Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Nam bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Nam bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

6 thg 7, 2020

Múa mâm vàng trên đỉnh Bà Đen ngày lễ Vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu

Múa mâm vàng cùng tiếng trống hội vang rộn rã lần đầu tiên được biểu diễn trên độ cao 986 m ở đỉnh núi Bà Đen, giữa cảnh núi rừng Tây Ninh vào dịp Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu - núi Bà Đen. 

Múa mâm vàng dịp lễ vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu trên đỉnh núi Bà Đen. ẢNH: GIANG PHƯƠNG 

Đúng dịp Tết Đoan Ngọ mùng 5.5 (âm lịch), lễ Vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu -núi Bà Đen 2020 diễn ra khiến nhiều du khách được trải nghiệm thú vị bởi hàng loạt hoạt động nghệ thuật mới lạ, độc đáo. 

Đi 'Đà Lạt' của miền Đông': Sát Sài Gòn với nhiều thú vị, đừng sáng đi chiều về

Tây Ninh hiện tại có nhiều điểm check-in độc đáo, nhiều nét đẹp cần được khám phá, có thể sẽ khiến cho bạn thay đổi cách nghĩ đó chỉ là nơi sáng đi chiều về.

Hồ Dầu Tiếng lúc hoàng hôn là địa điểm check in không thể bỏ qua của các bạn trẻ khi đến Tây Ninh. ẢNH: GIANG PHƯƠNG 

Chinh phục đỉnh núi Bà Đen cao 986 m, khám phá kiến trúc độc đáo của Tòa Thánh Cao Đài, phượt trên hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam á - hồ Dầu Tiếng, check-in vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, khám phá đặc sản bánh canh Trảng Bàng, muối ớt Tây Ninh, bò tơ, ốc núi, thằn lằn núi và cả gà nướng muối ớt Ma Thiên Lãnh… Bao nhiêu đó cũng khiến bạn khó có thể sáng đi chiều về khi đến Tây Ninh. 

Hồ Dầu Tiếng lớn nhất Đông Nam Á đột nhiên đẹp ngỡ ngàng ngay đầu hè

Nằm trải dài trên địa bàn 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước, hồ Dầu Tiếng là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, diện tích đến 27.000 ha, mang vẻ đẹp kinh ngạc cho du khách trong dịp hè. 

Một góc hồ Dầu Tiếng lúc bình minh. Ảnh: Nhật Tường

Được khởi công xây dựng từ năm 1981 và hoàn thành vào năm 1985 sau hơn bốn năm thi công, hồ Dầu Tiếng (phần lớn diện tích thuộc Tây Ninh) có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho hơn 93.000 ha đất nông nghiệp của Tây Ninh và các tỉnh lân cận như Long An, TP.HCM. 

4 thg 7, 2020

Mùa cá lìm kìm ở hồ Trị An

Tháng 3-4 (âm lịch) nước hồ Trị An bắt đầu dâng cao, cá lìm kìm qua mùa sinh sản trưởng thành nổi dềnh trên mặt nước. Đây là thời điểm ngư dân đánh bắt được nhiều cá lìm kìm nhất so với các tháng khác trong năm. 

Ngư dân Lê Văn Cường (ngụ ấp Bến Nôm 2, xã Phú cường, H.Định Quán) với chiếc ghe vồn bắt cá lìm kìm của mình 

Theo những ngư dân đánh bắt cá lìm kìm ở ấp Bến Nôm 2, xã Phú Cường (H.Định Quán), vào mùa cá lìm kìm, một đêm (từ 7 giờ tối tới 4 giờ sáng) đi ủi vồn (là một loại dụng cụ đánh bắt cá làm bằng tre với phần phía trước rộng, phần phía sau hẹp), chí ít mỗi ghe cũng thu được từ 40-50kg cá, còn nhiều thì từ 70-100 kg/ghe. Giá cá ngư dân đem lên bờ bán được 30 ngàn đồng/kg.

Người canh 'giấc ngủ' của tiền nhân

Khu lăng mộ danh nhân văn hóa Trịnh Hoài Đức (1765-1825, tác giả của bộ Gia Định thành thông chí, quan đại thần dưới triều vua Gia Long và Minh Mạng) nằm ở KP.3, P.Trung Dũng (TP.Biên Hòa) được xây dựng cùng năm ông mất đến nay đã khoảng 195 năm. Lăng mộ được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Người có công gìn giữ và chăm sóc lăng mộ danh nhân Trịnh Hoài Đức suốt hơn 22 năm qua là cựu chiến binh Nguyễn Đức Thùy (80 tuổi, ngụ P.Trung Dũng, thường gọi là ông Ba). 

