một Di tích Lịch sử cấp thành phố (bạn lưu ý nghen, Di tích Lịch sử chớ không phải Di tích Kiến trúc Nghệ thuật!).


Tu viện Khánh An nằm hơi xa trung tâm thành phố, nhưng dễ tìm vì kiến trúc bề thế và khuôn viên rộng lớn, tọa lạc ở góc đường Võ thị Thừa và An Phú Đông 27 thuộc địa bàn phường An Phú Đông, quận 12.