Ông Nguyễn Đức Thùy giới thiệu về tiểu sử danh nhân Trịnh Hoài Đức được khắc trong lăng mộ. Ảnh: Đăng Tùng 

Chia sẻ về lý do gắn bó với công việc này, ông Ba cho biết, với ông công việc này không đơn thuần để mưu sinh mà còn thể hiện sự trân trọng, ngưỡng vọng hướng về bậc tiền nhân có công với vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.

2 thg 7, 2020

Huyền thoại dũng sĩ núi Bà Đen

Nhìn từ xa núi Bà Đen tựa một chiếc nón úp nên thơ bên dòng sông Vàm Cỏ Đông ở Tây Ninh. Khi đến gần mới thấy núi Bà Đen hùng vĩ với độ cao 986 mét và được coi là “nóc nhà miền Đông Nam Bộ”. 

Núi trải rộng 24 cây số vuông, rừng cây rậm rạp và hệ thống hang đá hiểm trở trên núi đã ghi dấu bao kỳ tích của đội quân giải phóng anh hùng. Họ đã minh chứng: “Người cộng sản chúng ta về ở đó/ Để núi hừng lên làm núi mặt trời” (Huyền Kiêu).

Đội quân báo anh hùng 


Dãy núi Bà Đen liên tiếp những đỉnh cao nhấp nhô trải rộng mênh mông trên cánh rừng của thung lũng Ma Thiên Lãnh. Đặc biệt vị trí của Núi Bà Đen án ngữ ngã ba đường đi lên chiến khu cách mạng sát biên giới nước bạn Campuchia. Quốc lộ 22B và đường số 793 nối khép kín căn cứ địa “Trung ương Cục miền Nam” tại hai khu rừng Rừm Đuôn và Chàng Riệc.

29 thg 6, 2020

Tu viện Khánh An, ngôi chùa có phong cách kiến trúc Nhật

Ở An Phú Đông, có một công trình kiến trúc rất đẹp mang đậm nét Nhật Bản. Rất nhiều du khách tới đây để thưởng ngoạn, chụp ảnh lưu niệm. Hầu như lúc nào tới đây bạn cũng thấy có những bạn trẻ tạo kiểu dáng để chụp ảnh (kể cả người già như tui... cũng vậy). Ấy, nhưng nơi này không phải công viên, chốn nghỉ mát... mà nó là một ngôi chùa, mang tên Tu viện Khánh An. Ngoài ra đây còn là một Di tích Lịch sử cấp thành phố (bạn lưu ý nghen, Di tích Lịch sử chớ không phải Di tích Kiến trúc Nghệ thuật!).


Tu viện Khánh An nằm hơi xa trung tâm thành phố, nhưng dễ tìm vì kiến trúc bề thế và khuôn viên rộng lớn, tọa lạc ở góc đường Võ thị Thừa và An Phú Đông 27 thuộc địa bàn phường An Phú Đông, quận 12.

28 thg 6, 2020

Rừng cao su Bù Đăng

Bình Phước nổi tiếng với những rừng cao su bạt ngàn, tuy nhiên nơi trồng nhiều cao su nhất có lẽ là Bù Đăng. Nơi đây người ta trồng cây cao su giữa các rừng cây non và già tạo nên một bức tranh sơn mài đủ gam màu từ xanh vàng đến cam đỏ trên một dải đất rộng bạt ngàn. Vào khoảng cuối năm, lúc trời đất chuyển giao năm cũ và năm mới, bạn có thể đến đây tổ chức picnic, ngồi trên thảm lá khô dày và ngắm những chiếc lá vàng rơi mỗi khi có gió thổi qua.


22 thg 6, 2020

Có một Hóc Môn đẹp xao xuyến trong ánh bình minh

"Dân Hóc Môn còn chưa biết có cảnh đẹp quanh mình luôn đó", Mạnh trích một bình luận khiến anh bật cười.

Một bức ảnh chụp "quê mình" ở Hóc Môn (TP.HCM) của Võ Hùng Mạnh 

Gần giữa tháng 6 năm nay, Võ Hùng Mạnh đăng bộ ảnh chụp cảnh vật huyện Hóc Môn (TP.HCM) dưới ánh bình minh vàng ruộm lên một nhóm du lịch trên Facebook mà anh tham gia cùng chú thích: "Quê mình ở Hóc Môn có bình minh rất đẹp".

21 thg 6, 2020

Ăn đã thèm đặc sản miền Trung ở chợ Bà Hoa

Chợ Bà Hoa nằm trên đường Trần Mai Ninh (quận Tân Bình, TP HCM) nhiều năm qua là nơi những người con miền Trung ghé đến để tìm kiếm hương vị quê nhà. 

Cổng khắc tên Chợ Phường 11 nhưng lại "vang danh" với cái tên thân thương là chợ Bà Hoa. Nhiều người dân ở đây cho hay đó là tên của người phụ nữ gốc Bắc yêu mến ẩm thực miền Trung nên mua đất, thành lập chợ từ những năm đầu thập niên 1970.


Theo thời gian, chợ Bà Hoa ngày càng phát triển, đa dạng mặt hàng như bao ngôi chợ khác. Đặc biệt, lúc nào cũng vậy, chợ này luôn có những quầy ăm ắp sản vật miền Trung. Nhiều người xa quê ghé chợ ăn dĩa bánh bèo, bánh lọc hay mua lọ mắm, hũ ớt… để dành mỗi lúc nhớ nhà. Cũng có người chỉ vì thèm nghe cái giọng quê hương nằng nặng mà da diết nghĩa tình nên vượt đường xa đến đây.

Côn Đảo - thiên đường của bình minh

Côn Đảo in dấu ấn trong tâm hồn của mỗi du khách bằng vẻ đẹp rực rỡ, kỳ vĩ, huyền diệu mà vẫn dịu dàng, bình yên, hồn hậu. 

Côn Đảo thường được nhắc tới như chốn du lịch tâm linh, nơi in dấu ấn của lịch sử cách mạng với di tích nhà tù hay nghĩa trang Hàng Dương nổi tiếng. Tuy nhiên, có một Côn Đảo khác, đẹp nguyên sơ trong từng điểm, từng khoảnh khắc. Bình minh chính là thời khắc đẹp nhất của hòn đảo này. Do địa hình của đảo nên mặt phía đông là hướng chính, nơi tập trung dân cư, đường giao thông chính và các điểm ngắm bình minh đẹp như thiên đường. 

Nghĩa địa cá voi rộng 2.000 m2

21 năm qua, dân làng biển Phước Hải đã chôn cất 455 cá Ông (cá voi) tại nghĩa trang rộng 2.000 m2, thờ cúng và chịu tang như cha mẹ.

Nghĩa địa cá voi ở làng Phước Hải (thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ) nằm mép bờ biển. Giữa nghĩa địa là đền hình lục giác thờ cá Ông, bao quanh là rừng dương cao ngút ngàn. 

17 thg 6, 2020

Vẻ đẹp Tây Ninh

Vùng đất giáp biên hiện lên trong bộ ảnh của Nguyễn Tấn Tuấn đầy sắc màu với núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng, rừng cao su thay lá... 

Toàn cảnh núi Bà Đen nhìn từ những ô ruộng xanh mướt, điểm xuyết bởi cây thốt nốt. “Đệ nhất thiên sơn” Núi Bà Đen cao 986 m, được xem là “nóc nhà” của vùng Nam bộ, là Di tích lịch sử và danh thắng cấp quốc gia. Bộ ảnh do nhiếp ảnh gia Nguyễn Tấn Tuấn, hiện sống và làm việc tại TP HCM, thực hiện trong các lần về thăm nhà. 

16 thg 6, 2020

Những hình ảnh kể sự tích ở lăng Tả quân Lê Văn Duyệt

Lăng Lê Văn Duyệt (dân gian gọi là lăng Ông) là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) ở số 1 Vũ Tùng, P.1, Q.Bình Thạnh, TP.HCM. Do vị trí lăng Ông nằm ở khu vực Bà Chiểu nên người dân quen gọi chung là lăng Ông - Bà Chiểu.

Phần mộ là công trình được xây dựng đầu tiên gồm hai ngôi mộ song táng: tả quân và vợ là bà Đỗ Thị Phẫn (bên trái). Hai ngôi mộ gọi là mộ "quy" (vì ngôi mộ có hình dáng như một con rùa đang nằm) - Ảnh: T.T.D.

Những trải nghiệm nên thử ở Côn Đảo

Không chỉ có nhiều di tích lịch sử, Côn Đảo còn hút khách du lịch bởi sự yên bình và những bãi biển đẹp.

Cách trung tâm thị trấn khoảng 6 km, bãi Nhát mang vẻ hoang sơ, hòa quyện với màu xanh của trời và biển cả rộng lớn. Mây trời, sóng biển, sỏi đá quyện vào nhau, tạo nên bức tranh thiên nhiên sống động. Mặt biển phẳng lặng, thi thoảng có đợt sóng nhẹ dạt vào bờ làm óng lên những hàng sỏi xếp chồng. Ảnh: Tappasan Phurisamrit/Shutterstock. 

27 thg 5, 2020

Thiềng Liềng ngộ quá hén!

Tên lạ hoắc, không có trong từ điển tiếng Việt. Hỏi ý nghĩa tên gọi, ai cũng cười trừ.

Đường từ Sài Gòn xuống Cần Giờ (đoạn qua cầu Dần Xây). Ở Thiềng Liềng đường nông thôn mới hẹp

Có người bảo Thiềng Liềng đọc trệch từ Thuồng Luồng, loài thủy quái truyền thuyết khổng lồ, hung dữ. Có người nói do phát âm theo phương ngữ Nam bộ, Thiền Liền thành Thiềng Liềng.

Thiềng Liềng không xe hơi, không bến xe, không tệ nạn. Nước ngọt được bù lỗ. Đường độc đạo hình ô van chừng 4km, như dải lụa, điệu đà uốn quanh ruộng muối, sông, rạch; rừng ngập mặn; bạt ngàn đước, mắm, bần…

23 thg 5, 2020

Tục Teh Bo’k và lễ quay đầu trâu của người S’tiêng

Trong nhiều phong tục tập quán thể hiện văn hóa lâu đời của người S’tiêng ở Bình Phước, tục Teh Bo’k và lễ hội quay đầu trâu là loại hình văn hóa thuộc phạm vi nhóm cộng đồng, khu vực.

Teh Bo’k có nội dung và hình thức tương tự lễ kết nghĩa của một số dân tộc khác. Có một điều rất dễ nhận diện là tục này gắn liền với lễ hội quay đầu trâu. Teh Bo’k chỉ phổ biến ở nhóm người S’tiêng ở 2 huyện Bù Gia Mập, Bu Đăng và một số ít người Mơnông của địa phương này.

Theo lời kể của nhiều già làng ở vùng Bù Đăng, tục Teh Bo’k và lễ hội quay đầu trâu của người S’tiêng đã hình thành từ lâu đời. Những người con trai trong một nhà sau khi lập gia đình, họ ở nhiều sóc khác nhau. Sợ lâu ngày tình cảm gia đình không còn gắn kết nên họ phải hình thành tục này để các thành viên trong gia đình có dịp kết nối với nhau. Ngoài ra, hình thức này còn tồn tại với những người không phải là anh em ruột trong một gia đình. Song đều có chung đặc điểm về hình thức thực hiện phong tục và tổ chức lễ hội.


Hình ảnh giã gạo quen thuộc của người S’tiêng (Bình Phước) - Ảnh tư liệu

Happy Garden - điểm đến lý tưởng ở Bình Phước

Dù mới đi vào hoạt động nhưng Happy Garden đã trở thành điểm đến lý tưởng của khu du lịch sinh thái, thu hút đông du khách trong và ngoài tỉnh.

Toàn cảnh khu du lịch sinh thái Happy Garden, khu phố 5, phường Tân Đồng, TP. Đồng Xoài

Đến với khu du lịch sinh thái Happy Garden, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều điều thú vị. Với hệ sinh thái phong phú, đa dạng, thiên nhiên trong lành, giúp mọi người quên đi những mệt mỏi, ưu phiền của cuộc sống thường ngày.

19 thg 5, 2020

Quận có tên đường hai vị hoàng tử

Quận 8 của Sài Gòn có hình thế khá đặc biệt, nằm giữa xung quanh kênh rạch. Những câu chuyện về một vùng đất xưa kia “trên bến dưới thuyền” tạo nên nét riêng biệt, vốn được mệnh danh là miền đất 5 cù lao.

Kênh Tàu Hủ nhìn từ phía đại lộ Võ Văn Kiệt 

18 thg 5, 2020

Đi chợ hải sản

BR-VT có nhiều chợ hải sản và ở đâu cũng có đủ thứ tôm, cá tươi ngon, đặc trưng. Khách du lịch đến BR-VT ngoài chuyện thưởng thức hải sản tươi sống, đều rất muốn mang tôm cá về làm quà. Chỉ tiếc, trong chừng đó chợ, chưa có chợ nào đủ tầm để làm “nức tiếng” hải sản BR-VT. 

NHỮNG CHỢ HẢI SẢN ĐÃ THÀNH TÊN


Khi đi chợ hải sản ở BR-VT, du khách thường tới chợ Vũng Tàu, chợ Xóm Lưới (góc đường Phan Bội Châu-Nguyễn Công Trứ); chợ Bến Đình và Bến Đá (phường 5), chợ Long Hải, Phước Hải hay Bình Châu. Các chợ này hoạt động cả ngày và có nguồn hải sản vô cùng phong phú. 

Bến cá Long Hải (huyện Long Điền) là nơi có nhiều du khách và người dân tới mua hải sản.